Cách đây gần hai tuần, một nguồn
tin từ giới ngoại giao châu Á tại Bắc Mỹ nói, ông Mark Esper, Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ sẽ đến Việt Nam và các Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Nhật, Hàn
sẽ họp tại Hà Nội.
Tin này được một số cơ quan truyền thông trích dẫn từ tin chính thức của Thông tấn xã nhà nước Việt Nam sau đó khoảng hơn một tuần.
Tuy nhiên các cơ quan truyền thông, có thể không chú ý đến chuyện Mỹ, Nhật, Hàn, mà chỉ đưa chuyện ông Esper đến Hà Nội thôi.
Theo tôi câu chuyện này rất quan trọng trong tình hình biển Đông đang bị người Tàu quậy phá hiện nay.
Đồng thanh tương ứng
Người Tàu quậy biển Đông ảnh hưởng đến các nước sau đây:
Việt Nam hết yên ổn làm ăn, vì nguồn khí đốt khai thác ngoài biển sẽ bị mất ổn định, mà thông tin cho biết, nguồn này chiếm tới 10% năng lượng của Việt Nam hiện nay.
Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ rất phiền lòng khi Tàu chiếm mất cái hải lộ biển Đông. Nhiên liệu và nguyên liệu từ khắp nơi đổ về hai quốc gia công nghiệp tiên tiến này sẽ rất khó khăn, nếu người Tàu bóp cổ biển Đông.
Người Mỹ lo ngại chuyện “vành đai, con đường” và ảnh hưởng của người Tàu sẽ mạnh mẽ hơn khi người Tàu nắm hải lộ biển Đông.
Thành ra rất dễ hiểu là bốn anh Việt, Mỹ, Hàn, Nhật là những đồng minh rất tự nhiên của nhau, bất kể chế độ chính trị có khác nhau chăng nữa (Mỹ có khi còn chỉ trích nhân quyền Việt Nam, chứ Hàn và Nhật thì chẳng bao giờ.)
Và bốn anh bạn “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương câu này” lại đang mắc mứu nhiều chuyện không vui.
Mỹ với Trumpism dân túy đang co vòi lại, mặc dù các ông tướng Mỹ ở Ngũ Giác đài cứ phát sốt lên mỗi khi người Tàu quậy phá biển Đông. Nhưng ông Trump đang ngồi ở Bạch Cung và không muốn chi tiền thì biết làm sao! Đâu phải tự nhiên mà một ông giáo Ryan Martinson ở trường hải quân Mỹ cứ tung ra hình ảnh tàu của Bắc Kinh ở biển Đông liên tục.
Hàn Quốc và Nhật Bản lại đang hục hặc với nhau, mà ông Trump thì không thèm làm hòa giải (cũng có thể ông cũng chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra với các ông bạn da vàng khó hiểu kia!)
Việt Nam có vị trí thuận lợi nhất để cản trở người Tàu, nhưng lại yếu xìu, súng ống chẳng có.
Vậy bốn ông bạn họp nhau là phải rồi.
Hà Nội có vội được không?
Trong chuyện này ta phân tích các hành động và ý muốn của Hà Nội như thế nào?
Như đã nói trong một bài trước đây, tôi cho rằng chuyện đu dây của Hà Nội trở nên khó hơn sau khi Tàu bắt đầu quậy bãi Tư Chính.
Nhưng tôi cũng cho rằng chuyện Hà Nội xích lại gần Washington lại là một chuyện: Tình trong như đã, mặt ngoài… Rất e!
Hà Nội e đủ thứ: thương mại quá lệ thuộc Tàu, súng ống lẹt đẹt, mà cái nỗi sợ lớn nhất là có nhiều thầy chú trong trung ương đảng hổng chừng rất thân Tàu.
Thành ra ta thấy ông Bình Minh nói năng như gà mắc mưa tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, mặc dù tôi cho rằng ông Minh sẽ là những người Việt Nam chống Tàu tới chết, như bố ông vậy!
Tiền của thì Hà Nội chắc cũng không thiếu để mua súng Mỹ, nhưng đùng một cái như vậy thì đám súng ống Nga vất đi đâu? Xài hai cái cùng lúc cũng được như anh Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng phải có thời gian.
Cũng xin nhắc lại là Mỹ (thời ông Obama hay ông Trump tôi quên mất) đã xếp Việt Nam là một trường hợp ngoại lệ, Mỹ cho phép mua súng Nga mà Mỹ không cấm vận.
Điều này và những chuyện khác nữa (như các chuyến thăm như con thoi của các tướng Mỹ tới Việt Nam) chứng tỏ Mỹ cần Hà Nội lắm trong cuộc chiến chống Tàu. Càng cần hơn khi ông Trump không muốn can dự làm sen đầm quốc tế.
Hãy tự đặt mình ở vị trí các tướng Mỹ như ông Mattis, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Bây giờ chống Tàu thì dùng cái anh có vẻ cũng lực điền nhưng thiếu ăn là anh Việt Nam này thôi. Bằng cách nào? Bán súng ống, tập dượt cho nó thôi. Không bề mặt được thì làm lén vậy, Tàu có la lên mình cứ chối!
Ta nên nhớ là ông Esper từng là sĩ quan sư đoàn không kỵ 101, rồi trước khi làm Bộ trưởng, ông từng là tay lobby rất thành công của một hãng vũ khí lớn của Mỹ (nói nôm na là một tay lái súng có hạng).
Sang chuyện bộ ba quốc phòng Mỹ, Hàn, Nhật. Có thể là ông Trump chẳng biết gì về sự nguy hiểm nếu như liên minh Hàn – Nhật bị sứt mẻ, nhưng các ông tướng Mỹ chắc chắn phải biết, các ông tướng Nhật và Hàn cũng phải biết và tĩnh táo bỏ qua sự kích động dân túy dân tộc chủ nghĩa ở Seoul và Tokyo. Chính vì lý do đó mà nguồn tin ngoại giao mà tôi đề cập bên trên đến từ các tay tùy viên quân sự của các tòa đại sứ.
Trong tình hình đó thì đâu là nơi thuận tiện nhất để bộ tứ họp bàn ngoài Hà Nội? Hà Nội vừa gần Bãi Tư Chính nhé, gần đội USS Reagan đang bơi ngoài kia, mà Hà Nội cũng là nơi Samsung cùng Toyota đang làm ăn phát đạt!
Hà Nội đã từng nâng cao vai trò trung gian của mình trong vụ thượng đỉnh Trump – Kim, dù cho vụ này thất bại, thì tại sao không làm hòa giải Hàn – Nhật, rồi nhân đó tìm được giải pháp chi đó cho mình!
Dĩ nhiên tôi cho rằng, nếu đúng như phân tích trên, thì đây là một nỗ lực của giới ngoại giao Hà Nội, nhưng mọi người đều biết vai trò của giới ngoại giao Việt Nam vẫn còn yếu so với các thế lực công an và quân đội, vốn bị kềm kẹp rất lâu bởi chế độ chính ủy, và đương nhiên người Tàu không bao giờ bỏ lỡ cơ hội từ xưa đến giờ để ảnh hưởng tới các vị chính ủy ấy.
***
Vĩ thanh: Trong cùng một ngày này, nhiều người Việt Nam, nhất là ở hải ngoại chú ý đến chuyện ông Nguyễn Từ Huấn được gắn lon Phó Đề đốc, hơn là tin ông Esper sang Hà Nội.
Cũng phải thôi, đó là niềm tự hào của chúng ta. Nhưng an nguy của chúng ta thì tôi thấy nằm ở cái tin ông Esper hơn.
Ông Huấn đã từng nói với một nguồn tin mà tôi có, rằng ông không muốn nhắc lại chuyện người nhà ông bị cộng sản thảm sát hồi Mậu Thân, dù ông rất đau buồn. Tôi nghĩ ông sẽ rất hăng hái nếu được lệnh chỉ huy một tàu chiến Mỹ đến đóng ở căn cứ Cam Ranh, và ông sẽ rất vui lòng hợp tác với các sĩ quan Việt Nam ở đó. Ông thuộc lớp người Việt lớn lên ở Mỹ mà tôi rất kính trọng: Vẫn giữ hồn cốt của người Á Đông, đồng thời cũng học được điều đáng học ở người Mỹ: Move On!
Jackhammer Nguyễn, từ San Francisco
(baotiengdan.com)
Bộ trưởng QP Mark Esper. Nguồn: Pentagon |
Tin này được một số cơ quan truyền thông trích dẫn từ tin chính thức của Thông tấn xã nhà nước Việt Nam sau đó khoảng hơn một tuần.
Tuy nhiên các cơ quan truyền thông, có thể không chú ý đến chuyện Mỹ, Nhật, Hàn, mà chỉ đưa chuyện ông Esper đến Hà Nội thôi.
Theo tôi câu chuyện này rất quan trọng trong tình hình biển Đông đang bị người Tàu quậy phá hiện nay.
Đồng thanh tương ứng
Người Tàu quậy biển Đông ảnh hưởng đến các nước sau đây:
Việt Nam hết yên ổn làm ăn, vì nguồn khí đốt khai thác ngoài biển sẽ bị mất ổn định, mà thông tin cho biết, nguồn này chiếm tới 10% năng lượng của Việt Nam hiện nay.
Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ rất phiền lòng khi Tàu chiếm mất cái hải lộ biển Đông. Nhiên liệu và nguyên liệu từ khắp nơi đổ về hai quốc gia công nghiệp tiên tiến này sẽ rất khó khăn, nếu người Tàu bóp cổ biển Đông.
Người Mỹ lo ngại chuyện “vành đai, con đường” và ảnh hưởng của người Tàu sẽ mạnh mẽ hơn khi người Tàu nắm hải lộ biển Đông.
Thành ra rất dễ hiểu là bốn anh Việt, Mỹ, Hàn, Nhật là những đồng minh rất tự nhiên của nhau, bất kể chế độ chính trị có khác nhau chăng nữa (Mỹ có khi còn chỉ trích nhân quyền Việt Nam, chứ Hàn và Nhật thì chẳng bao giờ.)
Và bốn anh bạn “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương câu này” lại đang mắc mứu nhiều chuyện không vui.
Mỹ với Trumpism dân túy đang co vòi lại, mặc dù các ông tướng Mỹ ở Ngũ Giác đài cứ phát sốt lên mỗi khi người Tàu quậy phá biển Đông. Nhưng ông Trump đang ngồi ở Bạch Cung và không muốn chi tiền thì biết làm sao! Đâu phải tự nhiên mà một ông giáo Ryan Martinson ở trường hải quân Mỹ cứ tung ra hình ảnh tàu của Bắc Kinh ở biển Đông liên tục.
Hàn Quốc và Nhật Bản lại đang hục hặc với nhau, mà ông Trump thì không thèm làm hòa giải (cũng có thể ông cũng chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra với các ông bạn da vàng khó hiểu kia!)
Việt Nam có vị trí thuận lợi nhất để cản trở người Tàu, nhưng lại yếu xìu, súng ống chẳng có.
Vậy bốn ông bạn họp nhau là phải rồi.
Hà Nội có vội được không?
Trong chuyện này ta phân tích các hành động và ý muốn của Hà Nội như thế nào?
Như đã nói trong một bài trước đây, tôi cho rằng chuyện đu dây của Hà Nội trở nên khó hơn sau khi Tàu bắt đầu quậy bãi Tư Chính.
Nhưng tôi cũng cho rằng chuyện Hà Nội xích lại gần Washington lại là một chuyện: Tình trong như đã, mặt ngoài… Rất e!
Hà Nội e đủ thứ: thương mại quá lệ thuộc Tàu, súng ống lẹt đẹt, mà cái nỗi sợ lớn nhất là có nhiều thầy chú trong trung ương đảng hổng chừng rất thân Tàu.
Thành ra ta thấy ông Bình Minh nói năng như gà mắc mưa tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, mặc dù tôi cho rằng ông Minh sẽ là những người Việt Nam chống Tàu tới chết, như bố ông vậy!
Tiền của thì Hà Nội chắc cũng không thiếu để mua súng Mỹ, nhưng đùng một cái như vậy thì đám súng ống Nga vất đi đâu? Xài hai cái cùng lúc cũng được như anh Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng phải có thời gian.
Cũng xin nhắc lại là Mỹ (thời ông Obama hay ông Trump tôi quên mất) đã xếp Việt Nam là một trường hợp ngoại lệ, Mỹ cho phép mua súng Nga mà Mỹ không cấm vận.
Điều này và những chuyện khác nữa (như các chuyến thăm như con thoi của các tướng Mỹ tới Việt Nam) chứng tỏ Mỹ cần Hà Nội lắm trong cuộc chiến chống Tàu. Càng cần hơn khi ông Trump không muốn can dự làm sen đầm quốc tế.
Hãy tự đặt mình ở vị trí các tướng Mỹ như ông Mattis, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Bây giờ chống Tàu thì dùng cái anh có vẻ cũng lực điền nhưng thiếu ăn là anh Việt Nam này thôi. Bằng cách nào? Bán súng ống, tập dượt cho nó thôi. Không bề mặt được thì làm lén vậy, Tàu có la lên mình cứ chối!
Ta nên nhớ là ông Esper từng là sĩ quan sư đoàn không kỵ 101, rồi trước khi làm Bộ trưởng, ông từng là tay lobby rất thành công của một hãng vũ khí lớn của Mỹ (nói nôm na là một tay lái súng có hạng).
Sang chuyện bộ ba quốc phòng Mỹ, Hàn, Nhật. Có thể là ông Trump chẳng biết gì về sự nguy hiểm nếu như liên minh Hàn – Nhật bị sứt mẻ, nhưng các ông tướng Mỹ chắc chắn phải biết, các ông tướng Nhật và Hàn cũng phải biết và tĩnh táo bỏ qua sự kích động dân túy dân tộc chủ nghĩa ở Seoul và Tokyo. Chính vì lý do đó mà nguồn tin ngoại giao mà tôi đề cập bên trên đến từ các tay tùy viên quân sự của các tòa đại sứ.
Trong tình hình đó thì đâu là nơi thuận tiện nhất để bộ tứ họp bàn ngoài Hà Nội? Hà Nội vừa gần Bãi Tư Chính nhé, gần đội USS Reagan đang bơi ngoài kia, mà Hà Nội cũng là nơi Samsung cùng Toyota đang làm ăn phát đạt!
Hà Nội đã từng nâng cao vai trò trung gian của mình trong vụ thượng đỉnh Trump – Kim, dù cho vụ này thất bại, thì tại sao không làm hòa giải Hàn – Nhật, rồi nhân đó tìm được giải pháp chi đó cho mình!
Dĩ nhiên tôi cho rằng, nếu đúng như phân tích trên, thì đây là một nỗ lực của giới ngoại giao Hà Nội, nhưng mọi người đều biết vai trò của giới ngoại giao Việt Nam vẫn còn yếu so với các thế lực công an và quân đội, vốn bị kềm kẹp rất lâu bởi chế độ chính ủy, và đương nhiên người Tàu không bao giờ bỏ lỡ cơ hội từ xưa đến giờ để ảnh hưởng tới các vị chính ủy ấy.
***
Vĩ thanh: Trong cùng một ngày này, nhiều người Việt Nam, nhất là ở hải ngoại chú ý đến chuyện ông Nguyễn Từ Huấn được gắn lon Phó Đề đốc, hơn là tin ông Esper sang Hà Nội.
Cũng phải thôi, đó là niềm tự hào của chúng ta. Nhưng an nguy của chúng ta thì tôi thấy nằm ở cái tin ông Esper hơn.
Ông Huấn đã từng nói với một nguồn tin mà tôi có, rằng ông không muốn nhắc lại chuyện người nhà ông bị cộng sản thảm sát hồi Mậu Thân, dù ông rất đau buồn. Tôi nghĩ ông sẽ rất hăng hái nếu được lệnh chỉ huy một tàu chiến Mỹ đến đóng ở căn cứ Cam Ranh, và ông sẽ rất vui lòng hợp tác với các sĩ quan Việt Nam ở đó. Ông thuộc lớp người Việt lớn lên ở Mỹ mà tôi rất kính trọng: Vẫn giữ hồn cốt của người Á Đông, đồng thời cũng học được điều đáng học ở người Mỹ: Move On!
Jackhammer Nguyễn, từ San Francisco
(baotiengdan.com)
Không có nhận xét nào