Tờ Strait Times nhận định, việc dựa
vào Mỹ để bảo vệ mình vào thời điểm khủng hoảng là một việc làm mạo hiểm
và hoàn toàn không dành cho người nhát gan.
Vừa
qua, việc Mỹ gạt bỏ một cách bất ngờ và không thương tiếc người Kurd ở
Syria và để mặc số phận họ cho Thổ Nhĩ Kỳ – kẻ thù truyền thống của
người Kurd, định đoạt, đã chứng minh điều này.
Không chỉ người Kurd phải nhận lại “quả đắng”, Saudi Arabia cũng không là ngoại lệ khi quốc gia này từng dành hàng trăm tỷ USD mua các trang thiết bị quân sự cứng của Mỹ để rồi nhận được câu nói mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng, cuộc tấn công lớn nhất nhằm vào các cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia không cần đến phản ứng quân sự của Mỹ.
Sự phản bội lạnh lùng và bất ngờ đối với các đồng mình của chính quyền Tổng thống Trump khiến lãnh đạo của nhiều quốc gia phải “rùng mình”.
Sau 30 năm thúc đẩy “trật tự thế giới mới” – theo cách gọi ban đầu của Tổng thống Mỹ George Bush, vai trò lãnh đạo của Mỹ đang suy giảm và các nước bạn bè của Mỹ cũng đang phải trả giá đắt.
Từ châu Âu đến Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nơi khác, các nhà lãnh đạo giờ đây đang tự hỏi, liệu sự đảm bảo về an ninh mà họ tin là sẽ nhận được từ Mỹ giờ đây còn có giá trị nữa hay không?
Và ngay cả các nước có quan hệ thân thiết với Mỹ như Israel cũng đang nảy sinh những nghi ngờ về giá trị của liên minh này. Mỹ đã từ bỏ các đồng minh có ý nghĩa sống còn ở Syria. Theo quan điểm của ông Naftali, một chính trị gia cấp cao thuộc đảng cực hữu Israel, bài học cho Israel là đơn giản: Israel sẽ luôn tự mình bảo vệ mình.
Giới quan sát nhận định, việc Tổng thống Trump quyết định rút quân Mỹ khỏi Syria bất chấp số phận của những người đã chiến đấu vì nước Mỹ và không có sự tham vấn, chắc chắn là tùy tiện và không được lên kế hoạch từ trước. Quyết định này cũng được đánh giá là một trong những hành động phản bội nhẫn tâm nhất của Mỹ đối với đồng minh trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, các đồng minh của Mỹ trên thế giới sẽ có sự chuẩn bị tốt để không phải hứng chịu rủi ro do những quyết định như thế của Washington ở khu vực Trung Đông. Thay vì “than khóc” trước chủ nghĩa biệt lập ngày càng gia tăng của Mỹ, các đồng minh của Washington trên thế giới được khuyên nên tập trung vào việc “đại tu” các mối quan hệ và liên minh hiện đang tồn tại với Mỹ để khiến chúng trở nên bền vững hơn.
Không có bạn bè vĩnh viễn
Trong lịch sử, chưa có một siêu cường nào thực hiện các chính sách đối ngoại và an ninh mà tôn trọng mọi lời hứa cũng như các liên minh. Hơn 200 năm trước, Thủ tướng Anh Lord Palmerston từng nhận xét, các quốc gia không có bạn bè hay đồng minh vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích vĩnh viễn. Câu nói này đã được đưa ra khi đế quốc Anh đang thống trị cả danh sách thuộc địa trải rộng khắp thế giới.
Xét trên khía cạnh đó, Mỹ cũng không là ngoại lệ và các đồng minh hiện nay của Mỹ cũng luôn biết điều này. Kể từ khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, phần lớn châu Âu hưởng lợi từ sự đảm bảo an ninh rõ ràng của Mỹ được ghi trong Hiệp ước thành lập Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) –liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu ở châu Âu.
Ba Lan, Romania và các nước Baltic nhỏ ở khu vực phía Bắc Âu đã phải vật lộn để đảm bảo sự hiện diện quân sự của Mỹ tại quốc gia mình, vì họ biết rằng, đây là cách chắc chắn nhất để sự đảm bảo an ninh của Mỹ có ý nghĩa không chỉ trên giấy tờ.
Và cũng chính vì logic này mà giờ đây các nhà lãnh đạo của Saudi Arabia phải nuốt giận, giấu đi sự thất vọng của mình trước thực tế là Mỹ đã từ chối hành động sau khi các cơ sở dầu mỏ của họ bị Iran tấn công. Saudi Arabia không thể đẩy Mỹ vào một cuộc đối đầu trực tiếp với Iran và sự hiện diện tiếp tục của Mỹ vẫn là vô giá.
Không phải lần đầu
Việc Mỹ phản bội người Kurd ở Syria là một bi kịch, nhưng đây không phải là lần đầu. Trước đó, Tổng thống Barack Obama từng đột ngột rút quân khỏi Iraq vào năm 2011 – cũng gây ra nỗi kinh hoàng cho người Kurd không kém gì hành động lần này của Tổng thống Trump.
Khi tạo dựng liên minh với Mỹ ở Syria cách đây vài năm, người Kurd hiểu rất rõ rằng, đây là “cuộc hôn nhân vụ lợi”. Tuy nhiên, người Kurd đã gạt sang một bên những nghi ngờ của mình và vẫn tiến tới bắt tay với Mỹ, một phần do hi vọng lần này Mỹ có thể làm nhiều hơn cho họ và cũng bởi vì họ hầu như không còn lựa chọn nào khác.
Đúng như ông Steven Cook thuộc Hội đồng quan hệ đối ngoại Mỹ ở New York đã thẳng thắn thừa nhận: “Mỹ hùng mạnh và dối trá. Trong khi đó, người Kurd yếu kém và bởi vậy họ buộc phải tin tưởng Washington”.
Mỹ vẫn cần đồng minh
Mặc dù hầu hết các cuộc thăm dò dư luận đều chỉ ra rằng, đa số người dân Mỹ đều đã mệt mỏi với các chiến dịch quân sự ở nước ngoài mà họ cho là lãng phí sinh mạng và của cải, nhưng đây không phải là quan điểm của bộ máy chính trị và an ninh của Mỹ.
Ông Trump có thể từ bỏ tất cả các nước châu Âu, coi họ là những kẻ yếu đuối, nhưng trên thực tế số lính Mỹ được triển khai ở châu Âu và các nguồn tài trợ của Mỹ cho việc phòng thủ châu Âu vẫn đang tăng lên. Và điều tương tự cũng đang diễn ở Trung Đông và châu Á.
Tuy nhiên, trên thực tế các đồng minh của Mỹ vẫn phải chi tiêu nhiều hơn cho công tác an ninh, không chỉ đối với các nước châu Âu mà cả Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước đồng minh khác của Mỹ trên thế giới.
Điều này giúp “trấn an” Mỹ rằng, không chỉ các liên minh của siêu cường này đang trở nên bình đẳng hơn, mà còn vì các nước đồng minh sẽ chỉ tìm kiếm sự đảm bảo an ninh cho họ ở Washington, khi tất cả các lựa chọn khác đều thất bại.
Nhưng điều quan trọng nhất khiến Mỹ trung thành với các liên minh là khi sức mạnh toàn cầu của Mỹ suy yếu, nhu cầu cần đồng minh của Mỹ sẽ tăng lên. Và khi nhu cầu này tăng lên, đối thoại chiến lược giữa các nước đồng minh cũng sẽ trở nên bình đẳng hơn và khả năng Washington từ bỏ các liên minh sẽ giảm bớt.
Quyên Trần
(TC Thế Giới)
Không chỉ người Kurd phải nhận lại “quả đắng”, Saudi Arabia cũng không là ngoại lệ khi quốc gia này từng dành hàng trăm tỷ USD mua các trang thiết bị quân sự cứng của Mỹ để rồi nhận được câu nói mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng, cuộc tấn công lớn nhất nhằm vào các cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia không cần đến phản ứng quân sự của Mỹ.
Sự phản bội lạnh lùng và bất ngờ đối với các đồng mình của chính quyền Tổng thống Trump khiến lãnh đạo của nhiều quốc gia phải “rùng mình”.
Sau 30 năm thúc đẩy “trật tự thế giới mới” – theo cách gọi ban đầu của Tổng thống Mỹ George Bush, vai trò lãnh đạo của Mỹ đang suy giảm và các nước bạn bè của Mỹ cũng đang phải trả giá đắt.
Từ châu Âu đến Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nơi khác, các nhà lãnh đạo giờ đây đang tự hỏi, liệu sự đảm bảo về an ninh mà họ tin là sẽ nhận được từ Mỹ giờ đây còn có giá trị nữa hay không?
Và ngay cả các nước có quan hệ thân thiết với Mỹ như Israel cũng đang nảy sinh những nghi ngờ về giá trị của liên minh này. Mỹ đã từ bỏ các đồng minh có ý nghĩa sống còn ở Syria. Theo quan điểm của ông Naftali, một chính trị gia cấp cao thuộc đảng cực hữu Israel, bài học cho Israel là đơn giản: Israel sẽ luôn tự mình bảo vệ mình.
Giới quan sát nhận định, việc Tổng thống Trump quyết định rút quân Mỹ khỏi Syria bất chấp số phận của những người đã chiến đấu vì nước Mỹ và không có sự tham vấn, chắc chắn là tùy tiện và không được lên kế hoạch từ trước. Quyết định này cũng được đánh giá là một trong những hành động phản bội nhẫn tâm nhất của Mỹ đối với đồng minh trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, các đồng minh của Mỹ trên thế giới sẽ có sự chuẩn bị tốt để không phải hứng chịu rủi ro do những quyết định như thế của Washington ở khu vực Trung Đông. Thay vì “than khóc” trước chủ nghĩa biệt lập ngày càng gia tăng của Mỹ, các đồng minh của Washington trên thế giới được khuyên nên tập trung vào việc “đại tu” các mối quan hệ và liên minh hiện đang tồn tại với Mỹ để khiến chúng trở nên bền vững hơn.
Không có bạn bè vĩnh viễn
Trong lịch sử, chưa có một siêu cường nào thực hiện các chính sách đối ngoại và an ninh mà tôn trọng mọi lời hứa cũng như các liên minh. Hơn 200 năm trước, Thủ tướng Anh Lord Palmerston từng nhận xét, các quốc gia không có bạn bè hay đồng minh vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích vĩnh viễn. Câu nói này đã được đưa ra khi đế quốc Anh đang thống trị cả danh sách thuộc địa trải rộng khắp thế giới.
Xét trên khía cạnh đó, Mỹ cũng không là ngoại lệ và các đồng minh hiện nay của Mỹ cũng luôn biết điều này. Kể từ khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, phần lớn châu Âu hưởng lợi từ sự đảm bảo an ninh rõ ràng của Mỹ được ghi trong Hiệp ước thành lập Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) –liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu ở châu Âu.
Ba Lan, Romania và các nước Baltic nhỏ ở khu vực phía Bắc Âu đã phải vật lộn để đảm bảo sự hiện diện quân sự của Mỹ tại quốc gia mình, vì họ biết rằng, đây là cách chắc chắn nhất để sự đảm bảo an ninh của Mỹ có ý nghĩa không chỉ trên giấy tờ.
Và cũng chính vì logic này mà giờ đây các nhà lãnh đạo của Saudi Arabia phải nuốt giận, giấu đi sự thất vọng của mình trước thực tế là Mỹ đã từ chối hành động sau khi các cơ sở dầu mỏ của họ bị Iran tấn công. Saudi Arabia không thể đẩy Mỹ vào một cuộc đối đầu trực tiếp với Iran và sự hiện diện tiếp tục của Mỹ vẫn là vô giá.
Không phải lần đầu
Việc Mỹ phản bội người Kurd ở Syria là một bi kịch, nhưng đây không phải là lần đầu. Trước đó, Tổng thống Barack Obama từng đột ngột rút quân khỏi Iraq vào năm 2011 – cũng gây ra nỗi kinh hoàng cho người Kurd không kém gì hành động lần này của Tổng thống Trump.
Khi tạo dựng liên minh với Mỹ ở Syria cách đây vài năm, người Kurd hiểu rất rõ rằng, đây là “cuộc hôn nhân vụ lợi”. Tuy nhiên, người Kurd đã gạt sang một bên những nghi ngờ của mình và vẫn tiến tới bắt tay với Mỹ, một phần do hi vọng lần này Mỹ có thể làm nhiều hơn cho họ và cũng bởi vì họ hầu như không còn lựa chọn nào khác.
Đúng như ông Steven Cook thuộc Hội đồng quan hệ đối ngoại Mỹ ở New York đã thẳng thắn thừa nhận: “Mỹ hùng mạnh và dối trá. Trong khi đó, người Kurd yếu kém và bởi vậy họ buộc phải tin tưởng Washington”.
Mỹ vẫn cần đồng minh
Mặc dù hầu hết các cuộc thăm dò dư luận đều chỉ ra rằng, đa số người dân Mỹ đều đã mệt mỏi với các chiến dịch quân sự ở nước ngoài mà họ cho là lãng phí sinh mạng và của cải, nhưng đây không phải là quan điểm của bộ máy chính trị và an ninh của Mỹ.
Ông Trump có thể từ bỏ tất cả các nước châu Âu, coi họ là những kẻ yếu đuối, nhưng trên thực tế số lính Mỹ được triển khai ở châu Âu và các nguồn tài trợ của Mỹ cho việc phòng thủ châu Âu vẫn đang tăng lên. Và điều tương tự cũng đang diễn ở Trung Đông và châu Á.
Tuy nhiên, trên thực tế các đồng minh của Mỹ vẫn phải chi tiêu nhiều hơn cho công tác an ninh, không chỉ đối với các nước châu Âu mà cả Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước đồng minh khác của Mỹ trên thế giới.
Điều này giúp “trấn an” Mỹ rằng, không chỉ các liên minh của siêu cường này đang trở nên bình đẳng hơn, mà còn vì các nước đồng minh sẽ chỉ tìm kiếm sự đảm bảo an ninh cho họ ở Washington, khi tất cả các lựa chọn khác đều thất bại.
Nhưng điều quan trọng nhất khiến Mỹ trung thành với các liên minh là khi sức mạnh toàn cầu của Mỹ suy yếu, nhu cầu cần đồng minh của Mỹ sẽ tăng lên. Và khi nhu cầu này tăng lên, đối thoại chiến lược giữa các nước đồng minh cũng sẽ trở nên bình đẳng hơn và khả năng Washington từ bỏ các liên minh sẽ giảm bớt.
Quyên Trần
(TC Thế Giới)
Không có nhận xét nào