Sau những động thái ban đầu dè chừng
về kết quả đàm phán thương mại với Mỹ trong tuần qua, Bắc Kinh đã chính
thức xác nhận “cùng lập trường” với những tuyên bố tích cực của Tổng
thống Mỹ Donald Trump về một “thỏa thuận giai đoạn 1” nhằm trì hoãn cuộc
chiến thương mại đã kéo dài suốt 15 tháng qua.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, người đứng đầu đoàn đàm phán Trung Quốc tới Mỹ (Youtube) |
Ông
Trump tuần trước loan báo các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc cơ bản đã
đồng thuận về một thỏa thuận thương mại giai đoạn một, trong đó Trung
Quốc sẽ mua ngay lập tức 50 tỷ USD nông sản Mỹ, đổi lại Mỹ sẽ hoãn tăng
thuế vào ngày 15/10.
Phản
ứng ban đầu của Trung Quốc là khá dè chừng, với việc truyền thông nhà
nước đang bài cảnh báo rằng “Trung Quốc sẽ không bao giờ đánh đổi các
nguyên tắc của mình”, và rằng kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào việc Mỹ
có chịu nhượng bộ hay không.
Tuy
nhiên tới hôm 15/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói họ “cùng suy nghĩ”
với Washington về thương mại và sẽ tăng cường việc mua nông sản của Mỹ.
Khi
được hỏi rằng 2 nước có đồng ý về mức độ của tiến triển sau 2 ngày đàm
phán cấp cao ở Washington cuối tuần trước hay không, người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói:
“Trung Quốc và Mỹ có cùng suy nghĩ và không có khác biệt nào trong lập trường về việc đạt một thỏa thuận thương mại.
Thỏa
thuận thương mại này sẽ mang một ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc,
Hoa Kỳ và thế giới, và nó sẽ có lợi cho thương mại và hòa bình thế
giới”.
Ông Cảnh cũng xác nhận thêm rằng Trung Quốc sẽ tăng cường mua nông sản Mỹ, một vấn đề mà Bắc Kinh luôn né tránh, theo SCMP.
“Các doanh nghiệp Trung Quốc đã mua nông sản Mỹ một cách độc lập, phù hợp với nhu cầu trong nước từ đầu năm nay”, ông Cảnh nói.
“Các
phi vụ này bao gồm 20 triệu tấn đậu nành, 700 nghìn tấn thịt lợn, 700
nghìn tấn cao lương, 230 nghìn tấn bột mỳ và 320 nghìn tấn cotton”, ông
Cảnh nói mà không nhắc đến con số của những năm trước.
Trước
khi thương chiến bắt đầu vào tháng 7 năm ngoái, Mỹ là nước xuất khẩu
đậu nành lớn nhất tới Trung Quốc, trung bình từ 30 triệu đến 35 triệu
tấn một năm, theo số liệu của hải quan Trung Quốc.
Sau
khi thương chiến nổ ra, Trung Quốc chủ định dựng hàng rào thuế quan
nhắm đến sản phẩm của những nông dân Mỹ, vốn là lực lượng ủng hộ ông
Trump trung thành. Tổng thống Mỹ một mặt thúc giục Trung Quốc mua trở
lại nông sản Mỹ, một mặt chuyển hàng chục tỷ USD tiền thuế nhập khẩu thu
được do đánh thuế hàng Trung Quốc để trợ cấp cho nông dân Mỹ bị ảnh
hưởng.
Hôm
thứ Sáu tuần trước, ông Trump nói Trung Quốc đã đồng ý mua tới 50 tỷ
USD nông sản Mỹ – gấp đôi con số 24 tỷ USD sản phẩm nông trại của Mỹ mà
Trung Quốc đã nhập vào cả năm 2017. Tuy nhiên Trung Quốc không có phản
ứng xác nhận hay chối bỏ tuyên bố này ngay lập tức.
Cam
kết này, cộng với các vấn đề tài chính và bảo vệ tài sản trí tuệ nằm
trong cái mà ông Trump ca ngợi là “thỏa thuận giai đoạn 1 có giá trị lớn
lao”, kết quả của 2 ngày làm việc của các nhà đàm phán hai nước. Cho dù
vậy, bất kỳ tình huống nào cũng có thể xảy ra do thỏa thuận này cần 3-4
tuần mới có thể hiện thực hóa trên giấy tờ và Trung Quốc có thể “lật
lọng” như hồi tháng 5 khiến đàm phán đổ bể.
Trong
quá khứ, Trung Quốc từng cam kết mua nhiều hàng hóa của Mỹ để trì hoãn
thương chiến tăng mạnh. Nhưng trong tháng 7, ông Trump cáo buộc Trung
Quốc chần chừ không chịu thực hiện các cam kết này và tăng thuế lên một
loạt các mặt hàng của Trung Quốc.
Tuy nhiên lần này, Trung Quốc có nhiều thứ để mất hơn nếu tiếp tục làm ông Trump tức giận.
Thứ
nhất, thỏa thuận giai đoạn một không động chạm đến các vấn đề “nguyên
tắc” của giới lãnh đạo Trung Quốc, như trợ cấp công nghiệp và luật hóa
tội ăn cắp tài sản trí tuệ, cưỡng ép chuyển giao công nghệ, Bắc Kinh có
thể trì hoãn thương chiến mà không phải lo sợ sự thay đổi đe dọa quyền
lực độc tôn của mình.
Thứ
hai, nền kinh tế Trung Quốc đang ở tình trạng xấu nhất trong nhiều năm
qua với khả năng tốc độ tăng trưởng giảm xuống dưới 6%, xuất, nhập khẩu
đều suy giảm trong khi tỷ lệ lạm phát tăng mạnh bất chấp chính sách phá
giá đồng tiền và bơm tiền kích cầu nền kinh tế. Trung Quốc sẽ chìm vào
suy thoái nhanh hơn nếu ngành xuất khẩu tiếp tục phải nhận “đòn thuế”
mới của Mỹ. Ngoài ra việc nhập thêm lượng lớn nông sản Mỹ cũng giúp giải
quyết tình trạng thiếu thịt lợn trầm trọng trong nước của Trung Quốc.
Tạp
chí Asia Nikkei của Nhật Bản nhận định: “Giới diều hâu tại Trung Quốc
không hài lòng với thỏa thuận một phần này. Bắc Kinh vẫn kiên quyết rằng
họ không chấp nhận thỏa hiệp các vấn đề liên quan đến nguyên tắc quốc
gia, ngoài ra lệnh cấm của Mỹ lên Huawei vẫn chưa được giải quyết”.
Tuy
nhiên, Trung Quốc cùng lắm sẽ chỉ “câu giờ” được vài tuần, bởi ông
Trump khẳng định ông sẽ không từ bỏ các vấn đề cốt lõi khiến ông khởi
động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc: Ăn cắp công nghiệp và các
hoạt động thương mại bất công của Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ khẳng định
rằng ngay sau khi ông và ông Tập ký duyệt thỏa thuận giai đoạn một, giai
đoạn hai sẽ ngay lập tức được tiến hành. Rốt cuộc, mâu thuẫn thương mại
cơ bản của hai nước vẫn chưa có lối thoát, trong khi hàng rào thuế quan
của cả hai bên vẫn còn nguyên giá trị và các khoản phạt thuế mới của
ông Trump vẫn treo lơ lửng trên đầu Bắc Kinh.
Trọng Đức
(Trí thức VN)
Không có nhận xét nào