1- Người xưa nói: “Sểnh nhà ra thất
nghiệp”. Ngụ ý, nhà cửa và đất đai, nó gắn bó máu thịt với đời người.
Bước chân ra khỏi cửa, từ cái ăn đến chỗ ở, chúng đặt ta vào thế bị
động. Bị động, sẽ khiến ta phải đối diện với những hiểm nguy và những
bất trắc khôn lường. Có an cư, mới mong lạc nghiệp. Cho nên, người Việt
xem trọng đất đai và coi nó như bản mệnh của chính mình.
Họ
có thể nhường nhịn nhau nhiều thứ, duy bản mệnh, không nhường. Đụng đến
nó: huynh đệ, tương tàn – lân bang, cừu oán. Chỉ hơn thua nhau vài tấc
đất, đến anh em ruột thịt, vẫn có thể vác dao – xách kiếm rượt nhau.
Quốc gia, cũng vậy. Động đến quốc thổ, y như rằng, lăn xả vào nhau, để
chém giết.
Cận
đại, chiến tranh giữa Anh quốc và Argentina tại quần đảo Malvinas. Xung
đột biên giới Xô – Trung và Trung – Ấn…, đều có chung nguồn gốc. Đó là,
tranh giành đất đai. Từ cổ – chí kim, tranh giành đất đai, bao giờ cũng
hết sức tàn khốc. Cụm từ “độc địa”, có lẽ, bắt nguồn từ đó.
2- Trong cái câu chuyện giữ đất, kể cho cả nhà nghe, 2 điển tích:
–
Bên Trung hoa, khi Mạo Đốn của nước Hung nô vừa mới lên ngôi, Đông hồ –
láng giềng của họ, đương thịnh. Cậy mạnh hiếp yếu, họ sai sứ giả sang
xin đểu con Thiên lý mã của Hung nô. Mạo Đốn, đem việc đó, hỏi ý kiến
quần thần. Ai cũng nói: “Thiên lý mã, là báu vật của Quốc gia. Vì thế,
không thể tùy tiện đem dâng cho họ được”. Đốn đáp: “Vì bang giao với
láng giềng, tiếc chi một con ngựa”. Nói đoạn, sai người dắt Thiên lý mã
ra, trao tận tay cho sứ giả.
Không
lâu, Đông hồ lại cử sứ sang với yêu sách: “Xin một Yên Chi (Tên hiệu vợ
chính của vua Hung nô)”. Đốn bàn với quần thần, ai nấy đều phẫn nộ:
“Đông Hồ vô đạo, dám cầu Yên Chi. Xin xuất quân, đánh cho chúng chừa cái
thói láo toét đó đi”. Đốn cười và đáp: “Vì bang giao với láng giềng,
tiếc chi 1 người con gái”. Đoạn, sai sửa kiệu, để đưa Yên Chi về Đông
Hồ.
Quen
mui, lần thứ 3, Đông Hồ lại cử sứ sang. Lần này, họ xin mảnh đất rộng
nghìn dặm, mà người Hung Nô, vốn bỏ hoang đã lâu. Đốn triệu tập quần
thần. Văn võ bá quan, chia 2 phe rõ rệt. Phe thứ nhất, chủ trương: “Đất
hoang ấy, từ xưa đến nay, ta không dùng. Vốn dĩ, chỉ là nơi chim ỉa. Cho
đi, cũng được”. Phe thứ 2, phản đối đến cùng.
Nghe
xong, Mạo Đốn gầm lên: “Đất đai, là bản mệnh của Quốc gia. Bản mệnh,
sao có thể đem ra để mua bán – đổi chác và cho tặng được”. Nói đoạn, sai
chém sạch những người có ý muốn nhường đám đất hoang đó cho giặc. Chém
xong, tập hợp toàn quân – huy động toàn dân, tổng lực và mãnh liệt công
kích Đông Hồ. Kẻ kia, trở tay không kịp và đại bại dưới tay Mạo Đốn.
–
Việt Nam mình, tháng Tư năm Quý Tỵ 1473, Thái bảo Lê Cảnh Huy được vua
Lê Thánh Tông sai đi đàm phán việc bang giao và biên giới với nhà Minh.
Trước khi lên đường, Thánh Tông triệu Huy vào gặp và ban cho “kim chỉ
nam”, để dựa vào đó, mà “dĩ bất biến – ứng vạn biến”: “Một thước núi,
một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh
biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang
phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước,
một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di!”.
3-
Thế mới biết, Tổ tiên ta coi “Quốc thổ” thiêng liêng đến nhường nào.
Thế hệ này ngã xuống, thế hệ sau đứng lên. Tất cả, đều không tiếc máu
xương, để giữ gìn và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Bây giờ,
Tổng Trọng và cả cái đám, gọi là ban lãnh đạo CS Việt Nam, chúng “ăn cho
rõ lắm, lú mề – lú gan”. Bởi thế, chúng quên đi lời nguyền của Tổ tiên,
chúng đi đêm với kẻ thù. Không sợ tội “chu di”, chúng nhường vô tội vạ
đất đai của Tổ tiên cho giặc. “Thước núi – tấc sông”, đã là cái gì.
Thác
Bản giốc, ngày xưa, nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Giờ đây, giặc di
cột mốc đến và đóng vào giữa đỉnh thác. Mục Nam quan, ngày xưa, người
Pháp đóng đồn binh ở phía Bắc của ải. Bây giờ, vĩnh viến mất. Khi giặc
kéo đến Gạc ma và bao đảo khác ở Biển Đông: Đảng CS, chúng không cho bộ
đội ta nổ súng giữ đảo. Hậu quả, ngót trăm cán bộ và chiến sĩ Hải quân
Nhân dân Việt Nam, họ đã bị chết thảm. Đảo mất, chúng hèn nhát không dám
đòi lại, đã đành. Ngay cả chuyện đấu tranh với giặc, để đưa hài cốt của
anh em mình về với Đất Mẹ, chúng cũng chẳng chịu làm. Lương tâm của
chúng, chó tha – quạ mổ.
Gần
đây nhất, là chuyện bãi Tư Chính. Giặc công khai, nhận vơ chủ quyền.
Chúng liên tục và luân phiên đưa đủ các chủng loại tàu ra uy hiếp Việt
Nam. Đối phó với sức ép này, thử xem, lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng CS
Việt Nam, chúng đã “lo” cho Đất nước được những gì và chúng “lo” như thế
nào?
–
Người đầu tiên phải kể đến, là Thị Ngân. Ngay sau khi giặc gây hấn, cô
nàng lập tức bay sang Bắc kinh và xin gặp anh Tập. “Trai, gian hùng –
gái, lẳng lơ”. À quên, trai anh hùng, gái thuyền quyên. Gặp nhau, xoắn
xuýt như quẩy. Hết bắt chân rồi lại sờ tay và nhất là, được ngửi mùi hôi
nách của chàng, nàng phê lòi. Nhìn bức ảnh nàng đắm đuối ngắm anh Tập,
như gái sề mới qua đêm đầu tiên ở nhà chồng, ta sẽ hiểu, tại sao, nàng
quên tiệt nhiệm vụ của mình.
Phủ
phê bằng vịt quay Bắc Kinh xong, nàng đứng dậy, phủi đít phành phạch và
ngúng ngẩy ra về. Nửa lời công khai phản đối hành vi gây hấn của Trung
cộng tại Biển Đông, cũng không. Hành vi chướng tai – gai mắt ấy, đến
đồng bọn của nàng, chúng cũng không thể ngửi được. Chuyện nàng mở cửa
chuyên cơ và cho 9 kẻ đào tẩu quá giang trong chuyến thăm Hàn quốc – một
hành vi nhục Quốc thể, giờ mới được tung hê. Một cái tát, có thể nói là
lật mặt, mà đồng bọn đã ưu ái, để dành riêng cho nàng. Chẳng biết, rồi
đây, anh Tập có muốn cứu và có thể cứu nổi cái sinh mệnh Chính trị của
nàng nữa, hay không.
–
Người thứ 2, là 皇伟 Hoàng vĩ (Hoàng Đế vĩ đại?) Phú Trọng. Sau 3 tháng
bị giặc ép cho lòi kèn, bây giờ, chàng mới chịu gạt cụm từ “Biển Đông
không có gì mới” sang một bên và rón rén cho “Trung ương phân tích và dự
báo tình hình Biển Đông(!)”. Trước giờ, vẫn nỏ mồm: “Mọi việc, để Đảng
lo”. Nay, “cháy nhà, mới lòi ra cái mặt chuột”. Phải phọt ra cái lời chỉ
đạo củ chuối đó, chứng tỏ, chàng chỉ là cái thằng cha giỏi ba hoa chích
chòe. Chứ trong bụng, rặt cứt. Ở đó, tuyệt nhiên không có đối sách chủ
động, để ứng phó với giặc. “Chó già, giữ xương”. Chứng kiến cảnh này,
nhiều người, vì tức giận mà chửi đổng lên như thế. Các bác ấy, hơi quá
lời. Tổng Trọng, không phải, là một con chó. Bằng chứng, ít nhất, chàng
vẫn đi lại bằng 2 chân.
–
Xuân Phúc và cả cái phường giá áo – túi cơm, mà người ta thường vẫn gọi
là Trung ương ủy viên của CS, chúng cũng chẳng khá hơn gì. Tất cả, đều
là cái loại khiếp nhược và bất lực. Chính ủy kiêm Tổng Tư lệnh các Lực
lượng Vũ trang, thì lẩn trốn nghĩa vụ Quân sự trong Chiến tranh. “Bộ
trưởng bộ Quốc phòng, không đọc được bản đồ địa hình. Chủ nhiệm Tổng cục
Chính trị, chưa từng cầm súng bắn quân thù. Tướng tá, chỉ có một mặt
mạnh duy nhất, là lắm tiền – nhiều của”. Bí mật động trời này, được
chính Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng các Lực lượng Vũ trang Nhân dân
đưa ra. Vì thế, không thể nghi ngờ độ xác thực của nó.
Tôn
tử, từng đưa ra luận điểm: 兵者,国之大事 . Binh giả, quốc chi đại sự. Thậm
chí, long trọng xếp luận điểm này vào Chương 1 – Điều 1 trong bộ Binh
pháp nổi tiếng của mình. Binh đao, là việc trọng đại bậc nhất của mỗi
Quốc gia. Việc trọng đại ấy, giao vào tay bọn gà mờ, nhắm mắt lại cũng
biết: Nước mất – nhà tan, đó là cái kết cục bi thảm và tất yếu.
4-
Để biện minh cho hành động bán nước của Đảng CS, tất cả bọn chúng, đều
nại ra rằng: Ta yếu – địch khỏe. Muốn yên thân, phải đổi đất và biển, để
lấy hòa bình. Chúng vô tư “đánh bạc bằng tiền của người khác”. Chúng
buông bỏ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, chỉ để đổi lấy mối “quan hệ tốt
đẹp” giữa 2 Đảng CS Việt Nam và Trung hoa. Từ đó, yên ổn tổ chức Đại
hội Đảng các cấp. Tại đó, chia nhau quyền và lợi. Ai nói chúng bán nước,
chúng giãy lên như đỉa phải vôi và không quên, úp ngay cái mũ “phản
động” lên đầu người ta.
5- Này, Phú Trọng và cả cái đám lâu la.
Giờ
là lúc nào, mà các cậu vẫn nghĩ rằng, có thể dễ dàng lừa bịp được quần
chúng? Trong lần gần nhất về thăm lại Đồng Tâm, lão đã nghe và rất muốn
chàng có mặt ở đó, để cùng nghe câu chuyện giữ đất của các mẹ, các chị.
Nói
về bãi Tư Chính, họ cười khẩy và bô bô nói rằng: “Cho tướng tá của ông
Trọng nghỉ hết đi. Chỉ cần phụ nữ Đồng Tâm hiện diện ở bãi Tư Chính,
không kẻ thù nào có thể lấy đi được của Tổ quốc ta, cho dù, chỉ một tấc
đất”. Rõ, là 1 câu nói đùa. Nhưng nghĩ kĩ, nó hết sức nghiêm túc. Hãy
nghiên cứu bài học giữ đất của bà con Đồng Tâm, chàng có thể thấy vô số
điểm tương đồng trong việc giữ bãi Tư Chính và có thể đúc kết được rất
nhiều bài học kinh nghiệm.
–
Thứ nhất, ở Đồng Tâm và Tư Chính, cả hai, đều có cuộc đấu tranh chống
lại bọn cướp đất. Lũ kẻ cướp này, tai hại thay, đều mang danh CS và
chúng đều táng tận lương tâm như nhau. Ở Đồng Tâm, là chính quyền CS Hà
Nội. Còn ở bãi Tư Chính, là bọn Tàu cộng. Khác nhau ở chỗ, dân Đồng Tâm
đồng lòng và họ có chiến lược – chiến thuật giữ đất một cách bài bản. Họ
hiên ngang – bất khuất và ngẩng cao đầu, để chống cướp. Cuối cùng, họ
đã giữ đất thắng lợi. Riêng Đảng CS Việt Nam, chúng chưa khốn nạn đến
mức, chối bỏ chủ quyền của Việt Nam trên bãi Tư Chính. Nhưng, chúng chỉ
dám đánh giặc miệng và giới hạn ở dăm câu – ba điều, hoàn toàn mang tính
chất “đầu môi – chót lưỡi”. Chứ việc làm thiết thực, thì không. Kéo có
mỗi cái chân đê giàn khoan ra đó, chúng cũng phải làm một cách lén lút.
Giống như, đang đi ăn trộm.
– Thứ 2, ở Đồng Tâm và Tư Chính, lũ kẻ cướp đều có sức mạnh cơ bắp áp đảo và chúng đều không có Chính nghĩa.
Binh
pháp Tôn tử, thiên Cửu địa có viết: “敌众整而将来,待之若何?”. 曰: “先夺其所爱,则听矣”.
“Địch chúng chỉnh nhi tương lai, đãi chi nhược hà?”. Viết: “Tiên đoạt kì
sở ái, tắc thính hĩ”. Nghĩa là, “Khi địch kéo đến với đội ngũ đông đảo
và chỉnh tề, nên đối phó với chúng như thế nào?”. Trả lời: “Hãy tóm cho
bằng được tử huyệt của kẻ thù. Khi đó, có thể chế áp chúng”.
Bà
con Đồng Tâm, chắc chắn, họ chưa đọc Binh pháp. Nhưng, họ làm… đúng như
sách. Cụ thể, họ đã kê thẳng mũi giáo vào cổ họng của Chung con và bè
lũ. Khi bọn kia phồng mang – trợn mắt lên, để nói láo rằng: “59 ha đất ở
cánh Đồng sênh (mảnh đất mà Chính quyền CS định cướp), là đất Quốc
phòng”. Ngay lập tức, bà con kê tủ đứng vào mồm lũ cướp: “Đã là đất Quốc
phòng, ắt phải có Quyết định thu hồi đất của Chính phủ. Hãy mang cái
Quyết định ấy ra đây, rồi cùng nhau đi kiểm tra thực địa và tiến hành
nhận bàn giao đất từ bà con. Không những thế, bà con nguyện xin chịu mọi
hình thức phạt tội. Kể cả, tử hình ngay tại chỗ”.
Khốn
nỗi, bè lũ Chung – Thanh, dẫu có quật cả mả bố nhà chúng lên, cũng lấy
đâu ra cái Quyết định thu hồi đất đó. Chính vì vậy, chúng đành nói như
đang ngậm hột thị và đến giờ, vẫn chưa nghĩ ra được cái mưu hèn – kế bẩn
nào, để thắng được bà con. Giặc dẫu “chúng chỉnh”, nhưng tất thảy, đều
bị bà con vô hiệu hóa và biến chúng thành lũ “chó ngói – gà đất”.
Không
thượng cẳng chân – không hạ cẳng tay, mà vẫn khuất phục được kẻ thù. Cụ
Kình, cụ Hiểu, tổ Đồng thuận và bà con Đồng Tâm, họ cao mưu đến thế, là
cùng.
Tổng
Trọng ơi! Hãy học bà con, mà nói với thằng thày Tập của cậu rằng: “Mày
nói, bãi Tư Chính, là đất của cái thằng bố nhà mày để lại. Vậy, chúng ta
cùng đưa nhau ra Tòa án Quốc tế. Tại đó, mỗi bên đưa những bằng chứng
của mình và đợi phán xét của Công lý”. Nói nhỏ với Trọng, Tập tiên sinh,
lấy đếch đâu ra cơ sở Pháp lý của cái gọi là “đường lưỡi bò 9 đoạn đứt
khúc”. Y không cứng họng, ấy mới là chuyện lạ. Lại nữa, biết cậu chỉ
giỏi và quen “múa gậy vườn hoang”. Cho nên, dặn thêm 1 câu, để cậu vững
dạ: Cái thời “ngoại giao pháo hạm”, nó đã thuộc về dĩ vãng rồi và chẳng
phải, lúc nào cũng có thể thò tay vào đũng quần, để lôi bom nguyên tử ra
xài được đâu. Đừng sợ Tập đến mức, són đái ra quần như thế. Trừ khi,
cậu đã đi đêm và đã bán đứng Biển Đông cho giặc.
–
Thứ 3, Binh pháp Tôn tử, thiên Cửu địa cũng viết: 无所往者,死地也.
死地,吾将示之以不活. Vô sở vãng giả, tử địa dã. Tử địa, ngô tướng thị chi dĩ bất
hoạt. Đại ý: Không còn đường lui, đó là nơi Tử địa. Đã vào Tử địa, từ
quân chí tướng, đều phải đồng lòng thể hiện ý chí Quyết tử.
Ở
đây, bà con Đồng Tâm, trăm người như một, họ lại làm đúng như sách. Khi
bị dồn vào chân tường, họ rào làng kháng chiến. Nội, bất xuất – ngoại,
bất nhập. Cả thôn Hoành, khí thế ngút trời. Nhà nhà, thét vang lời thề
“quyết tử”. Lê Đình Công là một trong những tấm gương tiêu biểu đó. Giữa
hang ổ của bầy sói, giữa ranh giới của sự sống và cái chết, Anh vẫn
không chút sờn lòng.
Đáp
lại những lời đe dọa và dụ dỗ của lũ kẻ cướp, Anh quát thẳng vào mặt
chúng: “Lê Đình Công này thà chết, chứ không bao giờ phản bội bà con của
mình” và kiên quyết phủ nhận cái luận điệu “đất Quốc phòng” xằng bậy
của cái thằng mặt dày, có tên là Chung con. Thậm chí, khi được lũ sói
nối máy, để liên lạc với đồng đội, Anh đã thét to vào đó: “Tôi sẵn sàng
chết. Nếu tôi chết, hãy thiêu sạch bọn con tin”. 投之亡地然后存,陷之死地然后生. Đầu
chi vong địa, nhiên hậu tồn. Hãm chi tử địa, nhiên hậu sinh. Thực hiện
đúng điều đó, Anh đã sống và Chiến thắng trở về. Đã bao lần gặp Anh,
mình vẫn giữ nguyên lòng ngưỡng mộ và thích được ngắm cặp mắt sáng rực
của chàng trai ấy. Cặp mắt đó, có thể thiêu ra tro mọi lũ cường quyền.
Cho dù, chúng là ma, hay quỷ. Bà con Đồng Tâm, lớn bé – trẻ già, ai cũng
vậy.
Tổng
Trọng ơi! Tập tiên sinh, là thầy của cậu. Nhưng dân nước Việt, họ gọi
nó là giặc. Bây giờ, “tứ bề, Tập thọ địch”. Nó đã lùi bước ở Hồng Kông.
Nó đã nếm mùi đau khổ trong thương chiến với Hoa kỳ. Nó đã thất bại
trong việc khuất phục khát vọng Độc lập của Nhân dân Đài loan. Tất cả
những thứ đó, khiến nó mất uy tín một cách trầm trọng với lũ đồng đảng.
Nó, đã bị dồn vào chân tường. Không thắng thêm 1 trận nào nữa, nó sẽ đổ.
Trong
bối cảnh đó, dẫu không muốn, nó cũng đành phải nhắm mắt – đưa chân, để
chọn cậu – một cái thằng bạc nhược và không có bản lĩnh, để chơi canh
bạc cuối cùng. Không chịu nhường bãi Tư Chính cho nó, cậu sẽ chết. Không
những thế, chết thảm. Nhường bãi Tư Chính cho nó, cậu là thằng bán
nước. Khi đó, quân và dân của nước Đại Việt, họ sẽ cho cậu lên cột đèn.
Nghe nói: Thân – Tí – Thìn, vốn dĩ tam hợp. Tam hợp ấy, mà nghịch mệnh
Trời, dễ biến đổi, để trở thành tam tai lắm. Người tuổi Thân, đến năm Tý
và ở vào tháng Thìn, ắt “nhập mộ chi thời”. Sau Quang, sẽ đến lượt cậu.
Sau cậu, bọn trẻ con, ăn còn chưa no – lo còn chưa tới, như cái hạng
Ngân và Phúc, chúng biết dựa vào ai? “Bỉnh chúc vô minh Quang tự diệt/
Trọng Ngân bạc Phúc sản tất vong”. Hãy khắc sâu vào tâm khảm của mình
cái điều này.
Trở
đi, mắc núi – quay lại, vướng sông. Dân chúng, không theo – sĩ phu,
ngoảnh mặt. Tiền khô cháy túi và ngay cả cái nguồn sữa ôi thiu của Tàu
cộng, cũng chẳng còn. Cậu, đã rơi vào Tử địa. Nơi đó, 疾战则存,不疾战则亡. Tật
chiến tắc tồn, bất tật chiến tắc vong. Ngay lập tức tổ chức chống trả,
may ra, còn có cơ để sống. Đu dây và trì hoãn lúc này, là chết. Cậu hoàn
toàn không có quyền lựa chọn nữa đâu. Hãy vượt qua nỗi sợ hãi và đứng
thẳng người lên, cho xứng đáng là Quốc vương của nước Đại Việt. Đếch
việc gì phải giả ốm nữa, hãy tu sửa xiêm y cho nó chỉnh tề, rồi đĩnh đạc
bước ra trước rừng ống kính của giới truyền thông trong nước và Quốc
tế. Tại đó, hãy khẳng khái tuyên thệ:
–
Trường sa và Hoàng sa, chúng là một phần lãnh thổ thiêng liêng và không
thể tách rời của Việt Nam. Chúng tôi, hoàn toàn có đầy đủ bằng chứng
Pháp lý và Lịch sử, để chứng minh cho luận điểm này.
–
Cái gọi là “Đường lưỡi bò” của Tập Cận Bình, nó chỉ là sản phẩm hoang
đường của Bắc kinh. Nó phản ánh ý chí ngông cuồng của bọn bành trướng –
bá quyền Trung cộng. Nó hoàn toàn vô giá trị.
–
Trước mắt, phía Việt Nam vẫn kiên định và kiên trì dùng biện pháp hòa
bình, để đấu tranh với những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc
tại Biển Đông. Chúng tôi sẽ khẩn trương đưa bộ Hồ sơ về Biển Đông ra
trước Tòa án Quốc tế và chúng tôi kêu gọi tất cả các nước có chung yêu
sách chủ quyền tại Biển Đông, hãy cùng tham gia vụ kiện này.
–
Trải qua mấy chục năm chiến tranh liên miên và kéo dài. Hơn ai hết, Dân
tộc chúng tôi hiểu rõ giá trị của Hòa bình. Nhưng nếu cần, chúng tôi
vẫn sẵn sàng dùng máu, để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Cũng
như, bảo vệ phẩm giá của Dân tộc Việt Nam.
Làm
được việc đó, dân nước Việt, họ sẽ bỏ qua cái quá khứ đáng xấu hổ của
cậu. Khi cậu chết, họ, chứ không phải Đảng CS, sẽ lập đền, để thờ cậu.
– Thứ 4, trong tranh chấp, ngu đến đâu, người ta cũng phải tìm cách lôi kéo mọi người xung quanh, để họ ủng hộ mình.
Sách
Lục Thao – thiên Thiểu chúng, đề xuất: 以弱击强者, 必得大国之与, 邻国之助. Dĩ nhược
kích cường giả, tất đắc đại quốc chi dữ, lân quốc chi trợ. Tạm hiểu,
muốn lấy yếu chống mạnh, tất phải có nước lớn chống lưng và có các nước
láng giềng hỗ trợ. Muốn có thế lực chống lưng như thế, người ta phải
gian khổ vận động Ngoại giao. Tôn tử, cũng đồng ý với luận điểm này. Ông
xếp thủ đoạn ngoại giao, chỉ dưới mưu lược của thống soái. Thậm chí,
đặt nó cao hơn cả việc đánh trận – công thành.
Bà
con Đồng Tâm, tuy đi chân đất, nhưng chiến lược ngoại giao của họ,
không xoàng chút nào. Không đơn độc đấu tranh trong phạm vi làng xã của
mình, họ quảng bá nó ra khắp năm châu – bốn bể. Từ đó, tranh thủ được sự
đồng tình và ủng hộ của dư luận tiến bộ trong và ngoài nước. Họ mở rộng
vòng tay, liên tục chào đón tất cả bạn bè đến thăm và học hỏi kinh
nghiệm. Cùng với Dương nội, họ kết tình huynh đệ. Đồng Tâm gọi, Dương
nội trả lời và ngược lại.
Chưa
dừng lại ở đó, họ dân vận cán bộ và chiến sĩ của Lữ đoàn 28, thuộc Quân
chủng Phòng không – Không quân, đơn vị đang trực tiếp quản lí sân bay
Miếu môn. Kết quả, trước sự thật và trước chính nghĩa, anh em bộ đội
không về hùa với lũ kẻ cướp. Họ nói thẳng với Chính quyền Hà Nội: “Đất
quốc phòng, Nhà nước giao bao nhiêu, chúng tôi quản lí bấy nhiêu. Từ xưa
đến nay, diện tích đó vẫn vậy và chưa suy chuyển một tấc đất nào. Ngoài
ranh giới, là đất nông nghiệp của bà con”. Không chỉ nói, họ còn hè
nhau đào hào, phân định rõ, đâu là đất Quốc phòng – đâu là đất nông
nghiệp. Một hạt cát, họ cũng không xúc đổ sang đất của bà con. Hành động
đó, lột trần truồng bản chất lưu manh và xảo trá của Chung con và bè
lũ. Đồng thời, nó khiến cán cân Công lý nghiêng lệch hẳn về phía dân
thôn Hoành.
Tổng
Trọng ơi! Lão biết, cậu chính là cha đẻ của Chính sách ngoại giao “Ba
không” khốn nạn và dốt nát: “Không tham gia các liên minh quân sự, không
là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt
căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia”.
Trước sự hung hăng và lòng tham vô độ của giặc Tàu, chính sách thối rốn
này, thực tế, đã trói chân – buộc tay Việt Nam và khiến chúng ta ngày
càng yếu thế trước giặc. Binh pháp Tôn tử, thiên Quân tranh:
不知诸侯之谋者,不能豫交, Bất tri chư hầu chi mưu kế giả, bất năng dự giao. Khi
không biết chúng ta toan tính như thế nào trong bụng, không ai chơi với
chúng ta cả. Không chơi với ta, họ sao ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa
của chúng ta? Nhìn hội trường trống trơn, khi Xuân Phúc và Bình Minh
đọc diễn văn tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, cậu sẽ hiểu, Việt Nam cô
độc như thế nào trên trường Quốc tế.
Hãy
thu xếp thời gian, đội xôi gà đến Đồng Tâm mà gặp cụ Kình và tổ Đồng
thuận. Trước, bái sư – sau, ăn mày của họ dăm ba kế sách giữ Nước. Thế
nào các cụ cũng tận tình dạy cho cậu nhiều điều. Trong những điều đó,
chắc chắn, họ sẽ nói với cậu rằng: Phép giữ Nước, trước hết, phải trông
chờ vào chính nội lực của bản thân mình. Nước có mạnh, mới đủ sức chống
giặc. Lòng dân có yên, họ mới sống chết cùng ta khi xung trận. Đàn áp
những người Việt Nam yêu nước, đánh đập và bỏ tù họ, sẽ làm suy yếu lực
lượng của mình, Đó cũng là mong muốn tột cùng của lũ giặc ngoại xâm,
đừng tiếp tay cho chúng. Hãy thả hết và vô điều kiện mọi tù nhân lương
tâm. Đó là bước đi đầu tiên, để tỏ rõ thiện ý hòa hợp và hòa giải Dân
tộc.
Công
cuộc Dân chủ hóa, hãy bắt đầu ngay từ trong nội bộ của Đảng CS. Dân chủ
hóa, sẽ triệt tận gốc chuyện “chạy chức – chạy quyền” và nạn “con ông –
cháu cha”. Ai cũng có cơ hội như nhau, để cống hiến cho Đất nước. “Hiền
tài là nguyên khí của quốc gia”. Nhân tài khi được phát hiện và được
trọng dụng, nó sẽ tạo nên sức mạnh Việt Nam.
Đối
nội, thì như thế. Ra ngoài, phải tạo dựng cho bằng được một mặt trận,
bao gồm đông đảo những đồng minh có chung lợi ích với ta. May mắn thay,
những đồng minh ấy, chính họ, cũng đang tìm đến cậu. Tuy vậy, họ vấp
phải cái rào cản khổng lồ, mà cậu đã dày công để dựng nên. Đó là, cái
chính sách Ba không lỗi thời. Gỡ bỏ được rào cản này, mọi việc, sẽ xuôi
chèo – mát mái.
6-
君无戏言. Quân vô hí ngôn. Vua không nói chơi. Chẳng cứ vua, kẻ cầm quyền
nào cũng phải làm như thế. Nói lời, phải giữ lấy lời. Nhắn với Chung
con:
Hôm
về Đồng Tâm gặp bà con, cậu đã hứa rất nhiều điều. Thậm chí, còn lăn
tay chỉ điểm làm bằng. Chuyện cậu bùng ngay sau đó, bà con không chấp.
Bởi, đó là bản chất cố hữu của lãnh đạo CS Việt Nam. Bà con, chỉ chê cậu
hèn. Đã hứa, khi có Kết luận Thanh tra của Thành phố, cậu sẽ trực tiếp
mang về gặp lại dân Đồng Tâm và công bố nó tại đó. Giờ có rồi, sao phải
công bố nó ở một nơi xa lắc?
Có
lẽ, côn đồ và mất dạy, nó đã ngấm sâu vào máu và đã thành thói quen.
Bởi thế, bắt được cụ Kình, đám lâu la của cậu, chúng đã đánh ông cụ đến
tàn phế. Suy bụng ta, ra bụng người. Cậu sợ, nếu có dịp, dân Đồng Tâm
cũng sẽ làm như thế với cậu, để trả thù cho cụ Kình. Đừng sợ, dân Đồng
Tâm, họ không giống như đám côn đồ các cậu. Bằng chứng hiển nhiên, trong
thời gian bị tạm giữ, tất cả những cán bộ và chiến sĩ Cảnh sát cơ đông,
ai cũng được ăn uống đầy đủ, ai cũng khỏe mạnh. Không một ai bị đánh
đập hoặc bị xúc phạm nhân phẩm.
Nếu
vẫn nghi ngại, lão Dân già nguyện đi cùng các cậu về Đồng Tâm gặp bà
con và sẵn sàng mang tính mạng của mình ra, để đảm bảo cho sự an toàn
của cậu. Về đó đi, để khép lại vụ Đồng Tâm trong có hậu. Sau đó, cả 2
phía, sẽ dành thời gian và công sức cho những việc khác quan trọng hơn
nhiều.
Tỷ
như, bảo vệ Chủ quyền của Việt Nam tại bãi Tư Chính và đưa Việt Nam bứt
tốc, để thoát khỏi đáy của kính thưa mọi loại bảng xếp hạng.
Nguyễn Tiến Dân
(Tiếng Dân)
Không có nhận xét nào