Chuyến đi Mỹ của ông Trọng trong vai
trò Chủ tịch nước Việt Nam thể theo lời mời chính thức của Tổng thống
Donald Trump khi ở Hà Nội hồi tháng 2 vừa qua. Chuyến công du này của
ông Trọng được trông đợi sẽ diễn ra vào tháng 10 năm 2019. Tuy nhiên,
nếu ông Trọng không đi Mỹ trong bối cảnh Hà Nội và Bắc Kinh ngày càng
gia tăng căng thẳng tại Biển Đông thì mối quan hệ giữa Việt Nam với Hoa
Kỳ và Trung Quốc sẽ rao sao?
Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. |
Đài
RFA thực hiện cuộc hội thảo với ba nhà quan sát tình hình Việt Nam:
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Thạc sĩ Hoàng Việt và Luật sư Vũ Đức Khanh.
Ông Trọng sẽ không đi Mỹ
Tổng
Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa xuất hiện tại buổi khai
mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11 vào sáng ngày 07/10/19, phần nào xóa
tan những đồn đoán dấy lên hồi cuối tháng 9 cho rằng ông Trọng có thể sẽ
không công du đến Mỹ trong tháng 10 và thậm chí trong những tháng còn
lại của năm 2019.
Mở đầu cuộc hội luận với RFA, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng khẳng định ông Trọng sẽ không đi Mỹ với phân tích:
“Trong
những lần xuất hiện gần đây của ông Nguyễn Phú Trọng có đặc thù là quá
ít hình ảnh ông ta đi lại. Hình ảnh duy nhất mà ông ta có vẻ đi được là
ông ta vịn vào tay của Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng. Ngoài ra
thì không có thêm một hình ảnh nào về chuyện ông ta cử động tứ chi, mà
trong các cuộc họp chỉ ngồi thôi. Đây là dấu hiệu cho thấy chưa có gì
chứng minh rõ rệt là sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng ổn định bảo đảm
thực hiện một chuyến đi dài ngày.
Dấu
hiệu thứ hai là ông Trọng đã không xuất hiện tại phiên họp của Đại Hội
đồng Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York vào cuối tháng 9 năm 2019, mà
theo truyền thống thì thường lãnh đạo chóp bu cao cấp của Việt Nam trong
‘tứ trụ’ hoặc ‘tam trụ’ đi dự. Và tôi nghĩ rằng kỳ này, ông Nguyễn Phú
Trọng sẽ muốn đi New York. Còn ông Nguyễn Phú Trọng không đi thì tại sao
không phải là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi mà lại là Phó Thủ tướng
Phạm Bình Minh đi? Tôi nghĩ là liên quan tới nhiều khía cạnh của chính
trường Việt Nam.”
Tiếp
nối lập luận của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Luật sư Vũ Đức Khanh, từ Canada
cho biết qua những nguồn tin khả tín trong giới chức chính quyền Việt
Nam mà ông nhận được thì ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không đi Mỹ trong năm
2019:
“Theo
nguồn tin họ đưa ra thì họ nêu ra 3 lý do. Lý do thứ nhất là về vấn đề
sức khỏe và tôi nghĩ rằng vấn đề sức khỏe rất là quan trọng và hàng đầu
vì ông ấy không thể đi một chuyến đi tương đối là khá dài. Với tình hình
cuộc đột quỵ xảy ra hồi tháng 4 ở Kiên Giang và mới vừa qua cơn đột quỵ
đó thì thật sự ra ông ấy không có đủ sức khỏe để đi.
Thứ
hai nữa họ nói rằng là vẫn có một số áp lực của Trung Quốc ở trong đó.
Và thật sự ra thì nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt của Bộ
Chính trị cũng rất là không đồng thuận với nhau rằng phải có những động
thái như thế nào đối với Trung Quốc và họ luôn luôn chọ thái độ vô cùng
thận trọng vì không muốn có sự đối đầu với Trung Quốc.
Và
cũng cần nhớ rằng bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vừa đi Trung
Quốc trong thời gian gần đây và trong chuyến đi đó ông Chủ tịch Tập Cận
Bình, khi đón tiếp bà Ngân, đã mời ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung
Quốc. Lời mời đó của ông Tập Cạn Bình cũng là một phương cách ngăn chặn
chuyến đi đến Hoa Thịnh Đốn của ông Nguyễn Phú Trọng trong năm nay.”
Luật
sư Vũ Đức Khanh nhận định nếu như chuyến thăm Mỹ theo lời mời của Tổng
thống Donald Trump có thể sẽ được thực hiện vào năm 2020, là cột mốc 45
năm cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt và 25 năm Việt Nam và Hoa Kỳ bình
thường hóa quan hệ ngoại giao.
Trong
cuộc hội luận, Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng ông Trọng có đi Mỹ hay không
thì cũng chỉ nhằm có lợi cho uy tín của ông Trọng thêm thôi. Thạc sĩ
Hoàng Việt nhấn mạnh rằng chính sách đối ngoại của Việt Nam thì không
phụ thuộc vào một mình ông Trọng và chính sách đối ngoại của Việt Nam
với Hoa Kỳ cũng không phụ thuộc vào một mình ông Trọng trong trường hợp
này, mà sẽ phụ thuộc vào quyết định của toàn bộ Bộ Chính trị.
Việt Nam cần làm gì trong vấn đề Biển Đông?
Liên
quan tình hình căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong suốt 3 tháng
qua tại khu vực Tư Chính ở Biển Đông, ông Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên
nhắc tới vấn đề này trong lúc phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần
thứ 11, kêu gọi phân tích tình hình Biển Đông để có quyết sách phù hợp.
Trước
đó, vào hôm 28 tháng 9, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đã đưa vấn đề
căng thẳng ở bãi Tư Chính giữa Việt Nam và Trung Quốc tại phiên họp của
Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Thế nhưng, ông Phạm Bình Minh đã tránh nói
tên Trung Quốc.
Trả
lời câu hỏi của RFA liệu rằng Việt Nam cần phải có những “quyết sách
phù hợp” nào để giải quyết vấn đề Biển Đông với Trung Quốc, như lời kêu
gọi của ông Trọng, trong khi có không ít sự trông đợi từ dân chúng Việt
Nam cũng như từ phía chuyên gia cho rằng qua chuyến công du của ông
Trọng đến Mỹ có thể mối quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ được nâng cấp
lên tầm “đối tác chiến lược” và Washington sẽ có những động thái can
thiệp nhiều hơn trong chính sách chiến lược ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình
Dương; Thạc sĩ Hoàng Việt nêu lên quan điểm của ông:
“Trong
bối cảnh bây giờ có lẽ Việt Nam nên xem xét lại chính sách đối ngoại
của mình, đặc biệt là Trung Quốc đang càng ngày càng tiếp tục lấn át
Việt Nam cũng như có những hành động sai phạm không có vẻ dừng lại này.
Và chính sách đối ngoại không chỉ đối với Trung Quốc mà còn đối với một
số quốc gia khác, như Lào và Campuchia chẳng hạn. Ví dụ, Việt Nam luôn
coi 3 nước Đông Dương Việt Nam-Lào-Campuchia là anh em, nhưng bản thân
Campuchia luôn luôn ủng hộ Trung Quốc trong tất cả những vấn đề về Biển
Đông…”
Thạc
sĩ Hoàng Việt còn nhắc tới một biện pháp mà Chính phủ Hà Nội cần phải
tiến hành lúc này là kiên Trung Quốc ra tòa án quốc tế, như lời kêu gọi
của giới nhân sĩ trí thức nêu lên tại buổi tọa đàm về căng thẳng Biển
Đông, được tổ chức ở Hà Nội hôm mùng 6 tháng 10.
Luật
sư Vũ Đức Khanh thì cho rằng Việt Nam đang có những người bạn là Hoa Kỳ
và thế giới phương Tây, trong lúc tạm gọi là Trung Quốc ngày càng tỏ ra
dã tâm muốn Việt Nam phải bị “thần phục” nên Đảng Cộng sản Việt Nam cần
thực hiện chính sách đại đoàn kết quốc gia để có đủ nội lực cũng như
cần phải xây dựng những giá trị chung đối với thế giới, đặc biệt trong
việc bảo vệ và gìn giữ sự ổn định, hòa bình trong khu vực, nhất là tại
Biển Đông.
Còn
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng lại bày tỏ sự quan ngại về mối quan hệ quốc tế
của Việt Nam trong việc giải quyết vấn Đề Biển Đông rằng:
“Sau
khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ba lần lên tiếng ủng hộ
gián tiếp Việt Nam liên quan tới vụ bãi Tư Chính, nhưng không thấy phía
Việt Nam hành động gì cả thậm chí Việt Nam cũng không dám nhắc tên Trung
Quốc và vẫn duy trì chính sách ‘3-0’ cứng nhắc và cổ hủ thì người Mỹ đã
rụt lại và dè dặt hẳn đi. Và cuối cùng hiện nay chỉ còn một mình Việt
Nam chơi vơi trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.”
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã trích dẫn nhận định của một học giả Ấn Độ viết rằng “Việt Nam đang đơn độc trên Biển Đông”.
(RFA)
Không có nhận xét nào