KHI TA 60
Khi bước vào tuổi 60, chúng ta phải làm gì? |
Đừng
quan tâm đến việc ai có nhiều của cải hơn, hoặc con cái ai thành đạt
hơn về vật chất, mà hãy đi chơi nhiều hơn, đến các bar, kể cả đi du lịch
nước ngoài.
Khi
qua tuổi 60, ta không còn nhiều thời gian ở phía trước nữa, và cũng
không thể mang đi những gì đã có được. Sẽ là vô ích nếu vẫn bận tâm đến
kiếm tiền và dành dụm.
Bởi
thế, hãy chi tiêu những đồng tiền mà ta đã cất giữ để đi du lịch, mua
sắm thứ mình thích và cho đi những gì có thể, và đừng quan tâm đến việc
nhận lại.
Đừng
nghĩ là phải để lại tất cả những gì mình đã kiếm được cho các con cháu.
Vì ta không hề muốn chuyển giao lại cho những kẻ sống ký sinh, những
người đang nóng lòng chờ đợi ngày chết của ta.
Cũng
không cần lo lắng về những điều sẽ xảy ra cho các con, hay việc sẽ bị
đánh giá thế nào, bởi vì khi chúng ta trở về với cát bụi rồi thì ta
không còn nghe thấy bất kỳ lời khen hay tiếng chê nào nữa. Thời gian mà
ta sống vui vẻ trên đời, thời gian để tìm kiếm của cải bằng biết bao
gian khó sẽ chấm dứt.
Đừng
lo lắng nhiều đến mối quan hệ với con cái, bởi lẽ chúng có số phận
riêng của chúng, và chúng sẽ tìm được con đường của chúng trong cuộc
đời, chắc chắn như vậy.
Chớ
làm nô lệ cho con cái. Hãy giữ quan hệ với chúng, yêu thương chúng và
giúp đỡ chúng khi chúng cần, nhưng đồng thời hãy bằng lòng với số của
cải ta đã dành dụm cho chúng. Cuộc sống dài hơn cuộc đời lao động. Hãy
nghĩ đến việc nghỉ hưu sớm nhất khi có thể và bằng lòng với cuộc sống.
Đừng
kỳ vọng quá nhiều vào con cái. Đa phần chúng đều yêu quý cha mẹ, nhưng
chúng quá bận với công việc và những ràng buộc khác mà chúng cần quan
tâm nhiều hơn. Cũng có những đứa con bất cẩn, chúng có thể cãi nhau về
của cải của ta ngay cả lúc ta đang còn sống và có thể là chúng muốn ta
chết sớm hơn để thừa hưởng nhà cửa và của cải.
Nói
chung, con cái đều cho rằng chúng đương nhiên được thừa hưởng tất cả
những gì ta đang sở hữu trong khi ta chẳng có quyền gì với tiền bạc của
chúng.Vì thế, sau tuổi 50-60 ta không cần phí sức, không cần phải hao
tổn thêm sức khỏe để đổi lấy số của cải nhiều hơn mà phải làm việc đến
lúc xuống mồ. Tiền bạc của ta chẳng có chút giá trị nào trước mặt thần
chết. Khi nào thì chúng ta ngừng kiếm tiền? Bao nhiêu thì đủ? Một trăm
ngàn? Một triệu? Mười triệu?
Từ
hàng ngàn hecta ruộng đất ta cũng chỉ ăn được chút ít rau quả và một
nửa chiếc bánh mì mỗi ngày; từ vài ba căn nhà ta đã xây, thực tế là ta
chỉ cần vài mét vuông: Một chỗ ngủ, một chỗ nghỉ ngơi, một chỗ tắm và
một chỗ làm bếp. Với chừng ấy thời gian mà ta cần một chỗ ở, một số tiền
để ăn, để mặc và một số vật dụng cần thiết khác…Thế là ta đã sống tốt
rồi.
Chỉ cần sống vui vẻ, hạnh phúc là được.
Gia
đình nào cũng có vấn đề. Đừng so sánh với người khác về phương diện tài
chính. Đừng quan tâm đến việc ai có nhiều của cải hơn, hoặc con cái ai
thành đạt hơn về vật chất, mà hãy đi chơi nhiều hơn, đến các bar, kể cả
đi du lịch nước ngoài. Hãy nhanh chóng đặt lên bàn cân để so sánh xem ai
có nhiều thời gian rỗi hơn, ai hạnh phúc hơn, ai khỏe mạnh và sống lâu
hơn.
Đừng
bận tâm đến những điều mà ta không thể thay đổi. Nó chẳng giúp gì cho
ta, mà trạng thái tinh thần không tốt còn đẫn đến bệnh tật. Hãy tạo cho
mình một trạng thái thường xuyên ổn định, và hãy xác định xem điều gì
khiến ta hạnh phúc.
Với
chừng ấy thời gian sống khỏe mạnh và vui vẻ, hãy lên cho mình một kế
hoạch, rồi nóng lòng chờ đợi những ngày tiếp theo. Một ngày sống mà
không có phút giây nào vui vẻ là một ngày mất đi. Một ngày có dù chỉ một
giây phút vui vẻ là một ngày được lợi. Một tâm hồn lạc quan thì chữa
khỏi bệnh tật nhanh chóng. Nhưng một tâm hồn hạnh phúc thì không có căn
bệnh nào phải chữa, bởi nó không quen biết bệnh tật…
Hãy
giữ cho mình một trạng thái tinh thần tốt; hãy di chuyển, ra ngoài
thường xuyên, đi dưới nắng mặt trời, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin và
khoáng chất. Hãy vượt qua mọi trở ngại để sống thêm 30 - 40 năm với thể
lực và sức khỏe dồi dào. Hãy bằng lòng với những gì mình đang có và
những gì có ở xung quanh.
Và
đừng quên bạn bè. Họ chính là sự giàu có của cuộc đời ta. Hãy giữ mối
quan hệ bạn bè lâu dài, hãy tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản: Chịu khó
nghe và đừng ngắt lời; hãy nói chuyện chứ đừng nhạo báng; hãy cho đi mà
không bận tâm đến nhận lại; hãy trả lời câu hỏi chứ đừng phản đối; hãy
tha thứ chứ đừng trách cứ, và đã hứa thì không được quên.
Như thế ta sẽ không bao giờ cô đơn. Chúc mọi người có một cuộc sống dài lâu và đầy đủ!
Lê Văn Thịnh
(FB. Lê Văn Thịnh)
Không có nhận xét nào