Người viết đã có dịp bàn đến bài học dân tộc Kurds rút ra cho người Việt Nam trong 2 bài viết trên talawas.
Bài thứ nhất viết năm 2005 và bài thứ hai viết năm 2010. Thời gian rất dài nhưng các ý chính vẫn còn nguyên vẹn vì điều kiện chính trị tại Việt Nam chưa thay đổi.
Cuối tuần sẽ ra thư viện đọc lại sách cũ để viết “Bài học Kurds cho người Việt Nam” khai triển rộng hơn từ bài viết năm 2010.
Trong bài viết “Cách mạng dân tộc dân chủ trong tình hình mới” đăng trên talawas ngày 5 tháng 9, 2010 (http://www.talawas.org/?p=24133) người viết nhắc đến số phận dân tộc Kurds, một dân tộc đông đến 35 triệu người nhưng không có một mảnh đất để gọi là quê hương và hiện đang sống rải rác ở vùng Tây Á.
Mời các bạn bấm hay copy link của bài từ website talawas ở trên để đọc.
Ý chính rằng, trong lịch sử nhân loại ngày nay, không có dân tộc nào chịu đựng hơn Kurds. Mỹ lợi dụng họ. Thổ Nhĩ Kỳ tàn sát họ. Syria xô đuổi họ. Saddam Hussein tiêu diệt họ. Tin tức còn nhắc, Ali Hassan al-Majid, người bà con của Saddam Hussein và còn được gọi là hung thần Chemical Ali, đã lùa hàng trăm ngàn đàn bà và trẻ em Kurd vào các hầm hơi ngạt ở vùng biên giới Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ năm 1988.
Tuy nhiên, tất cả yếu tố bên ngoài đó chỉ đóng góp một phần vào sự chịu đựng của người Kurds, phần còn lại là sự phân liệt trầm trọng trong cộng đồng 35 triệu người Kurds sống trong nhiều quốc gia.
Trong cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iraq, ai cũng nghĩ những kẻ có lợi nhiều nhất là dân tộc Kurds. Nhưng không, họ là những người chịu đựng thiệt thòi nhiều nhất.
Nhiều nhà phân tích đều cho rằng Mỹ phản bội lý tưởng độc lập của nhân dân Kurds.
Điều đó chỉ đúng một nửa. Nửa còn lại là sự phân liệt vô cùng trầm trọng trong tập thể 35 triệu Kurds sống trong nhiều quốc gia vùng Tây Á.
Một dân tộc chia rẽ, cấu xé nhau, không có một hướng đi chung, không thể vận dụng được sự ủng hộ từ quốc tế và cũng không xứng đáng để được quốc tế ủng hộ.
Người Việt quan tâm đến tương lai đất nước học được gì từ sự phân liệt của dân tộc Kurds?
Không ít người Việt, trong 44 năm qua đã hoài vọng quá nhiều vào những thế lực ở nước ngoài, những bàn tay giúp đỡ của nước ngoài mà quên rằng, một con người đứng dậy bằng chính sức mạnh của mình thì họ mới là con người có sức mạnh, nếu ai nâng vai họ đứng dậy, dìu dắt họ đứng dậy, người đó không còn là chính bản thân của họ nữa.
Do đó, chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam, việc tập trung sức mạnh dân tộc trên nền tảng một xã hội dân chủ trở thành một nhu cầu bức thiết hơn hôm nay.
Khác với lý luận “cách mạng dân tộc dân chủ” có tính áp đặt, dựng trên những lọc lừa dối trá, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ngày nay là cuộc vận động toàn dân tộc, tận dụng mọi chất liệu, vốn liếng, tài năng của người Việt trong cũng như ngoài nước.
Nội dung của cách mạng dân tộc dân chủ là tập trung sức mạnh dân tộc, gạt bỏ mọi bất đồng, vận dụng các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam đến thành công, thiết lập một chế độ dân chủ pháp trị, hiện đại hóa đất nước toàn diện làm nền tảng cho việc phục hồi chủ quyền đất nước, mở đường cho một Việt Nam thăng tiến lâu dài.
Chỉ có một dân tộc Việt Nam đoàn kết dưới ngọn cờ dân chủ mới thắng được bá quyền Trung Cộng.
Không ai nói con đường cách mạng dân tộc dân chủ là con đường tráng nhựa, sẽ đến chiều nay hay sáng mai, nhưng chắc chắn sẽ đến, miễn là mỗi người Việt còn đang nghĩ đến an nguy dân tộc, bỏ ra một chút công sức, đóng góp một ít tài năng.
Dăm giọt nước không đầy sông nhưng dòng sông không phải tự nhiên đầy mà là tích lũy từ nhiều giọt nước.
Trần Trung Đạo
SỰ PHÂN LIỆT CỦA DÂN TỘC KURDS
Theo Ferdinand Hennerbichler trong nghiên cứu The Origin of Kurds (Nguồn Gốc Kurds) Kurds là một dân tộc sống tại các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Iraq, Tây Bắc Iran, Bắc Syria, Azarbaijan và Amernia. Về dân tộc học, Kurds có nguồn gốc Iran bởi vì nói tiếng Iran.
Người Kurds gọi họ là Kurdistan để chỉ giòng giống Kurds dù sống ở đâu.
Đa số người Kurds theo đạo Hồi, phái Sunni.
Dân số Kurds vào khoảng 17 triệu đến 40 triệu tùy theo nguồn tính.
Sở dĩ con số ước tính sai biệt khá xa bởi vì các nước chủ nơi dân Kurds sống như Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ v.v.. thường cố tình công bố số dân Kurds thấp để làm nhẹ vai trò của người Kurds tại các quốc gia này.
Năm 1920, nhiều hiệp ước được ký kết sau Thế Chiến Thứ Nhất với sự ra đời của các quốc gia mới tại Trung Đông nhưng không có quốc gia nào dành cho người Kurds.
Hiệp ước Sevres phân chia Đế quốc Ottoman có dấu hiệu một nước Kurds có thể ra đời nhưng hiệp ước Lausanne với sự tham dự và ký kết của các nước Anh, Pháp, Ý, Nhật, Rumania ba năm sau đó lại không có. Thổ Nhĩ Kỳ ra đời theo tinh thần của hiệp ước Lausanne.
Dân số Kurds sống nhiều nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Người Kurds chiếm tới 20 phần trăm dân số cả nước Thổ nên phong trào dân tộc Kurds được phát động tại Thổ trước.
Tuy nhiên, tinh thần dân tộc nhanh chóng bị lãng quên nhường chỗ cho chủ nghĩa ý thức hệ, chủ nghĩa địa phương, tham vọng quyền lực của lãnh tụ các phe nhóm người Kurds.
Tại Thổ, đảng Công Nhân Kurds (Kurdistan Workers' Party gọi tắt là PKK theo ngôn ngữ Kurds) lấy ý thức hệ CS làm tư tưởng chỉ đạo ra đời năm 1974.
Tại Syria có tới 17 đảng người Kurds. Các đảng phái, tổ chức người gốc Kurds chẳng những không hợp tác được với nhau mà còn chia rẽ trầm trọng.
Tại Iraq, Đảng Liên Hiệp Yêu Nước Kurds ( Patriotic Union of Kurdistan, PUK) mang khuynh hướng CS do Liên Sô bảo trợ được thành lập năm 1946 và Đảng Dân Chủ Kurds (Kurdistan Democratic Party) được thành lập năm 1975.
Hai đảng người Kurds tại Iraq xung khắc về hoạt động và mâu thuẫn về tư tưởng chỉ đạo.
Năm 2006, PUK tuyên bố theo đuổi mục đích “xã hội chủ nghĩa” và bầu ra cơ cấu lãnh đạo dựa theo khuôn mẫu của các nước CS như Bộ chính trị, Ban Bí Thư TƯ đảng v.v..
Bản thân của PUK cũng không phải là một tổ chức chính trị thống nhất mà là liên minh của năm tổ chức Kurds khác nhau.
Lực lượng của Đảng Dân Chủ Kurds và Đảng Liên Hiệp Yêu Nước Kurds đánh nhau không chỉ một lần mà nhiều lần, thậm chí dùng cả các phương tiện khủng bố, ám sát để tiêu diệt nhau gây nhiều ngàn thương vong cho cả hai bên.
Suốt dòng lịch sử hiện đại, người Kurds chưa bao giờ được sống dưới một hệ thống lãnh đạo thống nhất.
Các nhà nghiên cứu sử người Kurds thường hãnh diện nguồn gốc văn hóa lịch sử của dân tộc Kurds. Tuy nhiên, văn hóa lịch sử Kurds thực tế chỉ là những ngôi đền đổ nát tại nhiều nơi.
Kurds là một dân tộc bất hạnh chịu đựng chính sách hà khắc của Thổ, Iran, Iraq, Syria.
Tuy nhiên, với một dân tộc phân liệt như vậy dù không bị trấn áp liệu có cơ hội nào để mấy chục đảng phái, phe nhóm ngồi lại để cùng đấu tranh cho một quốc gia không? Câu trả lời có thể là không.
Như người viết vừa viết, một dân tộc chia rẽ, cấu xé nhau, không có một hướng đi chung, không thể vận dụng được sự ủng hộ từ quốc tế và cũng không xứng đáng để được quốc tế ủng hộ.
Lãnh tụ các đảng phái này không thể đổ thừa cho ai khác mà nên soi gương để nhìn lại khuôn mặt đầy những vết sẹo hẹp hòi, bảo thủ, tham lam quyền lực của chính mình.
Trần Trung Đạo
Bài Học Kurds Cho Người Việt Nam |
Bài thứ nhất viết năm 2005 và bài thứ hai viết năm 2010. Thời gian rất dài nhưng các ý chính vẫn còn nguyên vẹn vì điều kiện chính trị tại Việt Nam chưa thay đổi.
Cuối tuần sẽ ra thư viện đọc lại sách cũ để viết “Bài học Kurds cho người Việt Nam” khai triển rộng hơn từ bài viết năm 2010.
Trong bài viết “Cách mạng dân tộc dân chủ trong tình hình mới” đăng trên talawas ngày 5 tháng 9, 2010 (http://www.talawas.org/?p=24133) người viết nhắc đến số phận dân tộc Kurds, một dân tộc đông đến 35 triệu người nhưng không có một mảnh đất để gọi là quê hương và hiện đang sống rải rác ở vùng Tây Á.
Mời các bạn bấm hay copy link của bài từ website talawas ở trên để đọc.
Ý chính rằng, trong lịch sử nhân loại ngày nay, không có dân tộc nào chịu đựng hơn Kurds. Mỹ lợi dụng họ. Thổ Nhĩ Kỳ tàn sát họ. Syria xô đuổi họ. Saddam Hussein tiêu diệt họ. Tin tức còn nhắc, Ali Hassan al-Majid, người bà con của Saddam Hussein và còn được gọi là hung thần Chemical Ali, đã lùa hàng trăm ngàn đàn bà và trẻ em Kurd vào các hầm hơi ngạt ở vùng biên giới Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ năm 1988.
Tuy nhiên, tất cả yếu tố bên ngoài đó chỉ đóng góp một phần vào sự chịu đựng của người Kurds, phần còn lại là sự phân liệt trầm trọng trong cộng đồng 35 triệu người Kurds sống trong nhiều quốc gia.
Trong cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iraq, ai cũng nghĩ những kẻ có lợi nhiều nhất là dân tộc Kurds. Nhưng không, họ là những người chịu đựng thiệt thòi nhiều nhất.
Nhiều nhà phân tích đều cho rằng Mỹ phản bội lý tưởng độc lập của nhân dân Kurds.
Điều đó chỉ đúng một nửa. Nửa còn lại là sự phân liệt vô cùng trầm trọng trong tập thể 35 triệu Kurds sống trong nhiều quốc gia vùng Tây Á.
Một dân tộc chia rẽ, cấu xé nhau, không có một hướng đi chung, không thể vận dụng được sự ủng hộ từ quốc tế và cũng không xứng đáng để được quốc tế ủng hộ.
Người Việt quan tâm đến tương lai đất nước học được gì từ sự phân liệt của dân tộc Kurds?
Không ít người Việt, trong 44 năm qua đã hoài vọng quá nhiều vào những thế lực ở nước ngoài, những bàn tay giúp đỡ của nước ngoài mà quên rằng, một con người đứng dậy bằng chính sức mạnh của mình thì họ mới là con người có sức mạnh, nếu ai nâng vai họ đứng dậy, dìu dắt họ đứng dậy, người đó không còn là chính bản thân của họ nữa.
Do đó, chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam, việc tập trung sức mạnh dân tộc trên nền tảng một xã hội dân chủ trở thành một nhu cầu bức thiết hơn hôm nay.
Khác với lý luận “cách mạng dân tộc dân chủ” có tính áp đặt, dựng trên những lọc lừa dối trá, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ngày nay là cuộc vận động toàn dân tộc, tận dụng mọi chất liệu, vốn liếng, tài năng của người Việt trong cũng như ngoài nước.
Nội dung của cách mạng dân tộc dân chủ là tập trung sức mạnh dân tộc, gạt bỏ mọi bất đồng, vận dụng các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam đến thành công, thiết lập một chế độ dân chủ pháp trị, hiện đại hóa đất nước toàn diện làm nền tảng cho việc phục hồi chủ quyền đất nước, mở đường cho một Việt Nam thăng tiến lâu dài.
Chỉ có một dân tộc Việt Nam đoàn kết dưới ngọn cờ dân chủ mới thắng được bá quyền Trung Cộng.
Không ai nói con đường cách mạng dân tộc dân chủ là con đường tráng nhựa, sẽ đến chiều nay hay sáng mai, nhưng chắc chắn sẽ đến, miễn là mỗi người Việt còn đang nghĩ đến an nguy dân tộc, bỏ ra một chút công sức, đóng góp một ít tài năng.
Dăm giọt nước không đầy sông nhưng dòng sông không phải tự nhiên đầy mà là tích lũy từ nhiều giọt nước.
Trần Trung Đạo
SỰ PHÂN LIỆT CỦA DÂN TỘC KURDS
Theo Ferdinand Hennerbichler trong nghiên cứu The Origin of Kurds (Nguồn Gốc Kurds) Kurds là một dân tộc sống tại các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Iraq, Tây Bắc Iran, Bắc Syria, Azarbaijan và Amernia. Về dân tộc học, Kurds có nguồn gốc Iran bởi vì nói tiếng Iran.
Người Kurds gọi họ là Kurdistan để chỉ giòng giống Kurds dù sống ở đâu.
Đa số người Kurds theo đạo Hồi, phái Sunni.
Dân số Kurds vào khoảng 17 triệu đến 40 triệu tùy theo nguồn tính.
Sở dĩ con số ước tính sai biệt khá xa bởi vì các nước chủ nơi dân Kurds sống như Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ v.v.. thường cố tình công bố số dân Kurds thấp để làm nhẹ vai trò của người Kurds tại các quốc gia này.
Năm 1920, nhiều hiệp ước được ký kết sau Thế Chiến Thứ Nhất với sự ra đời của các quốc gia mới tại Trung Đông nhưng không có quốc gia nào dành cho người Kurds.
Hiệp ước Sevres phân chia Đế quốc Ottoman có dấu hiệu một nước Kurds có thể ra đời nhưng hiệp ước Lausanne với sự tham dự và ký kết của các nước Anh, Pháp, Ý, Nhật, Rumania ba năm sau đó lại không có. Thổ Nhĩ Kỳ ra đời theo tinh thần của hiệp ước Lausanne.
Dân số Kurds sống nhiều nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Người Kurds chiếm tới 20 phần trăm dân số cả nước Thổ nên phong trào dân tộc Kurds được phát động tại Thổ trước.
Tuy nhiên, tinh thần dân tộc nhanh chóng bị lãng quên nhường chỗ cho chủ nghĩa ý thức hệ, chủ nghĩa địa phương, tham vọng quyền lực của lãnh tụ các phe nhóm người Kurds.
Tại Thổ, đảng Công Nhân Kurds (Kurdistan Workers' Party gọi tắt là PKK theo ngôn ngữ Kurds) lấy ý thức hệ CS làm tư tưởng chỉ đạo ra đời năm 1974.
Tại Syria có tới 17 đảng người Kurds. Các đảng phái, tổ chức người gốc Kurds chẳng những không hợp tác được với nhau mà còn chia rẽ trầm trọng.
Tại Iraq, Đảng Liên Hiệp Yêu Nước Kurds ( Patriotic Union of Kurdistan, PUK) mang khuynh hướng CS do Liên Sô bảo trợ được thành lập năm 1946 và Đảng Dân Chủ Kurds (Kurdistan Democratic Party) được thành lập năm 1975.
Hai đảng người Kurds tại Iraq xung khắc về hoạt động và mâu thuẫn về tư tưởng chỉ đạo.
Năm 2006, PUK tuyên bố theo đuổi mục đích “xã hội chủ nghĩa” và bầu ra cơ cấu lãnh đạo dựa theo khuôn mẫu của các nước CS như Bộ chính trị, Ban Bí Thư TƯ đảng v.v..
Bản thân của PUK cũng không phải là một tổ chức chính trị thống nhất mà là liên minh của năm tổ chức Kurds khác nhau.
Lực lượng của Đảng Dân Chủ Kurds và Đảng Liên Hiệp Yêu Nước Kurds đánh nhau không chỉ một lần mà nhiều lần, thậm chí dùng cả các phương tiện khủng bố, ám sát để tiêu diệt nhau gây nhiều ngàn thương vong cho cả hai bên.
Suốt dòng lịch sử hiện đại, người Kurds chưa bao giờ được sống dưới một hệ thống lãnh đạo thống nhất.
Các nhà nghiên cứu sử người Kurds thường hãnh diện nguồn gốc văn hóa lịch sử của dân tộc Kurds. Tuy nhiên, văn hóa lịch sử Kurds thực tế chỉ là những ngôi đền đổ nát tại nhiều nơi.
Kurds là một dân tộc bất hạnh chịu đựng chính sách hà khắc của Thổ, Iran, Iraq, Syria.
Tuy nhiên, với một dân tộc phân liệt như vậy dù không bị trấn áp liệu có cơ hội nào để mấy chục đảng phái, phe nhóm ngồi lại để cùng đấu tranh cho một quốc gia không? Câu trả lời có thể là không.
Như người viết vừa viết, một dân tộc chia rẽ, cấu xé nhau, không có một hướng đi chung, không thể vận dụng được sự ủng hộ từ quốc tế và cũng không xứng đáng để được quốc tế ủng hộ.
Lãnh tụ các đảng phái này không thể đổ thừa cho ai khác mà nên soi gương để nhìn lại khuôn mặt đầy những vết sẹo hẹp hòi, bảo thủ, tham lam quyền lực của chính mình.
Trần Trung Đạo
Không có nhận xét nào