Sáng 21/10, Quốc hội Việt Nam khai
mạc kỳ họp thứ 8 khóa XIV. Theo phát biểu khai mạc kỳ họp của Chủ tịch
Quốc hội, Nguyễn Thị Kim Ngân , trong ba nội dung chính sẽ được bàn thảo
có vấn đề Biển Đông.
Theo diễn văn khai mạc của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ba nội dung chính là:
Một
là, xem xét, thảo luận các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019 và quyết định kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ ngân sách trung ương năm
2020.
Hai
là, xem xét, thông qua 12 dự án luật, bộ luật, 4 dự thảo nghị quyết và
cho ý kiến về 9 dự án luật khác. Đáng chú trong số này là xem xét,
thông qua dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Quốc
hội cũng nghe báo cáo về công tác đối ngoại năm 2019, trong đó có tình
hình Biển Đông; xem xét phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định
biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa Việt Nam
và Campuchia; Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền
giữa Việt Nam và Campuchia.
Thứ
ba, tiến hành xem xét các báo cáo; trong đó có các báo cáo của Chính
phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi
hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019.
Biển Đông trong chương trình nghị sự
Một trong những nội dung được chú nhất là việc Quốc hội Việt Nam đưa vấn đề Biển Đông vào nghị trình bàn thảo.
Ngay
trong bài phát biểu trước Quốc hội trong phiên khai mạc sáng 21/10, Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng có chia sẻ về tình hình Biển Đông
gần đây.
Ông
Phúc khẳng định việc Việt Nam nhất quán với chủ trương, "những gì thuộc
về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân
nhượng; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển
đất nước."
Theo
đó, Việt Nam đã, đang và tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng
nhiều biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của
Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và đấu tranh trên thực địa; đồng
thời gìn giữ môi trường hòa bình và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các
nước.
Liệu có gì thay đổi?
Thực ra, ngay khóa XIII, trong nhiều kỳ họp, Quốc hội Việt Nam cũng đã nghe Chính phủ báo cáo về tình hình Biển Đông.
Đặc
biệt, năm 2014, trong bối cảnh căng thẳng dâng cao với Trung Quốc quanh
giàn khoan HD-981 mà nước này đặt tại khu vực biển Hoàng Sa, ngay
trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã phản đối
hành vi này của Trung Quốc và nói việc nước này đặt giàn khoan là "vi
phạm đặc biệt nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam" và "bất chấp
cả những thỏa thuận cấp cao" giữa lãnh đạo hai đảng Cộng sản và hai
nước.
Tuy nhiên, cuối cùng thì Quốc hội cũng chỉ họp kín về biển Đông.
Lần
này, kỳ họp thứ tám diễn ra sau Hội nghị Trung ương thứ 11 (khóa XII),
mà một trong những nội dung của kỳ họp của đảng Cộng sản có bàn thảo về
Biển Đông.
Tại
phiên khai mạc kỳ họp thứ 11, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam, ông
Nguyễn Phú Trọng có đưa ra yêu cầu về việc "phân tích, dự báo có căn cứ,
cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình
Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra."
Tiếp
đó, khi tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử số 1, tại Hà Nội, khi đề cập
đến quan hệ đối ngoại nói chung, trong đó có vấn đề Biển Đông, ông Trọng
lại nhấn mạnh: "Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đồng thời phải
kiên quyết, kiên trì đấu tranh, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc… Giữ đất nước yên bình để tiến lên, nhưng vẫn giữ được
độc lập, chủ quyền. Giữ quan hệ cho tốt, nhưng việc gì thuộc về độc lập
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta không bao giờ nhân nhượng."
GS
Carl Thayer, Đại học New South Wales, được báo South China Morning Post
trích lời, hôm 12/10, nói rằng, yêu cầu của ông Trọng có thể là một dấu
hiệu cho thấy Hà Nội sẽ không lùi bước trước nguy cơ đối đầu với Trung
Quốc về chủ quyền Biển Đông.
Điều
này cũng khiến người ta lại hy vọng rằng, tại kỳ họp này, Quốc hội Việt
Nam sẽ đưa ra sách lược hành động cụ thể, chứ không chỉ bàn thảo kín
như các kỳ họp trước đây.
Tất nhiên, những hành động nếu có, sẽ không ra ngoài những gì mà Hội nghị Trung ương đã bàn thảo.
Nhưng
cũng cần nhắc lại là năm 2014, Hội nghị Trung ương lần thứ 9 khóa XI,
diễn ra vào tháng 5, tức là ngay trong thời gian xảy ra căng thẳng với
Trung Quốc quanh giàn khoan HD-981, thông báo của hội nghị này có nhắc
đến việc Ban Chấp hành Trung ương "nghe báo cáo của các cơ quan chức
năng về việc thực hiện các chủ trương, giải pháp của ta phản đối, đấu
tranh đòi phía Trung Quốc phải dừng việc đặt giàn khoan thăm dò dầu khí
Hải Dương 981 trong vùng biển nước ta".
Thông
báo trên cũng đưa ra yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ; giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hoà bình trên cơ sở
tôn trọng luật pháp quốc tế; đồng thời giữ vững môi trường hoà bình, ổn
định để phát triển đất nước.
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Việt Nam khóa XIV sẽ còn kéo dài tới 27/11.
(BBC)
Không có nhận xét nào