Truyền thông nước ngoài đưa tin, hơn
40 năm trước, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình đã bắt đầu tiến hành cải
cách kinh tế toàn diện trong suốt 15 năm, nhằm mục đích chấm dứt thảm
họa kinh tế kế hoạch sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976. Trong 40
năm qua, Trung Quốc đã thay đổi từ một quốc gia lạc hậu sang nền kinh tế
lớn thứ hai thế giới. Đồng thời, “cải cách kinh tế” cũng khiến người
Trung Quốc phải trả giá đắt cho môi trường bị phá hoại, cộng đồng tại
nhiều địa phương bị tiêu diệt, và nhiều nhóm người liên tục bị đàn áp
chính trị.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Nhà Trắng hôm 17/5 (Ảnh: Twitter) |
Trong
cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vi phạm một cách có hệ thống tất cả các
tôn chỉ về thương mại và thương nghiệp quốc tế. Có thể kể đến như đánh
cắp bản quyền và sáng chế của các quốc gia khác, bán phá giá sản phẩm
với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất để thu hút khách hàng quốc tế, yêu
cầu các công ty nước ngoài đặt trụ sở tại Trung Quốc phải chuyển giao
công nghệ, thiết lập mạng lưới gián điệp lớn ở các nước phương Tây để
đánh cắp công nghệ, và càng ngày càng ức hiếp và đe dọa các nước láng
giềng châu Á…
Các
hoạt động tội phạm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở nước ngoài và
đàn áp trong nước đều được vận dụng linh hoạt phù hợp với từng khu vực
và hầu như đều được các nước phương Tây bỏ qua. Chính sách đối ngoại
trước đây của Mỹ đối với Trung Quốc dựa trên niềm tin rằng Trung Quốc
càng hiện đại, công dân càng giàu có, chính trị của quốc gia này sẽ càng
tự do.
Hãy
tưởng tượng rằng Trung Quốc là một thị trường tự do, vứt bỏ cách làm
của ĐCSTQ và có một thể chế chính trị dân chủ như Nhật Bản, Hàn Quốc
hoặc Đài Loan. Một khi Trung Quốc gia nhập cộng đồng quốc tế và tuân thủ
luật pháp, nó sẽ giúp thiết lập một trật tự quốc tế ổn định. Thật không
may, điều này không diễn ra.
Ngoài
việc cho phép cải cách thị trường được thiết kế để củng cố chế độ độc
tài và giúp mở rộng ảnh hưởng ở nước ngoài, không có bằng chứng nào cho
thấy Trung Quốc muốn chấm dứt Chủ nghĩa cộng sản. Nếu chúng ta nói rằng
Chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc trong quá khứ chỉ khiến bản thân người
dân rơi vào bần cùng, thì đến nay, chính quyền này đang làm cho phần còn
lại của thế giới 6 tỷ người cảm thấy sợ hãi.
Một
nghịch lý là Trung Quốc giàu có không được tự do hóa về mặt chính trị
như phương Tây, lại có thể khiến người dân ở các quốc gia dân chủ bị đàn
áp chính trị không kém gì quốc gia đông dân nhất thế giới này. Sau khi
những kẻ cực đoan Hồi giáo giết chết họa sĩ truyện tranh và nhà báo, một
số người phương Tây bày tỏ sự áy náy cho các tín đồ Hồi giáo chịu sỉ
nhục. Thế nhưng khi Trung Quốc bắt một triệu người Hồi giáo vào các trại
tập trung, đập phá các nghĩa trang Hồi giáo và đóng cửa nhà thời Hồi
giáo, những người phương Tây lại không nói một lời nào về hành động này
của ĐCSTQ.
Khi
nói đến việc ĐCSTQ cưỡng bức thu hoạch nội tạng, cưỡng ép phá thai, bắt
giữ và xử tử những người bất đồng chính kiến, những nhà hoạt động nhân
quyền châu Âu dường như trở nên hết sức “trầm lặng”. Các nhà theo chủ
nghĩa môi trường Hoa Kỳ yêu cầu đóng cửa hoàn toàn các ngành kinh tế Mỹ
dựa trên nhiên liệu hóa thạch, nhưng họ hiếm khi nói về khí thải nhà
kính của Trung Quốc, mà quốc gia này hiện là nguồn ô nhiễm lớn nhất thế
giới.
Các
ngôi sao NBA và những người nổi tiếng Hollywood đã lên án Tu Chính án
thứ hai, cho phép người Mỹ sở hữu súng, xúc phạm tổng thống của họ và
tẩy chay các chính phủ tiểu bang mà họ cho là không tự trị. Nhưng liên
quan tới vấn đề Trung Quốc, họ trở nên hết sức rụt rè.
Sinh
viên đại học Mỹ, những người không ngại lớn tiếng gây nhiễu loạn các
diễn giả trong khuôn viên trường, rao giảng rằng họ phản đối những ai
cấm tự do ngôn luận, lại chưa bao giờ nói bất cứ lời phê bình nào về các
chứng cứ nhân quyền khủng khiếp của Trung Quốc. Các giáo sư đại học Mỹ,
những người luôn tự cho mình là đạo đức đã không chỉ trích Bắc Kinh vì
đàn áp Hồng Kông.
Tại sao Hoa Kỳ dường như trở nên giống Trung Quốc, chứ không phải Trung Quốc trở nên giống Hoa Kỳ hơn?
Bởi
vì Trung Quốc nắm giữ thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới. Các công
ty nước ngoài sử dụng lao động giá rẻ của Trung Quốc để trở nên giàu có
bằng cách gia công các nhà máy giá rẻ sang Trung Quốc. Họ cũng đang cạnh
tranh giành khán giả truyền hình Trung Quốc, người tiêu dùng sản phẩm
công nghệ… tất cả đều là thị trường có lợi nhuận.
Giới
trí thức phương Tây luôn coi những người cộng sản mỹ hóa là những người
theo chủ nghĩa lý tưởng sai lầm hơn là những người có lãnh đạo uy quyền
tàn nhẫn. Mặc dù Mao Trạch Đông đã giết chết khoảng 50 triệu người
trong suốt những năm cầm quyền đầy bạo lực của ông ta, Mao vẫn là anh
hùng trong mắt một số người phương Tây. Bắc Kinh không chỉ đe dọa các
nước trung lập, đối thủ cạnh tranh và kẻ thù, mà còn sử dụng ảnh hưởng
kinh tế và sức mạnh quân sự của mình để buộc người khác phải ngầm chấp
thuận các hoạt động của họ.
Trong
một thời gian dài, không có chính trị gia lớn nào của phương Tây cảnh
cáo khả năng chính quyển Bắc Kinh gây ra ảnh hưởng đáng sợ đến tương lai
của thế giới.
Nhân
vật duy nhất cuối cùng đưa ra cảnh báo là Tổng thống Mỹ Donald Trump,
cho dù ông không có bất kỳ kinh nghiệm nào về mặt quân sự hoặc chính
trị. Ông từng nói ông là “người được chọn” để đối đầu với Trung Quốc
trong cuộc thương chiến đang diễn ra sau khi có quá nhiều tổng thống
trước đó đã không chịu đảm nhận nhiệm vụ này, và ngụ ý rằng vận mệnh của
ông là phải chiến đấu với Bắc Kinh. Ông nói: “Phải có ai đó làm điều
này, vì thế tôi đang đương đầu với Trung Quốc. Tôi đang đương đầu với
Trung Quốc về thương mại và chúng ta đang thắng.” “Tôi được đặt ở vị trí
này bởi người dân để làm một công việc vĩ đại. Và đó là cái mà tôi đang
làm.”
Cho
dù bề mặt Tổng thống Trump bị một số người lên án mạnh mẽ và công khai,
nhưng cũng không ít người ủng hộ và ca ngợi lòng chính nghĩa của ông,
tin rằng nhất định tương lai ông có thể lãnh đạo “nước Mỹ vĩ đại trở
lại” và sẽ thay đổi Trung Quốc.
Lộ Khắc
(Blog Lộ Khắc)
Không có nhận xét nào