Cư dân ở Thung lũng Silicon biểu tình phản đối luận tội tổng thống Trump
Vào ngày 17/10, một nhóm cư dân ở thung lũng Silicon hợp tác với tổ chức Phụ nữ Ưu tiên cho nước Mỹ (WFAF), tổ chức một cuộc biểu tình nhằm phản đối cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump.
Cuộc biểu tình diễn ra tại thung lũng Silicon, ở một góc ngã tư giữa đường cao tốc Almaden và đường Blossom Hill vào một buổi chiều muộn.
“Tôi yêu quý Donald Trump”, Jan Soule, Chủ tịch của Hiệp hội phụ nữ Cộng hòa tại Thung lũng Silicon nói và cho biết, họ tham gia cuộc biểu tình ở đây để cho những người ủng hộ Tổng thống Trump biết rằng họ không đơn độc tại Thung lũng Silicon.
Thung lũng Silicon là một phần của Khu vực Vịnh San Francisco, một khu vực nơi đa số cử tri ủng hộ Đảng Dân chủ.
Nhiều người lái xe đi qua đã bấm còi để biểu thị sự ủng hộ của họ.
“Nhiều người đã giơ một ngón tay cái lên khi nhìn thấy chúng tôi”, Soule nói.
Những người tham gia cuộc biểu tình vẫy cờ Mỹ và giơ các bảng hiệu với nội dung: “Trump 2020”, “Đứng về phía Tổng thống Trump”, “Hãy ngừng việc luận tội lại ngay”.
Người Mỹ biểu tình chống Trung Quốc tại trận đấu bóng rổ
Hàng chục khán giả trong trận bóng rổ ở Mỹ đã mặc áo phông và đeo khẩu trang màu đen, giơ các khẩu hiệu ủng hộ biểu tình Hồng Kông hôm 18/10.
Theo BBC, người biểu tình đã tập trung trong trận đấu giữa hai đội Toronto Raptors và Brooklyn Nets ở New York, Mỹ. Cuộc biểu tình được tổ chức bởi nhà sản xuất phim Andrew Duncan. Ông đã mua 300 vé cho các nhà hoạt động dân chủ vào sân để cất tiếng nói ủng hộ nhân quyền.
Những người biểu tình mặc áo phông in dòng chữ “Đứng về phía Hồng Kông” (Stand With Hong Kong) và “Hãy trả tự do cho Tây Tạng” (Free Tibet). Hai người mặc trang phục có hình gấu Pooh, hình ảnh được sử dụng để chế nhạo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và bị cấm ở Trung Quốc.
Cuộc biểu tình cũng có sự tham gia của nhà hoạt động Hồng Kông, Nathan Law, cựu chủ tịch của đảng Demosisto mà anh đồng sáng lập với Hoàng Chi Phong. Cảnh quay cuộc biểu tình được chia sẻ trên mạng xã hội.
Huawei chật vật vì lệnh cấm của chính quyền Tổng thống Trump
Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc thừa nhận rằng các biện pháp trừng phạt của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã gây thiệt hại nặng nề đối với hoạt động của công ty này.
Sau khi Bộ Thương mại Mỹ liệt kê Huawei vào danh sách đen kiểm soát xuất khẩu, Google đã quyết định ngừng cung cấp dịch vụ phần cứng, phần mềm và hỗ trợ kỹ thuật cho Huawei, nghĩa là điện thoại Huawei sẽ không thể tải các phiên bản hệ điều hành Android mới của Google, trong đó có Gmail, trình duyệt Chrome và Youtube.
Huawei đã tìm kiếm các phương án thay thế cho hầu hết các cấu phần trong các thiết bị mà hãng này sản xuất. Tuy nhiên, tập đoàn này vẫn chưa tìm ra được giải pháp nào thay thế cho các phần mềm và dịch vụ Google, theo Forbes.
Trung Quốc có ý định ‘xuất khẩu’ mô hình phong toả người dân
Chính sách kiểm soát chặt chẽ người dân của Bắc Kinh một lần nữa được thể hiện trong một hội nghị về Internet, tổ chức tại Trung Quốc hôm Chủ nhật. Đặc biệt, nhà cầm quyền Trung Quốc đang có ý định “xuất khẩu” mô hình phong tỏa người dân của mình sang các nước khác bằng cách cho nó đi kèm với sáng kiến Vành đai-Con đường, theo hãng tin Nhật Nikkei. Theo đó, những ý tưởng quản trị không gian mạng của Bắc Kinh sẽ được “tái hiện” tại các quốc gia nhận đầu tư từ dự án cơ sở hạ tầng mà người đề xuất ý tưởng cho dự án này cũng là ông Tập.
Hãng tin Nhật cho hay, các biện pháp kiểm soát người dân ở Trung Quốc đã tăng vọt dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình. Điều này được thể hiện thông qua việc chính quyền yêu cầu người dân phải bắt buộc quét khuôn mặt và đăng ký số điện thoại, cùng thông tin tài khoản ngân hàng thì mới nhận được quyền truy cập internet.
Lebenon: người dân tiếp tục biểu tình phản đối chính phủ
Hôm Chủ nhật, hàng chục ngàn người Lebanon đã tiếp tục xuống đường, ngày thứ tư liên tiếp, để biểu tình phản đối chính phủ, trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đang phải đối mặt với những khoản nợ công, xét theo tỷ lệ với GDP, ở mức cao nhất trên thế giới, theo Fox News.
Các nhóm người biểu tình với đủ các lứa tuổi tuần hành trên đường phố hô vang “nhân dân muốn hạ bệ chế độ”, để phản đối tình trạng kinh tế hiện tại của đất nước.
Các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu vào ngày thứ Năm sau khi chính quyền áp một khoản phí đối với các cuộc gọi trên ứng dụng WhatsApp. Người dân cho rằng quyết định này của giới chức đã tạo thêm khó khăn cho người nghèo vốn đã khổ sở vì hoàn cảnh kinh tế hiện tại ở Lebanon.
Chính phủ đã nhanh chóng loại bỏ khoản phí này để xoa dịu cơn giận giữ của người dân, nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra, theo Reuters.
Nga: vỡ đập, nhiều người thiệt mạng
Ít nhất 15 người đã thiệt mạng sau khi một con đập tại mỏ vàng ở vùng Siberia, Nga, sụp đổ giữa những cơn mưa lớn. Những cơn mưa này cũng đã làm ngập hai ký túc xá nơi các công nhân đang ngủ vào thứ Bảy, theo các quan chức địa phương, Fox News đưa tin.
Ngoài số người chết, có ít nhất 14 người bị thương và 130 người cần được sơ tán sau khi hai ký túc xá bị ngập lụt, Siberian Times đưa tin.
Bộ trưởng Thiên tai của Nga cho biết vụ việc xảy ra vào khoảng 6 giờ sáng thứ Bảy gần làng Shchetinkino ở vùng Krasnoyarsk, khu vực nằm cách khoảng hơn 3 nghìn km về phía đông của Moscow.
Anh trai của chủ tịch Hạ viện Mỹ qua đời
Thomas D’Alesandro III, cựu thị trưởng của thành phố Baltimore, bang Maryland, và là anh trai của Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Nancy Pelosi, đã qua đời vào Chủ nhật ở tuổi 90, Fox News đưa tin.
Thị trưởng của Baltimore trong giai đoạn 1967 -1971 đã chết trong ngôi nhà của mình ở phía Bắc Baltimore vì những biến chứng do đột quỵ.
Cái chết của D’Alesandro xảy ra chỉ vài ngày sau khi nghị sĩ Dân chủ Elijah Cummings, một nhà lập pháp kỷ cựu ở Maryland mà Pelosi gọi là “anh trai ở Baltimore”, từ trần.
Vào ngày 17/10, một nhóm cư dân ở thung lũng Silicon hợp tác với tổ chức Phụ nữ Ưu tiên cho nước Mỹ (WFAF), tổ chức một cuộc biểu tình nhằm phản đối cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump.
Cuộc biểu tình diễn ra tại thung lũng Silicon, ở một góc ngã tư giữa đường cao tốc Almaden và đường Blossom Hill vào một buổi chiều muộn.
“Tôi yêu quý Donald Trump”, Jan Soule, Chủ tịch của Hiệp hội phụ nữ Cộng hòa tại Thung lũng Silicon nói và cho biết, họ tham gia cuộc biểu tình ở đây để cho những người ủng hộ Tổng thống Trump biết rằng họ không đơn độc tại Thung lũng Silicon.
Thung lũng Silicon là một phần của Khu vực Vịnh San Francisco, một khu vực nơi đa số cử tri ủng hộ Đảng Dân chủ.
Nhiều người lái xe đi qua đã bấm còi để biểu thị sự ủng hộ của họ.
“Nhiều người đã giơ một ngón tay cái lên khi nhìn thấy chúng tôi”, Soule nói.
Những người tham gia cuộc biểu tình vẫy cờ Mỹ và giơ các bảng hiệu với nội dung: “Trump 2020”, “Đứng về phía Tổng thống Trump”, “Hãy ngừng việc luận tội lại ngay”.
Người Mỹ biểu tình chống Trung Quốc tại trận đấu bóng rổ
Hàng chục khán giả trong trận bóng rổ ở Mỹ đã mặc áo phông và đeo khẩu trang màu đen, giơ các khẩu hiệu ủng hộ biểu tình Hồng Kông hôm 18/10.
Theo BBC, người biểu tình đã tập trung trong trận đấu giữa hai đội Toronto Raptors và Brooklyn Nets ở New York, Mỹ. Cuộc biểu tình được tổ chức bởi nhà sản xuất phim Andrew Duncan. Ông đã mua 300 vé cho các nhà hoạt động dân chủ vào sân để cất tiếng nói ủng hộ nhân quyền.
Những người biểu tình mặc áo phông in dòng chữ “Đứng về phía Hồng Kông” (Stand With Hong Kong) và “Hãy trả tự do cho Tây Tạng” (Free Tibet). Hai người mặc trang phục có hình gấu Pooh, hình ảnh được sử dụng để chế nhạo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và bị cấm ở Trung Quốc.
Cuộc biểu tình cũng có sự tham gia của nhà hoạt động Hồng Kông, Nathan Law, cựu chủ tịch của đảng Demosisto mà anh đồng sáng lập với Hoàng Chi Phong. Cảnh quay cuộc biểu tình được chia sẻ trên mạng xã hội.
Huawei chật vật vì lệnh cấm của chính quyền Tổng thống Trump
Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc thừa nhận rằng các biện pháp trừng phạt của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã gây thiệt hại nặng nề đối với hoạt động của công ty này.
Sau khi Bộ Thương mại Mỹ liệt kê Huawei vào danh sách đen kiểm soát xuất khẩu, Google đã quyết định ngừng cung cấp dịch vụ phần cứng, phần mềm và hỗ trợ kỹ thuật cho Huawei, nghĩa là điện thoại Huawei sẽ không thể tải các phiên bản hệ điều hành Android mới của Google, trong đó có Gmail, trình duyệt Chrome và Youtube.
Huawei đã tìm kiếm các phương án thay thế cho hầu hết các cấu phần trong các thiết bị mà hãng này sản xuất. Tuy nhiên, tập đoàn này vẫn chưa tìm ra được giải pháp nào thay thế cho các phần mềm và dịch vụ Google, theo Forbes.
Trung Quốc có ý định ‘xuất khẩu’ mô hình phong toả người dân
Chính sách kiểm soát chặt chẽ người dân của Bắc Kinh một lần nữa được thể hiện trong một hội nghị về Internet, tổ chức tại Trung Quốc hôm Chủ nhật. Đặc biệt, nhà cầm quyền Trung Quốc đang có ý định “xuất khẩu” mô hình phong tỏa người dân của mình sang các nước khác bằng cách cho nó đi kèm với sáng kiến Vành đai-Con đường, theo hãng tin Nhật Nikkei. Theo đó, những ý tưởng quản trị không gian mạng của Bắc Kinh sẽ được “tái hiện” tại các quốc gia nhận đầu tư từ dự án cơ sở hạ tầng mà người đề xuất ý tưởng cho dự án này cũng là ông Tập.
Hãng tin Nhật cho hay, các biện pháp kiểm soát người dân ở Trung Quốc đã tăng vọt dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình. Điều này được thể hiện thông qua việc chính quyền yêu cầu người dân phải bắt buộc quét khuôn mặt và đăng ký số điện thoại, cùng thông tin tài khoản ngân hàng thì mới nhận được quyền truy cập internet.
Lebenon: người dân tiếp tục biểu tình phản đối chính phủ
Hôm Chủ nhật, hàng chục ngàn người Lebanon đã tiếp tục xuống đường, ngày thứ tư liên tiếp, để biểu tình phản đối chính phủ, trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đang phải đối mặt với những khoản nợ công, xét theo tỷ lệ với GDP, ở mức cao nhất trên thế giới, theo Fox News.
Các nhóm người biểu tình với đủ các lứa tuổi tuần hành trên đường phố hô vang “nhân dân muốn hạ bệ chế độ”, để phản đối tình trạng kinh tế hiện tại của đất nước.
Các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu vào ngày thứ Năm sau khi chính quyền áp một khoản phí đối với các cuộc gọi trên ứng dụng WhatsApp. Người dân cho rằng quyết định này của giới chức đã tạo thêm khó khăn cho người nghèo vốn đã khổ sở vì hoàn cảnh kinh tế hiện tại ở Lebanon.
Chính phủ đã nhanh chóng loại bỏ khoản phí này để xoa dịu cơn giận giữ của người dân, nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra, theo Reuters.
Nga: vỡ đập, nhiều người thiệt mạng
Ít nhất 15 người đã thiệt mạng sau khi một con đập tại mỏ vàng ở vùng Siberia, Nga, sụp đổ giữa những cơn mưa lớn. Những cơn mưa này cũng đã làm ngập hai ký túc xá nơi các công nhân đang ngủ vào thứ Bảy, theo các quan chức địa phương, Fox News đưa tin.
Ngoài số người chết, có ít nhất 14 người bị thương và 130 người cần được sơ tán sau khi hai ký túc xá bị ngập lụt, Siberian Times đưa tin.
Bộ trưởng Thiên tai của Nga cho biết vụ việc xảy ra vào khoảng 6 giờ sáng thứ Bảy gần làng Shchetinkino ở vùng Krasnoyarsk, khu vực nằm cách khoảng hơn 3 nghìn km về phía đông của Moscow.
Anh trai của chủ tịch Hạ viện Mỹ qua đời
Thomas D’Alesandro III, cựu thị trưởng của thành phố Baltimore, bang Maryland, và là anh trai của Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Nancy Pelosi, đã qua đời vào Chủ nhật ở tuổi 90, Fox News đưa tin.
Thị trưởng của Baltimore trong giai đoạn 1967 -1971 đã chết trong ngôi nhà của mình ở phía Bắc Baltimore vì những biến chứng do đột quỵ.
Cái chết của D’Alesandro xảy ra chỉ vài ngày sau khi nghị sĩ Dân chủ Elijah Cummings, một nhà lập pháp kỷ cựu ở Maryland mà Pelosi gọi là “anh trai ở Baltimore”, từ trần.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào