Ngày càng có nhiều lo ngại rằng chiến
tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ lan sang Việt Nam. Một cách hợp lý để
tiếp cận vấn đề là nghiên cứu logic đằng sau thương chiến Mỹ -Trung,
sau đó đánh giá liệu logic tương tự có thể dẫn đến một cuộc chiến
thương mại Hoa Kỳ – Việt Nam hay không. Tuy nhiên, vấn đề với cách tiếp
cận này là thương chiến Mỹ – Trung không tuân theo logic kinh tế.
Lý
thuyết kinh tế và bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng thương mại
quốc tế tự do nói chung là một trò chơi có tổng dương mà trong đó cả
hai bên đều được lợi từ thương mại. Chúng cũng chỉ ra rằng các cuộc
chiến thương mại nói chung là một trò chơi có tổng âm, nghĩa là cả hai
bên đều thua. Chắc chắn là ở mỗi nước sẽ có người được và người mất khi
tham gia vào thương mại tự do hoặc chiến tranh thương mại, nhưng từ góc
độ quốc gia, thương mại tự do đem đến lợi ích còn chiến tranh thương
mại gây ra tổn thất.
Chính sách kinh tế đúng đắn sẽ xảy ra khi các nhà hoạch định chính sách hết sức cân nhắc những sự đánh đổi không thể tránh khỏi từ các chính sách của họ. Khi một nhà hoạch định chính sách như Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối công nhận sự tồn tại của các lợi ích khác nhau ở trong nước và bỏ qua hệ quả không thể tránh khỏi từ các lựa chọn chính sách, thương chiến kéo dài với Trung Quốc là điều không đáng ngạc nhiên.
Logic chiến tranh thương mại của Trump dựa trên một chuỗi các giả thuyết sai. Trump cho rằng thâm hụt thương mại là sự chuyển giao của cải cho người nước ngoài (thâm hụt thương mại là thước đo lượng giá trị mà người nước ngoài đang “đánh cắp từ chúng ta”). Ông kiên quyết từ chối thừa nhận rằng thặng dư mà Trung Quốc kiếm được khi bán cho Hoa Kỳ nhiều hơn lượng họ mua về sẽ chảy ngược lại Hoa Kỳ qua việc Trung Quốc mua các tài sản chính phủ và tư nhân của Hoa Kỳ.
Trump khăng khăng rằng thâm hụt thương mại sẽ dẫn đến mất công ăn việc làm, bỏ qua thực tế là các khoản thâm hụt thương mại lớn hơn trong lịch sử đều gắn với tỉ lệ có việc làm tăng và tỉ lệ thất nghiệp giảm.
Trump cũng lập luận rằng Trung Quốc đang thao túng tỷ giá hối đoái khi đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc mất giá, bỏ qua khả năng thị trường – chứ không phải chính phủ – là nhân tố dẫn tới các biến động của tỷ giá hối đoái.
Tất nhiên, một chính phủ có thể cố tình giảm giá đồng tiền của nước mình để đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc cho ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường để mua ngoại tệ. Nhưng điều này sẽ làm tăng nguồn cung đồng nội tệ và thường dẫn đến lạm phát trong nước, làm mất lợi thế cạnh tranh từ sự hạ giá đồng tiền.
Để việc thao túng tiền tệ diễn ra suôn sẻ đòi hỏi ngân hàng trung ương phải thực hiện một sự can thiệp cân bằng – một quá trình mà trong đó ngân hàng trung ương phải khớp lượng mua ngoại tệ với lượng bán tài sản trong nước cho hệ thống ngân hàng để tránh hậu quả lạm phát từ sự phá giá đồng tiền. Trung Quốc đã từng thực hiện sự can thiệp như vậy trong hầu hết những năm 2000, nhưng ngưng lại từ đó đến nay.
Trung Quốc tham gia vào hình thức chủ nghĩa bảo hộ này trong những năm 2000 để thu hút hàng trăm triệu lao động nông thôn đang thất nghiệp vào ngành chế tạo định hướng xuất khẩu sau thất bại kinh tế thời Mao Trạch Đông. Trung Quốc hưởng lợi từ chế độ bảo hộ dựa trên tỷ giá hối đoái và Hoa Kỳ cũng vậy, nhưng không phải tất cả các cá nhân đều có lợi. Một số người Mỹ mất việc làm do cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi những người khác – đặc biệt là những người đi vay trong lĩnh vực công lẫn tư nhân ở Hoa Kỳ – lại được lợi từ chính sách của Trung Quốc.
Logic tương tự có thể được áp dụng cho Việt Nam để làm bùng phát một cuộc chiến thương mại hay không? Thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ năm 2017 đứng thứ 16 trong tất cả các khoản thâm hụt song phương của Hoa Kỳ. Mất cân bằng thương mại của Việt Nam – xuất khẩu trừ nhập khẩu – so với tổng thương mại song phương năm 2017 lớn hơn so với mất cân bằng thương mại tương đối của bất kỳ quốc gia nào khác, kể cả Trung Quốc.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ không nên bắt đầu một cuộc chiến thương mại với Việt Nam bởi chính những lý do đã cho thấy Hoa Kỳ không nên tiến hành thương chiến với Trung Quốc. Hoa Kỳ có một số bất bình chính đáng để phản đối các thông lệ thương mại của Trung Quốc, chủ yếu liên quan đến nạn đánh cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp của chính phủ trợ giúp không công bằng cho các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc. Thế nhưng, Hoa Kỳ nên tấn công vào các chính sách đó thay vì hạn chế thương mại song phương; chính sách phù hợp nhất là một chính sách đi đúng vào trọng tâm của vấn đề, từ đó giảm thiểu những hệ quả tiêu cực không mong muốn.
Khác với Trung Quốc, Việt Nam không gây ra mối đe dọa địa chính trị nào đối với Hoa Kỳ, cung cấp thêm lý do tại sao Hoa Kỳ không nên để chiến tranh thương mại lan sang Việt Nam. Không có vấn đề đại chiến lược nào có thể được giải quyết bằng cách tận dụng chính sách thương mại, do vậy, kết quả kinh tế phải là yếu tố quyết định hàng đầu cho việc áp đặt thuế quan. Nếu có thể, Hoa Kỳ nên bảo vệ và thúc đẩy thương mại với Việt Nam như một phần đối trọng với các mục tiêu địa chính trị của Trung Quốc, bởi Việt Nam là một tiếng nói thân thiện hữu ích với Mỹ trong ASEAN.
Không có lý do thuyết phục nào để Hoa Kỳ phải mở rộng chiến tranh thương mại sang Việt Nam, nhưng logic dường như không được tính đến nhiều trong trường hợp chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Có lẽ điều tốt nhất mà Việt Nam có thể làm là tránh gây chú ý và hy vọng rằng Trump đã bị vấn đề Trung Quốc làm phân tâm nên không để mắt tới Việt Nam.
Chính sách kinh tế đúng đắn sẽ xảy ra khi các nhà hoạch định chính sách hết sức cân nhắc những sự đánh đổi không thể tránh khỏi từ các chính sách của họ. Khi một nhà hoạch định chính sách như Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối công nhận sự tồn tại của các lợi ích khác nhau ở trong nước và bỏ qua hệ quả không thể tránh khỏi từ các lựa chọn chính sách, thương chiến kéo dài với Trung Quốc là điều không đáng ngạc nhiên.
Logic chiến tranh thương mại của Trump dựa trên một chuỗi các giả thuyết sai. Trump cho rằng thâm hụt thương mại là sự chuyển giao của cải cho người nước ngoài (thâm hụt thương mại là thước đo lượng giá trị mà người nước ngoài đang “đánh cắp từ chúng ta”). Ông kiên quyết từ chối thừa nhận rằng thặng dư mà Trung Quốc kiếm được khi bán cho Hoa Kỳ nhiều hơn lượng họ mua về sẽ chảy ngược lại Hoa Kỳ qua việc Trung Quốc mua các tài sản chính phủ và tư nhân của Hoa Kỳ.
Trump khăng khăng rằng thâm hụt thương mại sẽ dẫn đến mất công ăn việc làm, bỏ qua thực tế là các khoản thâm hụt thương mại lớn hơn trong lịch sử đều gắn với tỉ lệ có việc làm tăng và tỉ lệ thất nghiệp giảm.
Trump cũng lập luận rằng Trung Quốc đang thao túng tỷ giá hối đoái khi đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc mất giá, bỏ qua khả năng thị trường – chứ không phải chính phủ – là nhân tố dẫn tới các biến động của tỷ giá hối đoái.
Tất nhiên, một chính phủ có thể cố tình giảm giá đồng tiền của nước mình để đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc cho ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường để mua ngoại tệ. Nhưng điều này sẽ làm tăng nguồn cung đồng nội tệ và thường dẫn đến lạm phát trong nước, làm mất lợi thế cạnh tranh từ sự hạ giá đồng tiền.
Để việc thao túng tiền tệ diễn ra suôn sẻ đòi hỏi ngân hàng trung ương phải thực hiện một sự can thiệp cân bằng – một quá trình mà trong đó ngân hàng trung ương phải khớp lượng mua ngoại tệ với lượng bán tài sản trong nước cho hệ thống ngân hàng để tránh hậu quả lạm phát từ sự phá giá đồng tiền. Trung Quốc đã từng thực hiện sự can thiệp như vậy trong hầu hết những năm 2000, nhưng ngưng lại từ đó đến nay.
Trung Quốc tham gia vào hình thức chủ nghĩa bảo hộ này trong những năm 2000 để thu hút hàng trăm triệu lao động nông thôn đang thất nghiệp vào ngành chế tạo định hướng xuất khẩu sau thất bại kinh tế thời Mao Trạch Đông. Trung Quốc hưởng lợi từ chế độ bảo hộ dựa trên tỷ giá hối đoái và Hoa Kỳ cũng vậy, nhưng không phải tất cả các cá nhân đều có lợi. Một số người Mỹ mất việc làm do cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi những người khác – đặc biệt là những người đi vay trong lĩnh vực công lẫn tư nhân ở Hoa Kỳ – lại được lợi từ chính sách của Trung Quốc.
Logic tương tự có thể được áp dụng cho Việt Nam để làm bùng phát một cuộc chiến thương mại hay không? Thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ năm 2017 đứng thứ 16 trong tất cả các khoản thâm hụt song phương của Hoa Kỳ. Mất cân bằng thương mại của Việt Nam – xuất khẩu trừ nhập khẩu – so với tổng thương mại song phương năm 2017 lớn hơn so với mất cân bằng thương mại tương đối của bất kỳ quốc gia nào khác, kể cả Trung Quốc.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ không nên bắt đầu một cuộc chiến thương mại với Việt Nam bởi chính những lý do đã cho thấy Hoa Kỳ không nên tiến hành thương chiến với Trung Quốc. Hoa Kỳ có một số bất bình chính đáng để phản đối các thông lệ thương mại của Trung Quốc, chủ yếu liên quan đến nạn đánh cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp của chính phủ trợ giúp không công bằng cho các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc. Thế nhưng, Hoa Kỳ nên tấn công vào các chính sách đó thay vì hạn chế thương mại song phương; chính sách phù hợp nhất là một chính sách đi đúng vào trọng tâm của vấn đề, từ đó giảm thiểu những hệ quả tiêu cực không mong muốn.
Khác với Trung Quốc, Việt Nam không gây ra mối đe dọa địa chính trị nào đối với Hoa Kỳ, cung cấp thêm lý do tại sao Hoa Kỳ không nên để chiến tranh thương mại lan sang Việt Nam. Không có vấn đề đại chiến lược nào có thể được giải quyết bằng cách tận dụng chính sách thương mại, do vậy, kết quả kinh tế phải là yếu tố quyết định hàng đầu cho việc áp đặt thuế quan. Nếu có thể, Hoa Kỳ nên bảo vệ và thúc đẩy thương mại với Việt Nam như một phần đối trọng với các mục tiêu địa chính trị của Trung Quốc, bởi Việt Nam là một tiếng nói thân thiện hữu ích với Mỹ trong ASEAN.
Không có lý do thuyết phục nào để Hoa Kỳ phải mở rộng chiến tranh thương mại sang Việt Nam, nhưng logic dường như không được tính đến nhiều trong trường hợp chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Có lẽ điều tốt nhất mà Việt Nam có thể làm là tránh gây chú ý và hy vọng rằng Trump đã bị vấn đề Trung Quốc làm phân tâm nên không để mắt tới Việt Nam.
James Riedel
Nguồn: James Riedel & Markus Taussig, “Vietnam’s vulnerability to the US–China trade war”, East Asia Forum, 08/10/2019.
Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
* James
Riedel là Giáo sư hưu trí ngành Kinh tế Quốc tế tại Đại học Johns
Hopkins. Markus Taussig là Phó Giáo sư ngành Kinh doanh Quốc tế tại Đại
học Rutgers.
(Nghiên cứu Quốc tế)
Không có nhận xét nào