Ngày 6/10, buổi tọa đàm “Cuộc chiến
thương mại Mỹ-Trung tiếp tục nóng lên và phản ứng của Đài Loan” được tổ
chức tại Đại học Đài Loan với sự tham gia của nhiều chuyên gia nổi
danh. Hàng loạt vấn đề được đưa ra trong buổi tọa đàm, chẳng hạn như
cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ tiến triển ra sao, bên nào chiếm ưu
thế cuối cùng hay tình thế hiện nay có liên quan gì đến Đài Loan?
Tọa đàm vào ngày 6/10 này do “Hội quảng bá truyền thông tự do Trung Hoa Dân Quốc” (AFFC) tổ chức, đã mời một số vị khách quan trọng, bao gồm Giáo sư Tạ Điền của Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina (Mỹ), Nhà kinh tế trưởng Ngô Kim Long của AIA Capital, Tổng biên tập của SEEC Media (Hồng Kông) Tạ Kim Hà, và Giáo sư danh dự Khoa Chính trị tại Đại học Đài Loan Minh Cư Chính.
Giáo sư Tạ Điền khởi đầu với nhận định rằng trước khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chưa diễn ra, tổng thuế quan các sản phẩm của Trung Quốc đối với Mỹ chỉ là 3,1%, nhưng bây giờ đã lên 21,5%, sau khi đàm phán có khả năng lên tới 27,8% hoặc 30%. Hiện nay cố vấn hàng đầu của Nhà Trắng về Trung Quốc là chuyên gia Michael Pillsbury cũng cho rằng mức thuế quan hiện tại vẫn ở mức thấp, có thể tăng lên tới 50% hoặc 100%.
Giáo sư Tạ Điền cho rằng cuộc chiến thuế quan đã đánh vào điểm yếu của Bắc Kinh, vì việc tăng thuế liên tục đã khiến nền kinh tế Trung Quốc thiệt hại nặng nề, các dòng vốn tại Trung Quốc không ngừng chảy sang các nước khác, gây làn sóng thất nghiệp tại Trung Quốc.
Giáo sư Tạ Điền cũng bác bỏ quan điểm cho rằng Mỹ cũng thiệt hại nặng nề vì cuộc chiến thương mại và Trung Quốc cuối cùng sẽ chiến thắng. Ông chỉ ra những người có suy nghĩ này thường thuộc phe thân Bắc Kinh (được hưởng lợi từ Bắc Kinh), hoặc phe hưởng lợi tại Phố Wall, vì giới quan to tài chính này được hưởng lợi từ Trung Quốc trong các thời Tổng thống Clinton và Obama.
Ông cũng cung cấp số liệu cho biết cuộc thăm dò ý dân mới nhất trong xã hội Mỹ cho thấy có 2/3 (67%) người dân Mỹ cho biết ngay cả khi họ bị thiệt hại vì cuộc chiến thương mại thì họ cũng vẫn tích cực ủng hộ, vì họ biết rằng đây là lợi ích quốc gia, và lợi ích quốc gia phải đứng trên lợi ích cá nhân.
Chỉ số Dow Jones cũng cho thấy tình hình kinh tế chung của xã hội Mỹ rất tốt. Trước khi ông Trump lên nắm quyền, chỉ số này chỉ khoảng 18.000 điểm, nhưng hiện nay đã vượt quá 26.000 điểm. Thêm nữa là hiện tại tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ chỉ là 3,5%, con số khiến nhiều nước trên thế giới phải ghen tị.
Ông Tạ Điền cũng liệt kê 9 điểm để minh họa cho tình trạng bi thảm hiện tại của chế độ Bắc Kinh:
Chế độ lâm nguy. Trong đợt diễu binh lần này, thậm chí đến việc mua dao làm bếp cũng phải đăng ký.
Xuất siêu sang Mỹ sụt giảm lao dốc.
Giá thịt lợn tăng vọt, kéo theo giá thịt gà, thịt bò cũng như mọi thực phẩm đều tăng cao. Vì vậy hiện nay Trung Quốc đã thả cửa nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ, vì Trung Quốc không thể sống thiếu thịt lợn, mỗi năm Trung Quốc phải ăn hết 700 triệu con lợn.
Số người thất nghiệp đã tăng thêm hơn 3 triệu người.
Vấn đề biểu tình dân chủ của Hồng Kông ngày càng nghiêm trọng.
Sáng kiến “Một vành đai, một con đường”: Ý là quốc gia châu Âu duy nhất tham gia, nhưng bây giờ người Ý cũng đang xem xét lại. Đặc biệt là nguồn ngoại tệ là điểm mà Bắc Kinh luôn tự hào, nhưng nay cũng nhanh chóng cạn kiệt vì cuộc chiến thương mại, làm cho sáng kiến “Một vành đai, một con đường” cũng phải dậm chân tại chỗ.
Người dân Đài Loan xem Hồng Kông là tấm gương. Một mặt, Bắc Kinh muốn thúc đẩy chính sách “một quốc gia, hai chế độ” tại Đài Loan, nhưng Bắc Kinh đang cho toàn thế giới thấy vấn đề này đối với Hồng Kông là như thế nào.
Nước láng giềng Ấn Độ là một đối thủ cạnh tranh hùng mạnh của Trung Quốc nhưng lại rất thân thiết với Mỹ, quan hệ với Mỹ ngày càng chặt chẽ.
Vụ việc “công chúa” Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt, Bắc Kinh nghĩ rằng chỉ cần bắt một vài người Canada sẽ khiến Canada sợ hãi, nhưng bây giờ cho thấy rằng mọi chuyện không như vậy.
Mặt khác, sau sự leo thang cuộc chiến thuế quan Trung – Mỹ, ngày càng nhiều nước được hưởng lợi, bởi vì dòng tiền không ngừng chảy từ Trung Quốc sang những nước khác. Giáo sư Tạ Điền cũng đề cập đến các nước hưởng lợi theo leo thang thuế quan:
Khi Mỹ tăng thuế đối với hàng Trung Quốc trị giá 36 tỷ USD, các nước được hưởng lợi là Mexico, Pháp và Slovakia.
Khi Mỹ tăng thuế đối với hàng Trung Quốc trị giá 14 tỷ USD thì nước được hưởng lợi là Nhật Bản và Việt Nam.
Khi danh sách hàng tăng thuế quan lên tới 200 tỷ USD thì nước được hưởng lợi là Đài Loan, Việt Nam, Hàn Quốc, Nga và Ấn Độ.
Ông Tạ Điền cho rằng, cuộc chiến thương mại hiện nay được chuyển thành việc Mỹ dùng các chiến thuật trì hoãn: “Trước đây chính Bắc Kinh là bên áp dụng chiến thuật trì hoãn, kéo dài đến tổng tuyển cử của Mỹ với hy vọng TT Trump thất bại. Nhưng hiện nay Bắc Kinh không thể duy trì được chiến thuật này, trái lại bị Mỹ áp dụng ngược lại.”
Ông cũng đề cập đến việc cựu chiến lược gia Nhà Trắng Bannon cùng doanh nhân giàu có người Trung Quốc Quách Văn Quý sống lưu vong tại Mỹ gây bùng nổ thông tin khi tiết lộ Mỹ sẽ triển khai ba hành động lớn chống lại Bắc Kinh, bao gồm: (1) Tiến hành điều tra về tài sản tại Mỹ của quan chức cấp cao Trung Nam Hải, (2) Chế tài hai ngân hàng lớn của Trung Quốc, (3) Nếu Bắc Kinh không ngừng quân sự hóa, Mỹ sẽ gửi quân đội Mỹ đến Đài Loan. Mặc dù thông tin chưa được xác thực nhưng ông Tạ Điền tin rằng khả năng này rất cao, có giá trị tham khảo.
Giáo sư Tạ Điền cũng suy luận rằng nếu Mỹ và Trung Quốc phát triển cuộc chiến tài chính thì Trung Quốc sẽ còn tồi tệ hơn, về cơ bản sẽ không có kịch tính vì Bắc Kinh sẽ bế tắc ngay. Bởi vì hệ thống tài chính thế giới dựa trên đồng USD, thương mại quốc tế được thanh khoản bằng USD, tất cả các dòng vàng sẽ nằm trong kiểm soát của Mỹ. Mỹ còn tuyên bố Trung Quốc là “kẻ thao túng tiền tệ”, vì vậy nếu Bắc Kinh bị tẩy chay thì đồng nghĩa Trung Quốc không thể làm ăn được với phương Tây, hệ quả cuối cùng là các công ty Trung Quốc tại Phố Wall sẽ không thể lấy được USD.
Ngoài điều này, giáo sư Tạ Điền cho rằng Mỹ vẫn còn một số lá bài để chơi. Ví dụ “Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế” (IEEPA) của Mỹ thông qua năm 1977, có thể khởi xướng việc đóng băng tài sản tại Mỹ của các quan chức Trung Quốc, đồng thời yêu cầu vây ráp trên toàn cầu. Như hồi tháng 9/2018, Mỹ tuyên bố cấm ông Lý Thượng Phúc – Trưởng ban thiết bị của Quân đội Giải phóng Trung Quốc đến thăm Mỹ, đồng thời cấm người nhà quan chức này hoạt động tài chính ở ngân hàng của Mỹ, động thái đã khiến Bắc Kinh phản ứng dữ dội, là vấn đề không khó để hiểu.
Ngoài ra còn có “Đạo luật Giao dịch với Kẻ thù” (TWEA) được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1917, thậm chí còn dữ dội hơn, dự tính TT Trump khó có thể sử dụng luật này. Còn đối với Hồng Kông hiện tại, mặc dù đây cũng có thể xem là một lá bài mà Mỹ có thể sử dụng, nhưng hiện tại dường như TT Trump không thực sự để tâm. Còn trái phiếu đường sắt Hồ Quảng mà Trung Quốc nợ, mặc dù giá trị thị trường hiện vào khoảng từ 1 – 1,5 nghìn tỷ USD, nhưng cũng đang trong nghiên cứu, nếu tình hình Hồng Kông không nghiêm trọng thì Mỹ có thể không sử dụng.
Buôn lậu chất fentanyl của Trung Quốc cũng là một lá bài của Mỹ. Thêm nữa là vấn đề của Liên minh Bưu chính Thế giới khiến bưu kiện được gửi từ Trung Quốc đến Mỹ rẻ hơn bưu kiện gửi qua lại bên trong nước Mỹ. Do đó, một khi Mỹ rút khỏi Dịch vụ Bưu chính Thế giới, chắc chắn sẽ gây ra tác hại lớn cho hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của Trung Quốc.
Ông Tạ Điền nhận định rằng Bắc Kinh không còn “đạn dược” trong cuộc chiến thương mại, trong trường hợp không thể chống lại cuộc chiến thuế quan thì nhiều khả năng sự tồn tại ĐCSTQ dần trở thành như Bắc Triều Tiên.
Tuyết Mai
Giáo sư Tạ Điền cho rằng nếu cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ phát triển thành chiến tranh tài chính thì Trung Quốc có thể thành một Bắc Triều Tiên thứ hai. (Ảnh: Secret China) |
Tọa đàm vào ngày 6/10 này do “Hội quảng bá truyền thông tự do Trung Hoa Dân Quốc” (AFFC) tổ chức, đã mời một số vị khách quan trọng, bao gồm Giáo sư Tạ Điền của Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina (Mỹ), Nhà kinh tế trưởng Ngô Kim Long của AIA Capital, Tổng biên tập của SEEC Media (Hồng Kông) Tạ Kim Hà, và Giáo sư danh dự Khoa Chính trị tại Đại học Đài Loan Minh Cư Chính.
Giáo sư Tạ Điền khởi đầu với nhận định rằng trước khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chưa diễn ra, tổng thuế quan các sản phẩm của Trung Quốc đối với Mỹ chỉ là 3,1%, nhưng bây giờ đã lên 21,5%, sau khi đàm phán có khả năng lên tới 27,8% hoặc 30%. Hiện nay cố vấn hàng đầu của Nhà Trắng về Trung Quốc là chuyên gia Michael Pillsbury cũng cho rằng mức thuế quan hiện tại vẫn ở mức thấp, có thể tăng lên tới 50% hoặc 100%.
Giáo sư Tạ Điền cho rằng cuộc chiến thuế quan đã đánh vào điểm yếu của Bắc Kinh, vì việc tăng thuế liên tục đã khiến nền kinh tế Trung Quốc thiệt hại nặng nề, các dòng vốn tại Trung Quốc không ngừng chảy sang các nước khác, gây làn sóng thất nghiệp tại Trung Quốc.
Giáo sư Tạ Điền cũng bác bỏ quan điểm cho rằng Mỹ cũng thiệt hại nặng nề vì cuộc chiến thương mại và Trung Quốc cuối cùng sẽ chiến thắng. Ông chỉ ra những người có suy nghĩ này thường thuộc phe thân Bắc Kinh (được hưởng lợi từ Bắc Kinh), hoặc phe hưởng lợi tại Phố Wall, vì giới quan to tài chính này được hưởng lợi từ Trung Quốc trong các thời Tổng thống Clinton và Obama.
Ông cũng cung cấp số liệu cho biết cuộc thăm dò ý dân mới nhất trong xã hội Mỹ cho thấy có 2/3 (67%) người dân Mỹ cho biết ngay cả khi họ bị thiệt hại vì cuộc chiến thương mại thì họ cũng vẫn tích cực ủng hộ, vì họ biết rằng đây là lợi ích quốc gia, và lợi ích quốc gia phải đứng trên lợi ích cá nhân.
Chỉ số Dow Jones cũng cho thấy tình hình kinh tế chung của xã hội Mỹ rất tốt. Trước khi ông Trump lên nắm quyền, chỉ số này chỉ khoảng 18.000 điểm, nhưng hiện nay đã vượt quá 26.000 điểm. Thêm nữa là hiện tại tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ chỉ là 3,5%, con số khiến nhiều nước trên thế giới phải ghen tị.
Ông Tạ Điền cũng liệt kê 9 điểm để minh họa cho tình trạng bi thảm hiện tại của chế độ Bắc Kinh:
Chế độ lâm nguy. Trong đợt diễu binh lần này, thậm chí đến việc mua dao làm bếp cũng phải đăng ký.
Xuất siêu sang Mỹ sụt giảm lao dốc.
Giá thịt lợn tăng vọt, kéo theo giá thịt gà, thịt bò cũng như mọi thực phẩm đều tăng cao. Vì vậy hiện nay Trung Quốc đã thả cửa nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ, vì Trung Quốc không thể sống thiếu thịt lợn, mỗi năm Trung Quốc phải ăn hết 700 triệu con lợn.
Số người thất nghiệp đã tăng thêm hơn 3 triệu người.
Vấn đề biểu tình dân chủ của Hồng Kông ngày càng nghiêm trọng.
Sáng kiến “Một vành đai, một con đường”: Ý là quốc gia châu Âu duy nhất tham gia, nhưng bây giờ người Ý cũng đang xem xét lại. Đặc biệt là nguồn ngoại tệ là điểm mà Bắc Kinh luôn tự hào, nhưng nay cũng nhanh chóng cạn kiệt vì cuộc chiến thương mại, làm cho sáng kiến “Một vành đai, một con đường” cũng phải dậm chân tại chỗ.
Người dân Đài Loan xem Hồng Kông là tấm gương. Một mặt, Bắc Kinh muốn thúc đẩy chính sách “một quốc gia, hai chế độ” tại Đài Loan, nhưng Bắc Kinh đang cho toàn thế giới thấy vấn đề này đối với Hồng Kông là như thế nào.
Nước láng giềng Ấn Độ là một đối thủ cạnh tranh hùng mạnh của Trung Quốc nhưng lại rất thân thiết với Mỹ, quan hệ với Mỹ ngày càng chặt chẽ.
Vụ việc “công chúa” Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt, Bắc Kinh nghĩ rằng chỉ cần bắt một vài người Canada sẽ khiến Canada sợ hãi, nhưng bây giờ cho thấy rằng mọi chuyện không như vậy.
Mặt khác, sau sự leo thang cuộc chiến thuế quan Trung – Mỹ, ngày càng nhiều nước được hưởng lợi, bởi vì dòng tiền không ngừng chảy từ Trung Quốc sang những nước khác. Giáo sư Tạ Điền cũng đề cập đến các nước hưởng lợi theo leo thang thuế quan:
Khi Mỹ tăng thuế đối với hàng Trung Quốc trị giá 36 tỷ USD, các nước được hưởng lợi là Mexico, Pháp và Slovakia.
Khi Mỹ tăng thuế đối với hàng Trung Quốc trị giá 14 tỷ USD thì nước được hưởng lợi là Nhật Bản và Việt Nam.
Khi danh sách hàng tăng thuế quan lên tới 200 tỷ USD thì nước được hưởng lợi là Đài Loan, Việt Nam, Hàn Quốc, Nga và Ấn Độ.
Ông Tạ Điền cho rằng, cuộc chiến thương mại hiện nay được chuyển thành việc Mỹ dùng các chiến thuật trì hoãn: “Trước đây chính Bắc Kinh là bên áp dụng chiến thuật trì hoãn, kéo dài đến tổng tuyển cử của Mỹ với hy vọng TT Trump thất bại. Nhưng hiện nay Bắc Kinh không thể duy trì được chiến thuật này, trái lại bị Mỹ áp dụng ngược lại.”
Ông cũng đề cập đến việc cựu chiến lược gia Nhà Trắng Bannon cùng doanh nhân giàu có người Trung Quốc Quách Văn Quý sống lưu vong tại Mỹ gây bùng nổ thông tin khi tiết lộ Mỹ sẽ triển khai ba hành động lớn chống lại Bắc Kinh, bao gồm: (1) Tiến hành điều tra về tài sản tại Mỹ của quan chức cấp cao Trung Nam Hải, (2) Chế tài hai ngân hàng lớn của Trung Quốc, (3) Nếu Bắc Kinh không ngừng quân sự hóa, Mỹ sẽ gửi quân đội Mỹ đến Đài Loan. Mặc dù thông tin chưa được xác thực nhưng ông Tạ Điền tin rằng khả năng này rất cao, có giá trị tham khảo.
Giáo sư Tạ Điền cũng suy luận rằng nếu Mỹ và Trung Quốc phát triển cuộc chiến tài chính thì Trung Quốc sẽ còn tồi tệ hơn, về cơ bản sẽ không có kịch tính vì Bắc Kinh sẽ bế tắc ngay. Bởi vì hệ thống tài chính thế giới dựa trên đồng USD, thương mại quốc tế được thanh khoản bằng USD, tất cả các dòng vàng sẽ nằm trong kiểm soát của Mỹ. Mỹ còn tuyên bố Trung Quốc là “kẻ thao túng tiền tệ”, vì vậy nếu Bắc Kinh bị tẩy chay thì đồng nghĩa Trung Quốc không thể làm ăn được với phương Tây, hệ quả cuối cùng là các công ty Trung Quốc tại Phố Wall sẽ không thể lấy được USD.
Ngoài điều này, giáo sư Tạ Điền cho rằng Mỹ vẫn còn một số lá bài để chơi. Ví dụ “Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế” (IEEPA) của Mỹ thông qua năm 1977, có thể khởi xướng việc đóng băng tài sản tại Mỹ của các quan chức Trung Quốc, đồng thời yêu cầu vây ráp trên toàn cầu. Như hồi tháng 9/2018, Mỹ tuyên bố cấm ông Lý Thượng Phúc – Trưởng ban thiết bị của Quân đội Giải phóng Trung Quốc đến thăm Mỹ, đồng thời cấm người nhà quan chức này hoạt động tài chính ở ngân hàng của Mỹ, động thái đã khiến Bắc Kinh phản ứng dữ dội, là vấn đề không khó để hiểu.
Ngoài ra còn có “Đạo luật Giao dịch với Kẻ thù” (TWEA) được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1917, thậm chí còn dữ dội hơn, dự tính TT Trump khó có thể sử dụng luật này. Còn đối với Hồng Kông hiện tại, mặc dù đây cũng có thể xem là một lá bài mà Mỹ có thể sử dụng, nhưng hiện tại dường như TT Trump không thực sự để tâm. Còn trái phiếu đường sắt Hồ Quảng mà Trung Quốc nợ, mặc dù giá trị thị trường hiện vào khoảng từ 1 – 1,5 nghìn tỷ USD, nhưng cũng đang trong nghiên cứu, nếu tình hình Hồng Kông không nghiêm trọng thì Mỹ có thể không sử dụng.
Buôn lậu chất fentanyl của Trung Quốc cũng là một lá bài của Mỹ. Thêm nữa là vấn đề của Liên minh Bưu chính Thế giới khiến bưu kiện được gửi từ Trung Quốc đến Mỹ rẻ hơn bưu kiện gửi qua lại bên trong nước Mỹ. Do đó, một khi Mỹ rút khỏi Dịch vụ Bưu chính Thế giới, chắc chắn sẽ gây ra tác hại lớn cho hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của Trung Quốc.
Ông Tạ Điền nhận định rằng Bắc Kinh không còn “đạn dược” trong cuộc chiến thương mại, trong trường hợp không thể chống lại cuộc chiến thuế quan thì nhiều khả năng sự tồn tại ĐCSTQ dần trở thành như Bắc Triều Tiên.
Tuyết Mai
Không có nhận xét nào