Hội nghị Trung ương 11, nơi các đại biểu chỉ biết giơ tay đồng ý thông qua. Photo Courtesy |
- Kính thưa các vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN,
Các
vị đang họp Hội nghị 11 để bàn nhiều việc quan trọng. Vậy xin hỏi, các
vị có biết không việc Trung Quốc đem tàu khảo sát và vài chục tàu chiến
vào quần thảo ở Bãi Tư Chính và rất gần bờ biển VN liên tiếp trong 3
tháng nay? Các vị có cho rằng đây là việc quan trọng, liên quan đến vận
mệnh đất nước không?
Theo
chương trình dự kiến, Hội nghị 11 không có mục thảo luận về tình hình
Biển Đông. Tuy rầng TBT Nguyễn Phú Trọng có nói tới 2 chữ “Biển Đông”,
nhưng hoàn toàn không phải nói về tình hình căng thẳng mà là về khía
cạnh kinh tế. Vậy trong các vị dự Hội nghị, có vị nào dám đề xuất tình
hình căng thẳng ở Biển Đông để thảo luận ở Hội nghị 11 hay không?
Về
dã tâm của Trung Quốc, đã có rất nhiều bài phân tích. Gần đây có các
bài đáng quan tâm như Thư ngỏ của GS Tương Lai gửi Hội nghị 11, hay bài
“Dã tâm của TQ và thực tâm của Đảng ta” của Quách Hạo Nhiên, như Tọa đàm
khoa học vùng biển bãi Tư Chính và Luật pháp quốc tế” (ngày 6 tháng 10,
do Viện Chính sách Pháp luật và Phát triển tổ chức. Đây là
một tổ chức có tư cách pháp nhân, trực thuộc Liên hiệp Các Tổ
chức Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam). Xin hỏi, là Ủy viên BCH TƯ
Đảng, các vị có theo dõi tình hình, có quan tâm đến các sự kiện trên hay
không?
Các
vị đọc báo lề Đảng và biết ngày 28 tháng 9, Phó TT Phạm Bình Minh đọc
phát biểu ở Liên Hiệp quốc, có nói đến đa phương hóa quan hệ ở Biển Đông
mà không dám đụng đến Trung Quốc. Xin hỏi có vị nào vào mạng xã hội để
xem cho biết quang cảnh hội trường và thái độ ông Bình Minh hôm đó?
Hội
trường gần như vắng tanh, trên các hàng ghế chỉ còn lơ thơ vài người,
còn ông Bình Minh nhìn vào giấy, đọc với giọng không có sinh khí. Nhiều
người xem xong bình luân, không biết là Bình minh hay Hoàng hôn đây.
Nhiều người cảm thấy nhục nhã khi chứng kiến cảnh ông Bình Minh đọc lời
phát biểu ở Liên Hiệp quốc, mà nhiều người không muốn nghe, nói gì tới
việc hưởng ứng, ủng hộ.
Các
vị sẽ thảo luận về hạn chế quyền lực, chống chạy chức chạy quyền, nhằm
làm trong sạch và củng cố Đảng. Nhưng các vị nhắm mắt làm ngơ tai họa bị
tình báo TQ cài cắm nhiều gián điệp vào tổ chức (theo tướng công an
Trương Giang Long), các vị chủ trương đưa cán bộ sang TQ để họ đào tạo
thành một lũ Việt gian, nằm sẵn trong mọi cấp, mọi ngành.
Bộ
Chính trị, vì một lý do nào đó mà không dám tỏ thái độ kiên quyết, cứng
rắn, công khai với bọn xâm lược Trung Quốc. Phải chăng đấy là thể hiện
sự hèn yếu, sự run sợ? Còn trong số 180 Ủy viên thì sao? Xin hỏi có vị
nào hiểu được vấn đề, có được dũng cảm để đề xuất và yêu cầu Hội nghị
thảo luận? Tôi đặt hy vọng vào các vị, cầu xin Thượng Đế hỗ trợ quý vị.
Tôi
xin kêu gọi quý vị hãy tìm hiểu kỹ nguy cơ do Trung Quốc gây ra, nguy
cơ do sự hèn yếu của một số lãnh đạo bị dọa dẫm, bị mua chuộc, bị khống
chế, nguy cơ do bọn Việt gian, bọn gián điệp phá hoại từ bên trong. Tìm
hiểu rồi trăn trở, suy nghĩ, chọn cách hành đông dũng cảm với lòng yêu
nước thiết tha, trước mối nguy Trung Quốc xâm lược. Cách hành động kịp
thời là đề xuất để Hội nghị Trung ương thảo luận và công khai cho toàn
dân biết.
Trước
tình hình nguy nan của Đất Nước, đã có rất nhiều lời kêu gọi toàn dân
đoàn kết. Nhưng chưa thấy ai vạch ra đoàn kết như thế nào. Theo tôi chỉ
có thể đoàn kết chung quanh một Hạt Nhân có chính nghĩa, có được niềm
tin của Dân. Hiện nay chưa có một tổ chức nào, chưa có được những con
người tạo ra hạt nhân như vậy. Sẽ là tốt khi từ Trung ương Đảng có một
số người hợp với nhau để tạo ra Hạt nhân đó.
Nếu
như ở Hội nghị 11 này không có một tiếng nói nào công khai bàn về đối
sách với Trung Quốc, bàn về loại bỏ bọn Việt gian, gián điệp, thì cái
đảng này đang thối rữa, rất khó khôi phục sức mạnh và Đất Nước đứng
trước nguy cơ bị Đảng dâng hiến cho bọn bành trướng.
Hỡi
các Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam! Xin hãy
sáng suốt, đừng mắc mưu bọn tay sai của Trung Quốc, hãy dũng cảm, phát
huy lòng yêu nước để tìm cách cứu Nước, cứu Dân tộc trong lúc này.
Nguyễn Đình Cống
(FB Nguyễn Đình Cống)
Không có nhận xét nào