Việt Nam: Đi tu mà giàu và chùa giống công ty:
Một đại đức ở tỉnh Vĩnh Phúc, sư Thích Thanh Toàn, sau khi được Giáo hội
Phật giáo chấp thuận cho xả giới hoàn tục vì bị cáo buộc 'gạ tình', đã
công khai với báo chí ông có khối tài sản khoảng 200 đến 300 tỷ đồng
bao gồm tiền, vàng, xe, nhà đất, trang trại…
Tượng Phật khổng lồ ở Sơn Tây trước lễ Vesak 2019 |
Người này còn vui mừng bày tỏ ông sẽ lập gia đình và ăn chơi xả láng.
Từ
trường hợp này và nhìn rộng ra những người tham gia mạng xã hội ngao
ngán và khó hiểu, hoài nghi về con đường tu tập của nhiều tu sĩ hiện
nay.
Nhà
sư nêu trên vào chùa tu từ bé, gia tài chỉ có bình bát, ba bộ áo cà sa
nhưng hơn 10 năm sau, vì vi phạm mà phải xin hoàn tục và có khối tài sản
khổng lồ, nếu coi đây là start-up thì dó là trường hợp thành công nhất,
tay trắng đi tu làm nên tất cả.
Vậy những gì diễn ra trong chùa làm cho những tu sĩ giàu lên nhanh chóng như vậy?
Nhà chùa phát triển trùng điệp
Chưa có bao giớ Phật giáo VN hưng thịnh như hiện nay nếu nói về sự phát triển nóng của hệ thống thờ tự.
Có gần 15.000 ngôi chùa đã được trùng tu, xây dựng mới thật bề thế, xứng tầm đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt.
Việc
đầu tư vào du lịch gắn với các cơ sở thờ tự cũng được đẩy mạnh, thể
hiện qua sự ra đời, phát triển nhanh của các điểm du lịch tâm linh ở
khắp Việt Nam.
Nhiều
dự án du lịch tâm linh rộng đến cả ngàn héc-ta, trong khi đó mỗi khu
vực lại xuất hiện một công trình tôn giáo mới với đủ các loại kỷ lục do
doanh nghiệp xây dựng.
- Công trình rất nổi tiếng hiện nay là dự án tâm linh Tràng An - Bái Đính (Ninh Bình) với hàng loạt các kỷ lục.
- Ngôi chùa mới xây dựng được cho là lớn nhất thế giới bên cạnh ngôi cổ tự Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam).
- Theo thông tin công bố doanh nghiệp đã rót 11.000 tỷ đồng, mục tiêu là xây dựng ngôi chùa lớn nhất thế giới bên trong một khu du lịch rộng 5.100 héc-ta.
- Tại Hải Phòng, dự án làm khu du lịch tâm linh tại đảo Cái Tráp gồm cả khu biệt thự, câu lạc bộ thủy thủ, casino… và tượng Phật cao 150m.
- Ở Thái Nguyên sẽ có bảo tháp lớn nhất thế giớ, chứa được tới 10 ngàn người ở Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc rộng 18.940 héc-ta (gồm diện tích hồ là 2.500 héc-ta).
- Gần đây nhất, Hà Nội có đề xuất xin 1.000 héc-ta đất để đầu tư 15.000 tỷ đồng làm khu du lịch tại chùa Hương.
Tuy
nhiên không phải chùa nhiều là Phật pháp phát triển, tam bảo dường như
lung lay trước những bê bối của giới tu sĩ do chính báo chí phát hiện
như vụ dâng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh hay thỉnh vong ở chùa Ba
Vàng.
Phật
tử đến chùa cũng chụp giật, chụp ảnh post lên mạng xã hội, nhét tiền
vào tượng Phật rồi vội vả lên xe tiến đến một ngôi chùa khác.
Thông
thường, một chuyến đi chùa theo tour dạng bình dân , khách hành hương
sẽ đi 10 kiểng chùa trong một ngày, quá nhanh, Phật cũng không chạy theo
kịp.
Người viếng chùa bây giờ cũng khác xưa, thay vì cầu mong được giải thoát thì đa số chuyển sang cầu an.
Người
nhà đau yếu cũng đi chùa xin cái lễ, công việc làm ăn thất bại cũng lên
chùa xin lễ, bán nhà không dược cũng lên chùa xin cái phép bán nhà…
Hàng
chục triệu người cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, bất ổn với công
việc làm ăn và những đối mặt khắc nghiệt khác của cuộc sống quá nhanh
quá nguy hiểm đã tìm đến chùa để…cầu an chứ không phải tìm con đường đi
giải thoát mang tính triết học như Phật giáo thuở ban đầu.
Phật giáo VN bảo thủ hay cởi mở?
Từ không gian siêu thoát thành không gian giao dịch
Sự
hồi sinh và thịnh vượng của Phật giáo VN có nguồn gốc từ sự đổi mới cho
phù hợp với chúng sinh, nhà chùa cung cấp cái chúng sinh cần, hình
thành một thị trường tâm linh, cung cấp dịch vụ an ninh tinh thần.
Các
loại lễ cúng sao, giải hạn, cầu an, tụng niệm tang lễ, cầu siêu,đưa
vong lên chùa, bán khoán, …có nguồn gốc từ các đạo giáo bản địa, tín
ngưỡng thờ cúng gia tiên đã được nhà chùa mềm hóa và được chúng sinh
thành tâm hưởng ứng hình thành một thị trường nhộn nhịp và nhà chùa có
thu , giàu lên rất nhanh.
Những
dịch vụ này là sự phát triển từ triết lý của Phật giáo dân gian bản
địa, trên cơ sở từ bi hỉ xả, cứu khổ cứu nạn bằng mọi cách giúp chúng
sinh xoa dịu nỗi đau, sống lành mạnh, vị nhân sinh…Phật phải có thần
thông để cứu giúp chúng sinh ngay từ những yêu cầu cụ thể của Phật tử…Sự
cải cách này đã được Phật tử ủng hộ và họ cũng sẵn sàng mở hầu bao cho
nhà chùa.
Nhà chùa trở thành sàn giao dịch tâm linh và trụ trì trong phần đời thực nào đó đóng vai trò như chủ một doanh nghiệp.
Việc
xã hội hóa lành mạnh trên cơ sở triết học cứu khổ cứu nạn, Phật giáo
phải là chỗ dựa tinh thần vững chắc của người dân được cả giáo hội Phật
giáo và chính quyền ủng hộ nên sự phát triển gần như bùng nổ của các cơ
sở thờ tự là có thật.
Nhưng
sư trụ trì chưa bao giờ được đào tạo làm giám đốc hay CEO cho nên những
bê bối trong hàng ngũ tu sĩ chung quanh chuyện tiền bạc, sắc giới là
điều không thể tránh khỏi.
Nếu
Phật giáo là chỗ dựa tinh thần của hàng triệu người Việt thì khi bản
thân Phật giáo lúng túng với chính nền tảng phát triển của mình thì Phật
tử biết tính sao đây?
Hoàng Trúc
* Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả, hiện sống tại TPHCM.
(BBC)
Không có nhận xét nào