Tôi nhớ hồi bé khi đang ăn tối cùng
em trai. Vừa đứng dậy đi vệ sinh chừng vài phút quay lại bếp thì thấy
thằng em đang ăn cái bánh kem của tôi.
Bánh kem mẹ làm ngon lắm, nên tôi rất bực mình.
Trước khi tôi kịp thốt nên lời nào, nó đã liền bịt miệng tôi bằng câu: "Lần trước anh cũng lén ăn kẹo của em còn gì?".
Thằng em láu lỉnh của tôi đã thành công khi chuyển trọng tâm cuộc tranh luận về việc "nó đang ăn bánh kem của tôi" thành " bởi vì tôi cũng đã lén ăn kẹo của nó".
Tranh luận Hà Nội ô nhiễm
Việc này cũng giống như khi tranh luận về không khí ô nhiễm ở Hà Nội. Nhiều người lái trọng tâm của cuộc tranh luận về cách giải quyết vấn đề ô nhiễm sang vấn đề: Hà Nội có phải là thành phố ô nhiễm nhất thế giới?.
Tôi nghĩ chỉ cần mình tập trung hơn khi tranh luận thì có thể giải quyết được vấn đề này.
Có lần khi đang đi bộ ngoài phố Tạ Hiện, Hà Nội; gặp một nhóm người nước ngoài sống ở đây khá lâu.
Hằng đêm, họ hay hẹn gặp nói chuyện, chém gió. Có bữa, tôi nghe một anh phàn nàn về người yêu cũ của anh ta hiện đang sống ở Đà Nẵng, rồi anh bắt đầu đánh đồng tất cả mọi người ở Đà Nẵng đều xấu tính như cô ta. Kiểu tranh luận của ông ta được gọi là "Black and White", phân biệt rạch ròi mọi thứ ra hai bên, chỉ có thể ở bên này hoặc bên kia. Chẳng hạn, như người ta thường hay nói:
"Ở đâu cũng có người tốt, người xấu" mà không quan tâm đến tỉ lệ người xấu so với người tốt trong môi trường đó, bỏ qua cả các nghiên cứu. Tôi gọi đó là loại triết học rẻ tiền.
Vì vậy, từ lúc đó, tôi tránh xa cộng đồng nước ngoài ở đây, ngoài những người thực sự đã đấu tranh trong cuộc sống, học tiếng Việt và có thái độ tích cực.
Nhưng thật khó mà thoát khỏi họ hoàn toàn bởi truyền thông xã hội đang phát triển ngày một lớn mạnh, có vẻ như đây là chiến trường cho các cuộc tranh luận về những ý tưởng mới, những vấn nạn xã hội, một nhóm sống ở Hà Nội, nhóm sống ở Sài Gòn, với tổng cộng khoảng 250,000 người.
'Xung đột'
Dạo gần đây, tôi thấy người nước ngoài và người Việt Nam xung đột với nhau khá nhiều trên mạng xã hội, chủ yếu là về những vấn đề họ hay gặp hằng ngày ở Việt Nam.
Chẳng hạn, khi tranh luận về ô nhiễm ở Hài Nội, liệu nó có thực sự tệ nhất thế giới hay chỉ là hơi tệ thôi? Một số người Việt có cảm giác vấn đề ô nhiễm không tệ như họ nghe nói và cho rằng đây chắc hẳn là âm mưu nào đó nhằm bôi nhọ Việt Nam.
Một nhà hoá học, Vũ Khắc Ngọc, sử dụng truyền thông xã hội của ông để tấn công AirVisual - ứng dụng giám sát chỉ số chất lượng không khí trực tuyến. Sau đó, ông đã phải viết bài đính chính xin lỗi vì phát ngôn không đúng sự thật của ông.
Theo tôi, sự chỉ trích tiêu cực về thủ đô của Việt Nam đã ảnh hưởng rất sâu đến một số người, nhiều hơn những gì mà chúng ta có thể kiểm soát. Vấn đề ở chỗ, người nước ngoài không biết kiểm soát những phát ngôn của họ trên mạng xã hội và chưa biết cách "chỉ trích lịch thiệp" (feedback in a positive manner). Cùng với đó, là một số người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ, dễ bị kích động và mất kiểm soát, thế là cuộc 'ném đá' nổ ra để bảo vệ cái tôi của họ.
Với những người nước ngoài, họ nên học những phương pháp khi thảo luận về các vấn đề trong xã hội, cái khó là họ chỉ đến đây một thời gian ngắn rồi rời đi. Hơn nữa, họ đã được giáo dục từ bé để nói rất cả những gì trong bụng của mình, đúng hay không đúng cũng được, rồi sẽ có người khác tranh luận và sửa ý cho mình.
Ở phương Tây, chúng tôi có thể thấy cách giáo dục như vậy rất hữu ích vì một vấn đề xã hội sẽ không thể tồn tại lâu khi tất cả mọi người liên tục bình luận và phàn nàn về nó mãi.
Lúc họ lớn tuổi hơn một chút (so với trung bình độ tuổi người nước ngoài đến Việt Nam còn khá trẻ, đang tìm kiếm phiêu lưu) có thể sẽ dần học được cách đưa ra phản hồi tích cực. Tôi học được trong thời gian làm quản lý một trung tâm Tiếng Anh, phương pháp "Kiss - Kick - Kiss" (giống thành ngữ 'Vừa đấm vừa xoa'). Trước đó, mỗi lần vào công ty, thấy nhân viên đi trễ là mắng xối xả không thương tiếc, rồi họ sợ không gần gũi với mình nữa.
Nhưng truyền thông xã hội thì quá nhiều người, cộng với sự phát triển toàn cầu hoá, chúng ta không thể kiểm soát hết được.
Tôi thấy người Việt thường phản ứng khi bị chỉ trích; "tu quoque" (tiếng latin), nghĩa là: "Bạn cũng thế" hoặc "ad hominem" (tiếng Latin), nghĩa là công kích cá nhân.
Ví dụ, một người nước ngoài mới đến Việt Nam, bức xúc khi thấy người ta vứt rác ra đường hoài. Anh ta viết trên mạng xã hội,
"Tại sao mọi người cứ vứt rác bữa bãi ra đường như thế? Các bạn không yêu môi trường gì cả."
Thế là nhiều người Việt đọc được thấy bị xúc phạm, tự ái. Thay vì giải quyết vấn đề rác, họ có thể trả lời theo một số cách sau:
"Thấy bẩn thì về nước của bạn mà sống!" - Ad hominem.
"Người dân nước bạn cũng thế mà nói ai" - Tu quoque.
"Ở đâu cũng có người này, người kia, có người xả rác, có người không nhé." - Black and White.
Xu hướng ở đây là thường né tránh vấn đề về rác, hoặc tranh luận về rác và chỉ gây xung đột chứ không giải quyết. Cho nên cách tốt nhất là mình phải có một thứ, tiếng Anh gọi là "thick-skin".
"Thick-skin" dịch ra là "da dầy" nhưng ý nghĩa của từ này là một bộ áo giáp để bảo vệ cảm xúc của bạn, tránh để những xúc tác bên ngoài kích động bạn, nhờ đó, bạn có thể nhìn một vấn đề với các kỹ năng tư duy phê phán.
Với thick-skin, bạn có thể tập trung tranh luận vào trọng tâm vấn đề, một cách bình tĩnh. Cũng giống như Lý Tiểu Long chiến đấu với đối thủ của ông ta, ông giữ được bình tĩnh, hít thở bình thường, kiểm soát hóc môn, chỉ cần phát hiện một giây phút đối thủ lơ là, mất kiểm soát là ông có thể tung đòn hạ gục.
Mình phải thật tỉnh táo và nhận biết khi một người nói gì đó không đúng, đặc biệt là giới trẻ, ngay cả ông Vũ Khắc Ngọc.
Chỉ cần phát triển văn hoá tranh luận và thảo luận một cách hiệu quả và bình tĩnh, tìm gốc rễ của vấn đề tranh luận, gạt bỏ cảm xúc sang một bên, chúng ta có thể cùng nhau phát triển. Ít nhất mình có thể nói chuyện cùng nhau.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Việt Nam được xem là có dân số trẻ |
Bánh kem mẹ làm ngon lắm, nên tôi rất bực mình.
Trước khi tôi kịp thốt nên lời nào, nó đã liền bịt miệng tôi bằng câu: "Lần trước anh cũng lén ăn kẹo của em còn gì?".
Thằng em láu lỉnh của tôi đã thành công khi chuyển trọng tâm cuộc tranh luận về việc "nó đang ăn bánh kem của tôi" thành " bởi vì tôi cũng đã lén ăn kẹo của nó".
Tranh luận Hà Nội ô nhiễm
Việc này cũng giống như khi tranh luận về không khí ô nhiễm ở Hà Nội. Nhiều người lái trọng tâm của cuộc tranh luận về cách giải quyết vấn đề ô nhiễm sang vấn đề: Hà Nội có phải là thành phố ô nhiễm nhất thế giới?.
Tôi nghĩ chỉ cần mình tập trung hơn khi tranh luận thì có thể giải quyết được vấn đề này.
Có lần khi đang đi bộ ngoài phố Tạ Hiện, Hà Nội; gặp một nhóm người nước ngoài sống ở đây khá lâu.
Hằng đêm, họ hay hẹn gặp nói chuyện, chém gió. Có bữa, tôi nghe một anh phàn nàn về người yêu cũ của anh ta hiện đang sống ở Đà Nẵng, rồi anh bắt đầu đánh đồng tất cả mọi người ở Đà Nẵng đều xấu tính như cô ta. Kiểu tranh luận của ông ta được gọi là "Black and White", phân biệt rạch ròi mọi thứ ra hai bên, chỉ có thể ở bên này hoặc bên kia. Chẳng hạn, như người ta thường hay nói:
"Ở đâu cũng có người tốt, người xấu" mà không quan tâm đến tỉ lệ người xấu so với người tốt trong môi trường đó, bỏ qua cả các nghiên cứu. Tôi gọi đó là loại triết học rẻ tiền.
Vì vậy, từ lúc đó, tôi tránh xa cộng đồng nước ngoài ở đây, ngoài những người thực sự đã đấu tranh trong cuộc sống, học tiếng Việt và có thái độ tích cực.
Nhưng thật khó mà thoát khỏi họ hoàn toàn bởi truyền thông xã hội đang phát triển ngày một lớn mạnh, có vẻ như đây là chiến trường cho các cuộc tranh luận về những ý tưởng mới, những vấn nạn xã hội, một nhóm sống ở Hà Nội, nhóm sống ở Sài Gòn, với tổng cộng khoảng 250,000 người.
'Xung đột'
Dạo gần đây, tôi thấy người nước ngoài và người Việt Nam xung đột với nhau khá nhiều trên mạng xã hội, chủ yếu là về những vấn đề họ hay gặp hằng ngày ở Việt Nam.
Chẳng hạn, khi tranh luận về ô nhiễm ở Hài Nội, liệu nó có thực sự tệ nhất thế giới hay chỉ là hơi tệ thôi? Một số người Việt có cảm giác vấn đề ô nhiễm không tệ như họ nghe nói và cho rằng đây chắc hẳn là âm mưu nào đó nhằm bôi nhọ Việt Nam.
Một nhà hoá học, Vũ Khắc Ngọc, sử dụng truyền thông xã hội của ông để tấn công AirVisual - ứng dụng giám sát chỉ số chất lượng không khí trực tuyến. Sau đó, ông đã phải viết bài đính chính xin lỗi vì phát ngôn không đúng sự thật của ông.
Theo tôi, sự chỉ trích tiêu cực về thủ đô của Việt Nam đã ảnh hưởng rất sâu đến một số người, nhiều hơn những gì mà chúng ta có thể kiểm soát. Vấn đề ở chỗ, người nước ngoài không biết kiểm soát những phát ngôn của họ trên mạng xã hội và chưa biết cách "chỉ trích lịch thiệp" (feedback in a positive manner). Cùng với đó, là một số người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ, dễ bị kích động và mất kiểm soát, thế là cuộc 'ném đá' nổ ra để bảo vệ cái tôi của họ.
Với những người nước ngoài, họ nên học những phương pháp khi thảo luận về các vấn đề trong xã hội, cái khó là họ chỉ đến đây một thời gian ngắn rồi rời đi. Hơn nữa, họ đã được giáo dục từ bé để nói rất cả những gì trong bụng của mình, đúng hay không đúng cũng được, rồi sẽ có người khác tranh luận và sửa ý cho mình.
Ở phương Tây, chúng tôi có thể thấy cách giáo dục như vậy rất hữu ích vì một vấn đề xã hội sẽ không thể tồn tại lâu khi tất cả mọi người liên tục bình luận và phàn nàn về nó mãi.
Lúc họ lớn tuổi hơn một chút (so với trung bình độ tuổi người nước ngoài đến Việt Nam còn khá trẻ, đang tìm kiếm phiêu lưu) có thể sẽ dần học được cách đưa ra phản hồi tích cực. Tôi học được trong thời gian làm quản lý một trung tâm Tiếng Anh, phương pháp "Kiss - Kick - Kiss" (giống thành ngữ 'Vừa đấm vừa xoa'). Trước đó, mỗi lần vào công ty, thấy nhân viên đi trễ là mắng xối xả không thương tiếc, rồi họ sợ không gần gũi với mình nữa.
Nhưng truyền thông xã hội thì quá nhiều người, cộng với sự phát triển toàn cầu hoá, chúng ta không thể kiểm soát hết được.
Tôi thấy người Việt thường phản ứng khi bị chỉ trích; "tu quoque" (tiếng latin), nghĩa là: "Bạn cũng thế" hoặc "ad hominem" (tiếng Latin), nghĩa là công kích cá nhân.
Ví dụ, một người nước ngoài mới đến Việt Nam, bức xúc khi thấy người ta vứt rác ra đường hoài. Anh ta viết trên mạng xã hội,
"Tại sao mọi người cứ vứt rác bữa bãi ra đường như thế? Các bạn không yêu môi trường gì cả."
Thế là nhiều người Việt đọc được thấy bị xúc phạm, tự ái. Thay vì giải quyết vấn đề rác, họ có thể trả lời theo một số cách sau:
"Thấy bẩn thì về nước của bạn mà sống!" - Ad hominem.
"Người dân nước bạn cũng thế mà nói ai" - Tu quoque.
"Ở đâu cũng có người này, người kia, có người xả rác, có người không nhé." - Black and White.
Xu hướng ở đây là thường né tránh vấn đề về rác, hoặc tranh luận về rác và chỉ gây xung đột chứ không giải quyết. Cho nên cách tốt nhất là mình phải có một thứ, tiếng Anh gọi là "thick-skin".
"Thick-skin" dịch ra là "da dầy" nhưng ý nghĩa của từ này là một bộ áo giáp để bảo vệ cảm xúc của bạn, tránh để những xúc tác bên ngoài kích động bạn, nhờ đó, bạn có thể nhìn một vấn đề với các kỹ năng tư duy phê phán.
Với thick-skin, bạn có thể tập trung tranh luận vào trọng tâm vấn đề, một cách bình tĩnh. Cũng giống như Lý Tiểu Long chiến đấu với đối thủ của ông ta, ông giữ được bình tĩnh, hít thở bình thường, kiểm soát hóc môn, chỉ cần phát hiện một giây phút đối thủ lơ là, mất kiểm soát là ông có thể tung đòn hạ gục.
Mình phải thật tỉnh táo và nhận biết khi một người nói gì đó không đúng, đặc biệt là giới trẻ, ngay cả ông Vũ Khắc Ngọc.
Chỉ cần phát triển văn hoá tranh luận và thảo luận một cách hiệu quả và bình tĩnh, tìm gốc rễ của vấn đề tranh luận, gạt bỏ cảm xúc sang một bên, chúng ta có thể cùng nhau phát triển. Ít nhất mình có thể nói chuyện cùng nhau.
Jesse Peterson Gửi từ Sài Gòn
BBC News
Không có nhận xét nào