Cái chết đầy bí ẩn của Thứ trưởng bộ
Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Lê Hải An, khi ông vừa mới 48 tuổi gây ra sự
thương tiếc của đồng sự, đồng nghiệp và mạng xã hội, nhiều người mong
chờ Thứ trưởng Lê Hải An sẽ có vị trí cao hơn và "đổi vận" cho giáo dục
nước nhà.
Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, ông Lê Hải An qua đời hôm 17/10/2019 tại Hà Nội |
Vào
cái thời khắc định mệnh, Thứ trưởng Lê Hải An đã rơi từ tầng tám tòa
nhà bộ GDĐT, gói thuốc lá trên bàn và ly nước uống dỡ là nhân chứng câm
lặng cho cái chết đến khó tin.
Tuy nhiên , tôi dành việc công bố nguyên nhân tử vong cho cơ quan điều tra và bộ Công an, nơi có thẩm quyền phát ngôn.
Báo
chí trong nước dành cho Thứ trưởng Lê Hải An sự kính trọng và tình cảm
hiếm thất đối với các quan chức qua cách đưa tin tai nạn.
Theo
xác nhận của Bộ GD-ĐT, hơn 7h sáng 17/10/2019, Thứ trưởng Lê Hải An đã
qua đời do bị ngã từ lan can tầng 8, tòa nhà thuộc trụ sở Bộ GD-ĐT.
Theo
dự kiến, buổi sáng cùng ngày tại Bộ GD-ĐT sẽ diễn ra một hội thảo quan
trọng với Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực, bàn về kế
hoạch triển khai khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ
thuộc giáo dục đại học.
Tầng 8, nhà D trụ sở Bộ GD-ĐT là nơi bố trí căng-tin phục vụ ăn uống cho cán bộ, nhân viên làm việc tại trụ sở Bộ.
Theo
nguồn tin của Tuổi Trẻ, trước khi xảy ra tai nạn, Thứ trưởng Lê Hải An
có mặt ở căngtin. Thời gian xảy ra vụ việc được xác định là 7h10. Thời
điểm này, nhiều cán bộ, nhân viên đã có mặt ở trụ sở Bộ GD-ĐT.
Sau
khi sự việc xảy ra, các đơn vị của Công an TP Hà Nội, Công an quận Hai
Bà Trưng đã tổ chức khám nghiệm hiện trường. Khoảng hơn 10h, thi thể Thứ
trưởng Lê Hải An được chuyển đi. Hiện (*) cơ quan công an chưa thông
tin gì về vụ tai nạn.
Tháng
11/2018, ông Lê Hải An đang là hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất
thì được bổ nhiệm giữ chức thứ trưởng Bộ GD-ĐT phụ trách bậc giáo dục
đại học. Tháng 2/2019, ông Lê Hải An giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ GD-ĐT.
Chia
sẻ về Thứ trưởng Lê Hải An, một số hiệu trưởng các trường Đại học cho
biết họ luôn nhận được sự ủng hộ của thứ trưởng trong các đề xuất nhằm
xây dựng, phát triển đào tạo thể hiện ở sự rốt ráo, xem xét, xử lý ngay
những việc thuộc phạm vi giải quyết của ông.
Các
cộng sự của Thứ trưởng Lê Hải An thời ông còn làm việc ở Trường Đại học
Mỏ - Địa chất nhận xét ông là người "tận tụy hiếm có, luôn đến sớm nhất
và về muộn nhất". Ông luôn "theo sát, chỉ dẫn tỉ mỉ trong công việc của
các cán bộ dưới quyền".
Nhận
nhiệm vụ thứ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Lê Hải An phải đảm đương nhiều việc
nhưng chủ yếu phụ trách mảng giáo dục đại học. Ông tiếp quản công việc
với nhiều vấn đề phải xử lý trong bối cảnh Luật Giáo dục Đại học vừa
thông qua, nhiều thách thức đặt ra trong việc thúc đẩy tự chủ đại học,
cải thiện chất lượng đào tạo, xử lý những tiêu cực tồn đọng trong việc
quản lý, kiểm soát hoạt động đào tạo của các cơ sở đại học.
Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận giải toán học Fields |
"Tinh hoa," "bảo châu" gặp khó
Vào
hồi cuối năm ngoái, tháng 11-2018 khi có tin ông Lê Hải An sẽ nhận chức
thứ trưởng Bộ GD-ĐT, một nhà báo chuyên đưa tin về hoạt động của Chính
phủ và Quốc hội đã bày tỏ sự vui mừng lẫn lo ngại "liệu một người trí
thức không quen các phép tắc cung đình có thích ứng được với hệ thống
hay không?"
Đó là lời tiên lượng về kết cục của một cá nhân hay tổng kết vễ lỗi hệ thống trong việc sử dụng "hiền tài".
Hình
ảnh giáo sư Ngô Bảo Châu xuống sân bay theo lời mời của Việt Nam với
trang phục giản dị và chiếc ba lô như khách lữ hàng được Chủ tịch Nước
đương nhiệm khi đó, ông Nguyễn Minh Triết khen và kỳ vọng giáo sư sẽ
đóng góp nhiều cho đất nước.
Sự nghiệp của giáo sư Châu khi về Việt Nam như người ta nói "như diều gặp gió".
Nhưng chỉ với một dòng trạng thái trên mạng xã hội phản ứng với việc xây tượng đài, giáo sư Châu đã bị "ném đá" dữ dội .
Nhắc
chi tiết này không khỏi nhớ tới câu lục bát của chính GS Ngô Bảo Châu:
"Ta về làm khách cha ta/ Kẻ tóc bạc lại mời trà người đầu xanh".
Là
người Việt dù ở bất cứ nơi đâu đề hướng về quê nhà và khao khát cống
hiến điều gì đó nhưng dù được lãnh đạo ưu ái như giáo sư Ngô Bảo Châu
thì việc muốn cống hiến cũng không dễ.
Những
nhà khoa học luôn thẳng thắn trong phát biểu, không như những nhà ngoại
giao, chính trị gia… và nếu như giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu góp ý
cho nền quản trị nước nhà bằng ngôn ngữ của một nhà ngoại giao thì mới
là sự lạ.
Sự
việc được lặp lại, mỗi khi GS Ngô Bảo Châu góp ý, lập tức có một bộ
phận nào đó công kích vào cá nhân giáo sư. Lần này họ vẫn nói giáo sư
"non nớt" về chính trị, điểm mới là họ nhắc giáo sư phải "biết điều" khi
nêu những quyền lợi mà giáo sư được nhà nước và doanh nghiệp tặng cho
như căn hộ, quỹ toán học…
Chợt
nhớ hai câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu: "Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm
người thế ấy cũng phi anh hùng". Thấy việc nghĩa mà không làm, thấy việc
sai trái mà không lên tiếng thì không phải là người anh hùng, tinh thần
Lục Vân Tiên, khí phách Việt là vậy.
Việc
giáo sư Ngô Bảo Châu và nhà khoa học, tri thức Việt góp ý là điều đáng
quý, trong lúc họ có thể chọn thái độ khác như một thứ "nô tài cung
đình" để hưởng lợi cá nhân.
Nhưng những cuộc ném đá ngày càng dữ dội và giáo sư Châu bắt đầu lặng lẽ hơn và rút vào 'ngôi nhà toán học".
Mô hình một trong những nhà ga tuyến Metro số 1 ở TP. Hồ Chí Minh |
Và con tàu không biết đi đến đâu
Nhưng
không chỉ "tinh hoa" Ngô Bảo Châu, một trường hợp khác, cái tên Lê
Nguyễn Minh Quang chói sáng ngay từ khi còn đi học với tư cách là người
học cực giỏi và được học bổng Vì ngày mai phát triển của báo Tuổi Trẻ
cũng gặp được cho là bị làm khó.
Nhờ
tài năng và bản tính thông minh, hiền lành, ông nhận được khá nhiều sự
hỗ trợ của các Mạnh Thường Quân để có thể tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Xây
dựng tại Pháp năm 1995, Thạc sĩ Quản trị doanh nghiệp Nantes University
năm 1997, Thạc sĩ ngành quản lý hành chính công tại trường Chính sách
công Lý Quang Diệu (Singapore) và trường Chính phủ Harvard Kennedy (Mỹ)
năm 2011.
Ông
Quang có 20 năm làm việc tại Công ty Bachy Solatenche (một tập đoàn lớn
của Pháp trong lĩnh vực nền móng và công trình ngầm xây dựng), từ vị
trí Giám đốc dự án, ông đảm nhiệm đến chức Phó Tổng giám đốc, Tổng giám
đốc.
Tháng
6/2016, ông bất ngờ bỏ lại tất cả chức vụ tại tập đoàn đa quốc gia này
để đảm nhận Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM theo lời mời của
lãnh đạo thành phố với sứ mệnh và trọng trách nặng nề là đưa dự án metro
đầu tiên của Việt Nam lăn bánh đúng hạn vào năm 2020.
"Nhiều
người nói tôi không đi lên nữa mà lại đi xuống, bởi mức lương tôi nhận ở
đây chỉ bằng 5% so với những gì nhận được từ Bachy Solatenche. Tôi nghĩ
rằng 20 năm tôi đã trả nợ đủ cho nước Pháp - đất nước cưu mang những
người như tôi được đi học, được học bổng và có điều kiện để thành
đạt...", giọng ông nghẹn ngào và đứt quãng khi nhớ về nước Pháp.
Có
vẻ như Giáo sư Ngô Bảo Châu, Tiến sỹ Lê Nguyễn Minh Quang, cố Thứ
trưởng Lê Hải An và những trí thức tinh hoa khác đã đang gặp khó trong
cái hệ thống đang vận hành với những nguyên tắc và khuôn phép khó hiểu
Không
nói hết câu nhưng có lẽ nhiều người phần nào đoán được vế sau chưa thể
ghép thành lời của ông, bởi cảm xúc về đất nước từng nuôi dưỡng những
con người như TS. Lê Nguyễn Minh Quang, TS. Nguyễn Hồng Phương (Giám đốc
Đào tạo FSB) hay các thành viên của Hội Mồ côi - tập hợp những người
Việt du học ở Pháp những năm 1990. Nợ nước Pháp ông đã trả đủ, và ông
nghĩ bản thân nên làm điều gì đó cho quê hương Việt Nam.
Tiến
sỹ Lê Nguyễn Minh Quang tại các diễn đàn đã nói như đinh đóng cột rằng
dự án sẽ đưa vào vận hành vào năm 2020. Đó cũng là mong chờ của cả hàng
triệu người dân, đó chính là việc tuyến metro đầu tiên liệu có thể vận
hành vào năm 2020 như kế hoạch.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Quang cho biết bản thân và toàn đội dự án đang đặt quyết tâm cao nhất để dự án về đích đúng hạn.
"Nếu
không có tuyến metro đầu tiên thì sao có tuyến metro thứ hai. Dù mất ăn
mất ngủ nhưng tôi tin rằng dự án sẽ vận hành vào năm 2020", Trưởng Ban
quản lý đường sắt đô thị TP HCM kỳ vọng.
Nhớ
lúc mới nhận chức ông Lê Nguyễn Minh Quang nói rằng "Tôi không thể đứng
dưới sân ga", rằng "Cuối cùng cũng đến lúc tôi không thể tiếp tục đứng
dưới sân ga và trách móc người lái tàu lái chậm, toa tàu không chỉn chu.
"Ở
cả hai phía, tôi và người lái tàu cùng đi đến quyết định là sẽ cùng
chung tay, chung sức cho hành trình. Từ hôm nay, tôi thật sự làm một
người trong cuộc, bắt tay vào những gì mình mong đợi, xây dựng thành phố
của mình trong vai trò mới, nặng nề hơn và hứng thú hơn".
Nhưng
đến cuối năm 2018 ông Lê Nguyễn Minh Quang nói với báo chí rằng ông gặp
khó khăn trong công việc và đã từng hai lần gửi đơn xin nghỉ việc tại
Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM vì lý do cá nhân.
Và
cách đây hai tháng Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM Nguyễn Thành Phong
nói rằng đã giải quyết cho ông Lê Nguyễn Minh Quang thôi việc.
Có
vẻ như Giáo sư Ngô Bảo Châu, Tiến sỹ Lê Nguyễn Minh Quang, cố Thứ
trưởng Lê Hải An và những trí thức tinh hoa khác đã đang gặp khó trong
cái hệ thống đang vận hành với những nguyên tắc và khuôn phép khó hiểu,
thiếu khế ước xã hội, thiếu công bằng khi những khế ước xã hội làm nền
tảng cho những nước phát triển.
Một
xã hội công bằng được đảm bảo bởi một nhà nước pháp quyền, một nền kinh
tế lành mạnh, phồn thịnh hoạt động trên nguyên tắc thị trường mà ở đó
người dân có thể tự tổ chức cuộc sống cộng đồng của mình mà không bị cản
trở, đó là xã hội dân sự.
Cái đó rõ ràng Việt Nam đang thiếu.
Hoàng Trúc
*
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả,
(*) bài gửi cho BBC News Tiếng Việt hôm 18/10/2019 từ Sài Gòn.
(BBC)
Không có nhận xét nào