Lần đầu tiên kể từ khi tàu Trung Quốc
xâm phạm bãi Tư Chính trong thềm lục địa Việt Nam, cách nay hơn ba
tháng, tổng bí thư đảng Cộng Sản, chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú
Trọng trực tiếp lên tiếng yêu cầu ban lãnh đạo Đảng thảo luận về ‘‘tình
hình Biển Đông’’.
Ông Nguyễn Phủ Trọng chủ trì hội nghị Trung Ương 10 của đảng Cộng Sản Việt Nam, Hà Nội, ngày 16/05/2019. |
Ông
Trọng đưa ra yêu cầu trong bối cảnh tàu khảo sát địa chất Trung Quốc
vẫn tiếp tục áp sát bờ biển Việt Nam và Bắc Kinh bỏ ngoài tai mọi phản
đối liên tiếp từ phía Hà Nội.
Trong
diễn văn khai mạc hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Cộng Sản lần
thứ 11, hôm qua, 07/10/2019, ông Trọng yêu cầu Trung Ương ‘‘phân tích,
dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất
là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời
gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó
khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua’’.
Về
mặt chính thức, hội nghị Trung Ương 11 có mục tiêu chuẩn bị các dự thảo
văn kiện của Đại hội XIII, Báo cáo kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước
năm 2019 và dự kiến kế hoạch cho năm tới 2020. Tình hình Biển Đông
thuộc nhóm ‘‘các vấn đề quan trọng’’ bổ sung khác được đưa vào cuối
chương trình.
Hiện
tại chưa rõ hơn 200 ủy viên Trung Ương đảng Cộng Sản Việt Nam phản ứng
ra sao trước đòi hỏi của ông tổng bí thư. Tuy nhiên, dường như ban lãnh
đạo Việt Nam rất lúng túng trong việc tìm ra phương thức đối phó với
Trung Quốc, quốc gia vừa được coi là đàn anh và đồng minh ý thức hệ,
nhưng cũng lại vừa là kẻ xâm lược.
Tọa đàm về ‘‘Vùng biển Tư Chính và luật pháp quốc tế’’
Trước
khi hội nghị Trương Ương 11 khai mạc, ngày 06/10, Liên hiệp Khoa học Kỹ
thuật Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên Cứu Chính Sách Pháp Luật và
Phát Triển tổ chức Tọa đàm “Vùng biển Tư Chính và luật pháp quốc tế”.
Một số nhà nghiên cứu khẳng định Hà Nội cần đưa vụ Bãi Tư Chính lên Hội
Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, thể theo điều 51 trong Hiến chương Liên Hợp
Quốc liên quan đến quyền tự vệ ‘‘chính đáng’’ của quốc gia bị xâm phạm
và trách nhiệm của Hội Đồng Bảo An.
Tại
cuộc tọa đàm này, cũng như trên nhiều phương tiện truyền thông chính
thức, các chuyên gia, giới chức cao cấp kêu gọi kiện Trung Quốc ra tòa
án quốc tế, siết chặt quan hệ với các nước lớn chống lại các hoạt động
bành trướng của Bắc Kinh, cũng như tạo điều kiện cho báo chí trong và
ngoài nước đưa tin rộng rãi về các hành động gây hấn và xâm lược của
Trung Quốc.
(RFI)
Không có nhận xét nào