Một trong những nguyên tắc quyền lực
của Machiavelli, ít nhất nó gợi ý như thế, là các nhà độc tài phải giữ
xung quanh mình kẻ thù. Nghe có vẻ phi lí, nhưng đấy là sự thật. Các
trùm Mafia phải giữ xung quanh mình hàng rào bảo vệ là những tên côn đồ
tàn bạo, sẵn sàng giết người, những kẻ sẽ sẵn sàng thực hiện mệnh lệnh
giết chết kẻ thù tiềm tàng. Nhưng, có bao nhiêu ông trùm mafia đã bị
giết bởi những người được cho là người bảo vệ chính mình?
Trump đang đưa Kim và Tập vào bẫy chết người? |
Chế
độ độc tài cũng chỉ là đám đông tội phạm có tổ chức nhưng mạnh hơn mà
thôi. Người đứng đầu chế độ phải đàn áp dã man (hiểu là: giết người) bất
cứ người nào và tất cả những người tạo ra mối đe dọa, thậm chí là đe
dọa từ xa quyền lực của hắn ta. Những nhà độc tài không bị cách chức
bằng các cuộc bỏ phiếu. Họ bị đưa ra khỏi văn phòng, sau khi đã chết.
Kim Jong-un, nhà độc tài của Bắc Triều Tiên (chủ tịch là một uyển ngữ), là người cực kì hoang tưởng. Chứng hoang tưởng ở các nhà độc tài không phải là một rối loạn thần kinh; nó là cơ chế sinh tồn phải có. Kim không chỉ giết bất cứ người nào và giết tất cả những người mà ông ta thậm chí nghi ngờ là không trung thành, mà còn áp dụng cả những biện pháp không làm chết người. Thậm chí ông ta còn mang theo nhà vệ sinh riêng mỗi khi công cán, để ngăn, không cho ADN của ông ta rơi vào tay các nhà phân tích, có thể suy ra bệnh tật của ông ta.
Kim rất sợ phải đi máy bay, vì biết rằng một khi ông ta ở trong máy bay bay ở độ cao hơn 10 ngàn mét, ông ta là người bất lực, không chỉ phải dựa vào lòng thương hại cho một phi công có khả năng tự tử, mà còn sợ cả phi hành đoàn đang ở dưới mặt đất nữa. Khi bay tới Singapore để gặp Tổng thống Trump, Kim đã tiến hành nhiều biện pháp lẩn tránh nhằm loại bỏ nhiều kẻ ám sát. Khi tới Hà Nội để gặp Tổng thống của chúng ta, ông ta đi bằng tàu hỏa qua Trung Quốc, đồng minh thân cận nhất của ông ta.
Nói về Trung Quốc, Tập Cận Bình là chủ tịch suốt đời. Tập cũng là một nhà độc tài tàn bạo. Mặc dù không khoa trương như Kim, nhưng ông ta đúng là một người nhiều thủ đoạn theo kiểu Machiavelli. Giống như Kim, ông ta để những kẻ đồng hội đồng thuyền ở gần mình, nhưng để cho kẻ thù của mình thậm chí còn ở gần hơn. Như bạn thấy, các nhà độc tài đều không có bạn bè.
Cả Kim và Tập đều biết rằng sức mạnh thực sự của họ nằm trong việc đóng vai một sát thủ tiềm tàng, chống lại tất cả những người khác. Họ luôn luôn dự đoán, không bao giờ biết có thể tin người nào và ai sẽ bán rẻ mình. Ở Bắc Triều Tiên, im lặng gật đầu đồng ý với tất cả những điều nhà độc tài nói là chưa đủ. Phải nhiệt liệt hoan nghênh (hoặc khóc lóc thảm thiết, tùy từng trường hợp) và phải làm như vậy một cách thuyết phục. Nhà độc tài biết rằng tất cả chỉ là một màn kịch, nhưng đấy không phải là vấn đề. Dễ dàng phát hiện lời khen giả vờ hơn là phân tích tâm lý một kẻ âm mưu đang còn ở trong bóng tối - và lời khen giả vờ là bản án tử hình.
Muốn có sức mạnh thực sự, nhà độc tài cũng cần có những biện pháp khuyến khích tích cực. Những người trung thành phải được trả lương cao. Họ phải sống xa hoa. Nói cách khác, họ mất rất nhiều nếu nhà độc tài bị tước mất quyền lực. Kết hợp giữa củ cà rốt và cây gậy là chìa khóa cho uy quyền của nhà độc tài.
Nhà độc tài phải cân đong cẩn thận các mối đe dọa và lời hứa của mình. Bộ hạ của ông ta phải sợ ông ta. Việc thực thi quyền lực tàn nhẫn của nhà độc tài phải trở thành biện pháp khủng bố thường trực đối với bộ hạ của ông ta. Tuy nhiên, nhà độc tài phải cực kỳ cẩn thận trong việc có thể áp đặt bao nhiêu khủng bố là vừa. Khủng bố giúp ông ta sống. Hoảng loạn có thể giết chết ông ta.
Sự khác biệt là rất quan trọng, và tất cả các nhà độc tài đều biết khác biệt đó là gì. Những người bị khủng bố sẽ thu mình lại và tuân theo. Những người hoảng loạn mất kiểm soát và phản ứng một cách tuyệt vọng, không cần biết đến rủi ro. Một người hoảng loạn biết rằng anh ta không có gì để mất nếu làm liều và sẽ mất hết nếu buông xuôi trước mối đe dọa. Một số người tin rằng Josef Stalin đã bị chính những người gần gũi với mình giết, khi một cuộc thanh trừng khác được cho là sắp xảy ra. Nhóm người xung quanh ông ta đã hoảng loạn.
Cuối cùng, đây là cái dẫn chúng ta đến phương pháp khéo léo mà Tổng thống Trump đang tìm cách đưa cả Kim lẫn Tập vào những cái bẫy chết người tiềm tàng. Cả hai người đều có những người trung thành đứng ngay bên cạnh, những người này không chỉ bị khủng bố, mà còn được khen thưởng hậu hĩnh vì lòng trung thành của họ. Khi những phần thưởng đó không còn, khi nhà độc tài thể hiện sự yếu đuối, khi ông ta bị kẻ thù mạnh hơn đánh bại, những người trung thành có thể hoảng loạn.
Trump đang sử dụng sự kiện này để lái Tập chấp nhận các đòi hỏi của Mĩ liên quan đến công bằng trong thương mại. Nó đưa Tập vào tình huống khó xử, giữa hai lựa chọn đầy khó khăn. Nếu ông ta không nhượng bộ Trump, nền kinh tế của ông ta sẽ lung lay, có lẽ sẽ gây chết người (đối với Tập). Nếu ông ta nhượng bộ, ông ta phải tìm cách thoát ra khỏi cơn thịnh nộ của những người trung thành đã bị phản bội, họ sẽ coi ông ta là một người yếu đuối. Trong cả hai trường hợp, ít nhất, quyền lực của Tập cũng sẽ bị cắt bớt.
Kim cũng thế, nhưng kinh khủng hơn nhiều. Trong khi Tập có thể, mặc dù khó thành công, tuyên bố mình bị bệnh và nghỉ hưu, sống thoải mái và mờ nhạt, Kim có quá nhiều kẻ thù muốn trả nợ máu, ông ta không thể nghĩ đến việc nghỉ hưu an toàn, ngay cả ở nước ngoài.
Thảm họa ngoại giao giáng vào Kim ở Hà Nội - phải đi bằng tàu hỏa để đến đàm phán với Tổng thống Trump (tức là lừa đảo), để bị Trump từ chối ngay lập tức yêu cầu của Kim - và rời Hà Nội, trong khi Kim đứng đợi với hai bàn tay trắng - chắc chắn đã làm nhóm thân cận với Kim ở Bắc Triều Tiên mất tinh thần. Gần như chắc chắn là một số người trong bọn họ đã nghĩ đến việc “loại bỏ” Kim, nhưng còn lưỡng lự vì chưa đánh giá đúng về những kẻ âm mưu đồng lõa với mình, những kẻ cơ hội sẵn sàng phản bội, những kẻ chắc chắn sẽ giết hại lẫn nhau tương tự như việc họ phản bội Kim.
Mặc dù việc loại bỏ chưa xảy ra, cả Kim và Tập đều được nhắc nhở về sự kiện là chuyện đó không những có thể xảy ra trong tương lai gần, mà Trump, người biết rõ hoàn cảnh, có thể làm cho nó xảy ra. Họ sợ Trump, nhưng chưa hoảng loạn.
Vị Tổng thống Mĩ nào khác (ngoài Ronald Reagan, có người cho là như thế) từng vô hiệu hóa kẻ thù của chúng ta một cách cực kì nhanh chóng và không cần nổ một phát súng nào? Vị Tổng thống tương lai nào sẽ làm được như thế?
Robert Arvay
Phạm Nguyên Trường dịch
Nguồn: Americanthinker
Kim Jong-un, nhà độc tài của Bắc Triều Tiên (chủ tịch là một uyển ngữ), là người cực kì hoang tưởng. Chứng hoang tưởng ở các nhà độc tài không phải là một rối loạn thần kinh; nó là cơ chế sinh tồn phải có. Kim không chỉ giết bất cứ người nào và giết tất cả những người mà ông ta thậm chí nghi ngờ là không trung thành, mà còn áp dụng cả những biện pháp không làm chết người. Thậm chí ông ta còn mang theo nhà vệ sinh riêng mỗi khi công cán, để ngăn, không cho ADN của ông ta rơi vào tay các nhà phân tích, có thể suy ra bệnh tật của ông ta.
Kim rất sợ phải đi máy bay, vì biết rằng một khi ông ta ở trong máy bay bay ở độ cao hơn 10 ngàn mét, ông ta là người bất lực, không chỉ phải dựa vào lòng thương hại cho một phi công có khả năng tự tử, mà còn sợ cả phi hành đoàn đang ở dưới mặt đất nữa. Khi bay tới Singapore để gặp Tổng thống Trump, Kim đã tiến hành nhiều biện pháp lẩn tránh nhằm loại bỏ nhiều kẻ ám sát. Khi tới Hà Nội để gặp Tổng thống của chúng ta, ông ta đi bằng tàu hỏa qua Trung Quốc, đồng minh thân cận nhất của ông ta.
Nói về Trung Quốc, Tập Cận Bình là chủ tịch suốt đời. Tập cũng là một nhà độc tài tàn bạo. Mặc dù không khoa trương như Kim, nhưng ông ta đúng là một người nhiều thủ đoạn theo kiểu Machiavelli. Giống như Kim, ông ta để những kẻ đồng hội đồng thuyền ở gần mình, nhưng để cho kẻ thù của mình thậm chí còn ở gần hơn. Như bạn thấy, các nhà độc tài đều không có bạn bè.
Cả Kim và Tập đều biết rằng sức mạnh thực sự của họ nằm trong việc đóng vai một sát thủ tiềm tàng, chống lại tất cả những người khác. Họ luôn luôn dự đoán, không bao giờ biết có thể tin người nào và ai sẽ bán rẻ mình. Ở Bắc Triều Tiên, im lặng gật đầu đồng ý với tất cả những điều nhà độc tài nói là chưa đủ. Phải nhiệt liệt hoan nghênh (hoặc khóc lóc thảm thiết, tùy từng trường hợp) và phải làm như vậy một cách thuyết phục. Nhà độc tài biết rằng tất cả chỉ là một màn kịch, nhưng đấy không phải là vấn đề. Dễ dàng phát hiện lời khen giả vờ hơn là phân tích tâm lý một kẻ âm mưu đang còn ở trong bóng tối - và lời khen giả vờ là bản án tử hình.
Muốn có sức mạnh thực sự, nhà độc tài cũng cần có những biện pháp khuyến khích tích cực. Những người trung thành phải được trả lương cao. Họ phải sống xa hoa. Nói cách khác, họ mất rất nhiều nếu nhà độc tài bị tước mất quyền lực. Kết hợp giữa củ cà rốt và cây gậy là chìa khóa cho uy quyền của nhà độc tài.
Nhà độc tài phải cân đong cẩn thận các mối đe dọa và lời hứa của mình. Bộ hạ của ông ta phải sợ ông ta. Việc thực thi quyền lực tàn nhẫn của nhà độc tài phải trở thành biện pháp khủng bố thường trực đối với bộ hạ của ông ta. Tuy nhiên, nhà độc tài phải cực kỳ cẩn thận trong việc có thể áp đặt bao nhiêu khủng bố là vừa. Khủng bố giúp ông ta sống. Hoảng loạn có thể giết chết ông ta.
Sự khác biệt là rất quan trọng, và tất cả các nhà độc tài đều biết khác biệt đó là gì. Những người bị khủng bố sẽ thu mình lại và tuân theo. Những người hoảng loạn mất kiểm soát và phản ứng một cách tuyệt vọng, không cần biết đến rủi ro. Một người hoảng loạn biết rằng anh ta không có gì để mất nếu làm liều và sẽ mất hết nếu buông xuôi trước mối đe dọa. Một số người tin rằng Josef Stalin đã bị chính những người gần gũi với mình giết, khi một cuộc thanh trừng khác được cho là sắp xảy ra. Nhóm người xung quanh ông ta đã hoảng loạn.
Cuối cùng, đây là cái dẫn chúng ta đến phương pháp khéo léo mà Tổng thống Trump đang tìm cách đưa cả Kim lẫn Tập vào những cái bẫy chết người tiềm tàng. Cả hai người đều có những người trung thành đứng ngay bên cạnh, những người này không chỉ bị khủng bố, mà còn được khen thưởng hậu hĩnh vì lòng trung thành của họ. Khi những phần thưởng đó không còn, khi nhà độc tài thể hiện sự yếu đuối, khi ông ta bị kẻ thù mạnh hơn đánh bại, những người trung thành có thể hoảng loạn.
Trump đang sử dụng sự kiện này để lái Tập chấp nhận các đòi hỏi của Mĩ liên quan đến công bằng trong thương mại. Nó đưa Tập vào tình huống khó xử, giữa hai lựa chọn đầy khó khăn. Nếu ông ta không nhượng bộ Trump, nền kinh tế của ông ta sẽ lung lay, có lẽ sẽ gây chết người (đối với Tập). Nếu ông ta nhượng bộ, ông ta phải tìm cách thoát ra khỏi cơn thịnh nộ của những người trung thành đã bị phản bội, họ sẽ coi ông ta là một người yếu đuối. Trong cả hai trường hợp, ít nhất, quyền lực của Tập cũng sẽ bị cắt bớt.
Kim cũng thế, nhưng kinh khủng hơn nhiều. Trong khi Tập có thể, mặc dù khó thành công, tuyên bố mình bị bệnh và nghỉ hưu, sống thoải mái và mờ nhạt, Kim có quá nhiều kẻ thù muốn trả nợ máu, ông ta không thể nghĩ đến việc nghỉ hưu an toàn, ngay cả ở nước ngoài.
Thảm họa ngoại giao giáng vào Kim ở Hà Nội - phải đi bằng tàu hỏa để đến đàm phán với Tổng thống Trump (tức là lừa đảo), để bị Trump từ chối ngay lập tức yêu cầu của Kim - và rời Hà Nội, trong khi Kim đứng đợi với hai bàn tay trắng - chắc chắn đã làm nhóm thân cận với Kim ở Bắc Triều Tiên mất tinh thần. Gần như chắc chắn là một số người trong bọn họ đã nghĩ đến việc “loại bỏ” Kim, nhưng còn lưỡng lự vì chưa đánh giá đúng về những kẻ âm mưu đồng lõa với mình, những kẻ cơ hội sẵn sàng phản bội, những kẻ chắc chắn sẽ giết hại lẫn nhau tương tự như việc họ phản bội Kim.
Mặc dù việc loại bỏ chưa xảy ra, cả Kim và Tập đều được nhắc nhở về sự kiện là chuyện đó không những có thể xảy ra trong tương lai gần, mà Trump, người biết rõ hoàn cảnh, có thể làm cho nó xảy ra. Họ sợ Trump, nhưng chưa hoảng loạn.
Vị Tổng thống Mĩ nào khác (ngoài Ronald Reagan, có người cho là như thế) từng vô hiệu hóa kẻ thù của chúng ta một cách cực kì nhanh chóng và không cần nổ một phát súng nào? Vị Tổng thống tương lai nào sẽ làm được như thế?
Robert Arvay
Phạm Nguyên Trường dịch
Nguồn: Americanthinker
(FB Phạm Nguyên Trường)
Không có nhận xét nào