EUGENE, Oregon (NV) – Di sản của hơn hai mươi năm thể chế Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975) là một dấu ấn rất sâu đậm trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại.
Trong cuộc hội thảo về VNCH tại Đại Học Oregon trong hai ngày 14 và 15 Tháng Mười, 2019, đã có nhiều bài phân tích về khía cạnh văn hóa, âm nhạc,… của dấu ấn này.
Đa số các diễn giả tham gia chủ đề này thuộc nhóm những nhà nghiên cứu “Việt Nam học” người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi.
Ông Jason Gibbs, diễn giả đến từ thư viện thành phố San Francisco, California, mang đến cho hội thảo những bất ngờ lý thú với bộ sưu tập hình ảnh các hãng đĩa ở miền Nam Việt Nam trong hai mươi năm 1955-1975.
Ông Gibbs cũng nhận thấy rằng âm nhạc sáng tác trong thời kỳ VNCH tiếp tục có ảnh hưởng rất mạnh mẽ trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, cho dù thời gian đã là hơn 40 năm.
Hơn thế nữa, ông Vinh Phạm, đến từ Đại Học Cornell, nhận thấy rằng thể loại “nhạc vàng” rất thịnh hành ở miền Nam Việt Nam trong thời gian trước 1975 được tiếp tục sáng tác tại hải ngoại, nhưng không chỉ là hồi ức về một thời, một vùng quê hương đã mất mà là những yếu tố mới mang tính cách xây dựng một quốc gia từ hải ngoại.
Quan sát những hoạt động âm nhạc tại Việt Nam hiện nay, ông Vinh Phạm thấy các sô diễn của âm nhạc hải ngoại, với rất nhiều sáng tác nhạc vàng trước và sau năm 1975, lại được đón nhận mạnh mẽ, cho dù có những cố gắng hạn chế nó từ nhà cầm quyền.
Từ một sự mong muốn ban đầu là kết nối, cảm nhận một quê hương mà mình không thể trở về lại được, âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại lại tạo ra được một tác dụng khác, đó là ảnh hưởng trực tiếp lên nước Việt Nam hiện nay.
Lĩnh vực văn chương của người Việt tại hải ngoại cũng được các diễn giả trẻ phân tích tại hội thảo.
Bà Phạm Vũ Lan Anh, diễn giả đến từ Việt Nam, giới thiệu hai tác giả nữ là Hoa Phạm, và Chi Vũ, hiện sống tại Úc.
Bà Lan Anh nói tại buổi hội thảo rằng bà rất ngạc nhiên vì các tác giả có một sự gần gũi rất mạnh mẽ với Việt Nam, mặc dù họ lớn lên ở Úc và thậm chí không rành tiếng Việt.
Các tác giả này, theo bà Lan Anh, có cùng một hồi ức về tin thần và tôn giáo chung với cộng đồng (người Việt) di cư sau chiến tranh, và họ đã sử dụng hồi ức ấy như là một công cụ thể hiện “căn cước” gốc của họ, cũng như để chữa lành những vết thương, và nỗi buồn.
Tương tự, diễn giả Hao Jun Tam, đến từ Đại Học Pennsylvania, giới thiệu hai tác giả là Lý Thu Hồ ở Pháp, và Lan Cao ở Mỹ. Tác phẩm của họ tập trung rất mạnh vào việc khẳng định “căn cước” miền Nam Việt Nam của cộng đồng người Việt hải ngoại, cũng như tinh thần ái quốc, và mong muốn gìn giữ “căn cước” và tinh thần ấy tại hải ngoại, sau cuộc chiến Việt Nam.
Đặc biệt trong chủ đề sáng tác văn chương này, cuốn tiểu thuyết The Sympathizer (Cảm Tình Viên) đoạt giải Pulitzer của nhà văn Mỹ gốc Việt Nguyễn Thanh Việt được thảo luận khá sôi nổi với những quan điểm trái nhau.
Một số cho rằng tác phẩm Sympathizer có cái nhìn phiến diện về VNCH (Peter Zinoman, Đại Học Berkerley), hay là có nhiều khuyết điểm về chứng liệu lịch sử.
Nhưng diễn giả Hao Jun Tam lại không hoàn toàn đồng ý và cho rằng những điều đó có thể được hiểu như vậy vì thủ thuật của tác giả Nguyễn Thanh Việt, viết với hình thức một lời khai của nhân vật chính, một điệp viên cộng sản gài vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa và cộng đồng tị nạn Việt Nam tại Mỹ.
Theo Ho Jun Tam, nếu nói tác phẩm The Sympathizer có cái nhìn không thân thiện với chế độ VNCH thì hẳn nó phải được đón nhận nồng hậu bởi nhà cầm quyền Cộng Sản tại Việt Nam hiện nay, nhưng điều đó không xảy ra, và The Sympathizer vẫn không được dịch ra tiếng Việt để lưu hành ở Việt Nam. (Nguyễn Hòa)
(*) Loạt bài của phóng viên Nguyễn Hòa ghi nhận về cuộc hội thảo này sẽ tiếp tục trong các số báo sắp tới.
Trong cuộc hội thảo về VNCH tại Đại Học Oregon trong hai ngày 14 và 15 Tháng Mười, 2019, đã có nhiều bài phân tích về khía cạnh văn hóa, âm nhạc,… của dấu ấn này.
Đa số các diễn giả tham gia chủ đề này thuộc nhóm những nhà nghiên cứu “Việt Nam học” người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi.
Ông Jason Gibbs, diễn giả đến từ thư viện thành phố San Francisco, California, mang đến cho hội thảo những bất ngờ lý thú với bộ sưu tập hình ảnh các hãng đĩa ở miền Nam Việt Nam trong hai mươi năm 1955-1975.
Ông Gibbs cũng nhận thấy rằng âm nhạc sáng tác trong thời kỳ VNCH tiếp tục có ảnh hưởng rất mạnh mẽ trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, cho dù thời gian đã là hơn 40 năm.
Hơn thế nữa, ông Vinh Phạm, đến từ Đại Học Cornell, nhận thấy rằng thể loại “nhạc vàng” rất thịnh hành ở miền Nam Việt Nam trong thời gian trước 1975 được tiếp tục sáng tác tại hải ngoại, nhưng không chỉ là hồi ức về một thời, một vùng quê hương đã mất mà là những yếu tố mới mang tính cách xây dựng một quốc gia từ hải ngoại.
Quan sát những hoạt động âm nhạc tại Việt Nam hiện nay, ông Vinh Phạm thấy các sô diễn của âm nhạc hải ngoại, với rất nhiều sáng tác nhạc vàng trước và sau năm 1975, lại được đón nhận mạnh mẽ, cho dù có những cố gắng hạn chế nó từ nhà cầm quyền.
Từ một sự mong muốn ban đầu là kết nối, cảm nhận một quê hương mà mình không thể trở về lại được, âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại lại tạo ra được một tác dụng khác, đó là ảnh hưởng trực tiếp lên nước Việt Nam hiện nay.
Lĩnh vực văn chương của người Việt tại hải ngoại cũng được các diễn giả trẻ phân tích tại hội thảo.
Bà Phạm Vũ Lan Anh, diễn giả đến từ Việt Nam, giới thiệu hai tác giả nữ là Hoa Phạm, và Chi Vũ, hiện sống tại Úc.
Bà Lan Anh nói tại buổi hội thảo rằng bà rất ngạc nhiên vì các tác giả có một sự gần gũi rất mạnh mẽ với Việt Nam, mặc dù họ lớn lên ở Úc và thậm chí không rành tiếng Việt.
Các tác giả này, theo bà Lan Anh, có cùng một hồi ức về tin thần và tôn giáo chung với cộng đồng (người Việt) di cư sau chiến tranh, và họ đã sử dụng hồi ức ấy như là một công cụ thể hiện “căn cước” gốc của họ, cũng như để chữa lành những vết thương, và nỗi buồn.
Tương tự, diễn giả Hao Jun Tam, đến từ Đại Học Pennsylvania, giới thiệu hai tác giả là Lý Thu Hồ ở Pháp, và Lan Cao ở Mỹ. Tác phẩm của họ tập trung rất mạnh vào việc khẳng định “căn cước” miền Nam Việt Nam của cộng đồng người Việt hải ngoại, cũng như tinh thần ái quốc, và mong muốn gìn giữ “căn cước” và tinh thần ấy tại hải ngoại, sau cuộc chiến Việt Nam.
Đặc biệt trong chủ đề sáng tác văn chương này, cuốn tiểu thuyết The Sympathizer (Cảm Tình Viên) đoạt giải Pulitzer của nhà văn Mỹ gốc Việt Nguyễn Thanh Việt được thảo luận khá sôi nổi với những quan điểm trái nhau.
Một số cho rằng tác phẩm Sympathizer có cái nhìn phiến diện về VNCH (Peter Zinoman, Đại Học Berkerley), hay là có nhiều khuyết điểm về chứng liệu lịch sử.
Nhưng diễn giả Hao Jun Tam lại không hoàn toàn đồng ý và cho rằng những điều đó có thể được hiểu như vậy vì thủ thuật của tác giả Nguyễn Thanh Việt, viết với hình thức một lời khai của nhân vật chính, một điệp viên cộng sản gài vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa và cộng đồng tị nạn Việt Nam tại Mỹ.
Theo Ho Jun Tam, nếu nói tác phẩm The Sympathizer có cái nhìn không thân thiện với chế độ VNCH thì hẳn nó phải được đón nhận nồng hậu bởi nhà cầm quyền Cộng Sản tại Việt Nam hiện nay, nhưng điều đó không xảy ra, và The Sympathizer vẫn không được dịch ra tiếng Việt để lưu hành ở Việt Nam. (Nguyễn Hòa)
(*) Loạt bài của phóng viên Nguyễn Hòa ghi nhận về cuộc hội thảo này sẽ tiếp tục trong các số báo sắp tới.
Không có nhận xét nào