WESTMINSTER, California (NV) – Bộ
trưởng Bộ Hải Quân Hoa Kỳ, ông Richard Spencer, và chủ tịch sáng lập
FedEx, ông Fred Smith, sẽ là hai trong số những người phát biểu tại lễ tưởng niệm 81 “Thiên Thần Mũ Đỏ” tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Westminster, vào lúc 9 giờ sáng Thứ Bảy, 26 Tháng Mười tới đây.
Tin này do Luật Sư Jefferey McFadden, đại diện tổ chức Lost Soldiers Foundation, cho nhật báo Người Việt biết qua một email.
Bộ Trưởng Spencer là người ủng hộ mạnh mẽ Lost Soldiers Foundation trong việc thương thuyết để chuyển 81 hài cốt chiến sĩ Nhảy Dù VNCH bị kẹt 33 năm tại Cơ Quan Tìm Kiếm Tù Binh/Người Mất Tích (DPAA) ở Hawaii về Nam California để cuối cùng được chôn cất ở Westminster Memorial Park.
Trước đây, ông từng là phi công trực thăng của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, rồi trở thành một doanh gia thành công, trước khi được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ Hải Quân vào Tháng Tám, 2017.
Ông Fred Smith cũng là một người mạnh mẽ ủng hộ Lost Soldiers Foundation trong việc đưa 81 hài cốt “Thiên Thần Mũ Đỏ” về California.
Ông từng là một sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến tham chiến ở Việt Nam và tham gia các trận đánh oanh liệt tại tỉnh Quảng Nam.
Sau khi giải ngũ, ông thành lập FedEx, một công ty vận chuyển hàng hóa hàng đầu và rất thành công trên thế giới.
Ông luôn ủng hộ cựu chiến binh và là người đầu tiên và đóng góp nhiều nhất cho Lost Soldiers Foundation khi tổ chức này bắt đầu công việc vận động đưa 81 hài cốt chiến sĩ Nhảy Dù VNCH từ Hawaii về California.
Hôm Thứ Sáu, 13 Tháng Chín, một chiếc máy bay của Không Lực Hoa Kỳ chở 81 bộ hài cốt này đến California, để ở căn cứ March Air Reserve Base, và vào ngày 26 Tháng Mười tới đây, những tử sĩ này sẽ được vinh danh một cách đầy đủ tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở Westminster, trong vùng Little Saigon, nơi có cộng đồng Việt Nam lớn nhất hải ngoại.
Cách đây khoảng hai năm, cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb (Dân Chủ-Virginia) được Bộ Quốc Phòng Mỹ giao trách nhiệm giải quyết số phận của 81 bộ hài cốt này.
Sau đó, ông mời Luật Sư Jeffrey McFadden và Đại Tá Gino Castagnetti, cựu giám đốc National Memorial Cemetery of the Pacific ở Honolulu, Hawaii, và hiện là cố vấn Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington, Virginia, và cùng họ thành lập Lost Soldiers Foundation, một tổ chức bất vụ lợi lo việc chôn cất 81 chiến sĩ Nhảy Dù VNCH.
Điều lý thú là cả hai ông Webb và ông Castagnetti đều là cựu Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, từng tham chiến tại Việt Nam, và có vợ người Việt.
Hai người là bạn thân từ lúc còn ở Việt Nam. Ông Webb lúc đó là thiếu úy, còn ông Castagnetti là đại úy.
Sau này, ông Webb còn giữ chức bộ trưởng Bộ Hải Quân dưới thời Tổng Thống Ronald Reagan.
Theo Bác Sĩ Nguyễn Quốc Hiệp, chủ tịch Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam, vào ngày 11 Tháng Mười Hai, 1965, một chiếc máy bay C-123 bị rơi trên một vùng hẻo lánh ở Việt Nam, làm phi hành đoàn gồm bốn phi công Mỹ và 81 chiến sĩ Nhảy Dù VNCH thiệt mạng.
Lúc đó, Tiểu Đoàn 3 và Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù vừa xong nhiệm vụ, chuẩn bị chuyển về Sài Gòn, thì được lệnh của Quân Đoàn 2 ở lại để đánh giải vây cho Sư Đoàn Mãnh Hổ của Nam Hàn đang bị kẹt ở Tuy Hòa. Chẳng may, Đại Đội 72 thuộc Tiểu Đoàn 7 lại đi trên chiếc máy bay C-123 định mệnh đó.
“Tôi nhớ, viên phi công trưởng là Thiếu Tá Robert M. Horsky, từng lái B-52, nhưng vì hôm đó sương mù nên bay thấp, và thế là máy bay đâm vào núi, làm tất cả tử nạn. Vùng máy bay rơi là khu rừng hiểm trở, cách Tuy Hòa 32 cây số về phía Tây, gần như không thể vào được. Mãi đến năm 1974, khi người dân đi sâu vào rừng kiếm củi, họ mới phát hiện xác máy bay và các hài cốt,” ông Hiệp kể tiếp.
Được biết, chiếc C-123 hôm đó bay từ phi trường Pleiku đến phi trường Tuy Hòa thì bị nạn.
Tuy nhiên, tất cả hài cốt bị trộn lẫn vào nhau, nên người ta đưa vào một quan tài, và chuyển về Bangkok, Thái Lan.
Qua thử nghiệm DNA, Bộ Quốc Phòng Mỹ xác nhận được danh tính của bốn binh sĩ Mỹ, đem về chôn ở Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington.
Trong khi đó, không có thông tin gì để xác nhận 81 người Việt Nam còn lại.
Năm 1986, 81 bộ hài cốt này được chuyển về DPAA, nơi phụ trách xác định danh tính những người tử trận hoặc mất tích trong chiến tranh.
Theo ông Webb, “Chính quyền Hà Nội từng hai lần từ chối cho những hài cốt này được chôn cất một cách đàng hoàng ở Việt Nam. Và bởi vì họ không phải là công dân hoặc binh sĩ Hoa Kỳ, không thể tìm được chỗ nào để chôn và vinh danh họ tại Mỹ.”
Ông McFadden kể: “Phải nói chính Thượng Nghị Sĩ Jim Webb là người tình nguyện làm việc không mệt mỏi trong hai năm qua, thảo luận với Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại Giao Mỹ, và Bộ Ngoại Giao Việt Nam để đem hài cốt của 81 anh hùng này về California.” (Đ.D.)
Nguồn: (nguoi-viet.com)
Ông Richard Spencer (trái) và ông Fred Smith sẽ phát biểu tại lễ tưởng niệm 81 “Thiên Thần Mũ Đỏ.” (Hình: Bộ Hải Quân Mỹ và Wikipedia.org) |
Tin này do Luật Sư Jefferey McFadden, đại diện tổ chức Lost Soldiers Foundation, cho nhật báo Người Việt biết qua một email.
Bộ Trưởng Spencer là người ủng hộ mạnh mẽ Lost Soldiers Foundation trong việc thương thuyết để chuyển 81 hài cốt chiến sĩ Nhảy Dù VNCH bị kẹt 33 năm tại Cơ Quan Tìm Kiếm Tù Binh/Người Mất Tích (DPAA) ở Hawaii về Nam California để cuối cùng được chôn cất ở Westminster Memorial Park.
Trước đây, ông từng là phi công trực thăng của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, rồi trở thành một doanh gia thành công, trước khi được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ Hải Quân vào Tháng Tám, 2017.
Ông Fred Smith cũng là một người mạnh mẽ ủng hộ Lost Soldiers Foundation trong việc đưa 81 hài cốt “Thiên Thần Mũ Đỏ” về California.
Ông từng là một sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến tham chiến ở Việt Nam và tham gia các trận đánh oanh liệt tại tỉnh Quảng Nam.
Sau khi giải ngũ, ông thành lập FedEx, một công ty vận chuyển hàng hóa hàng đầu và rất thành công trên thế giới.
Ông luôn ủng hộ cựu chiến binh và là người đầu tiên và đóng góp nhiều nhất cho Lost Soldiers Foundation khi tổ chức này bắt đầu công việc vận động đưa 81 hài cốt chiến sĩ Nhảy Dù VNCH từ Hawaii về California.
Hôm Thứ Sáu, 13 Tháng Chín, một chiếc máy bay của Không Lực Hoa Kỳ chở 81 bộ hài cốt này đến California, để ở căn cứ March Air Reserve Base, và vào ngày 26 Tháng Mười tới đây, những tử sĩ này sẽ được vinh danh một cách đầy đủ tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở Westminster, trong vùng Little Saigon, nơi có cộng đồng Việt Nam lớn nhất hải ngoại.
Cách đây khoảng hai năm, cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb (Dân Chủ-Virginia) được Bộ Quốc Phòng Mỹ giao trách nhiệm giải quyết số phận của 81 bộ hài cốt này.
Sau đó, ông mời Luật Sư Jeffrey McFadden và Đại Tá Gino Castagnetti, cựu giám đốc National Memorial Cemetery of the Pacific ở Honolulu, Hawaii, và hiện là cố vấn Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington, Virginia, và cùng họ thành lập Lost Soldiers Foundation, một tổ chức bất vụ lợi lo việc chôn cất 81 chiến sĩ Nhảy Dù VNCH.
Điều lý thú là cả hai ông Webb và ông Castagnetti đều là cựu Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, từng tham chiến tại Việt Nam, và có vợ người Việt.
Hai người là bạn thân từ lúc còn ở Việt Nam. Ông Webb lúc đó là thiếu úy, còn ông Castagnetti là đại úy.
Sau này, ông Webb còn giữ chức bộ trưởng Bộ Hải Quân dưới thời Tổng Thống Ronald Reagan.
Theo Bác Sĩ Nguyễn Quốc Hiệp, chủ tịch Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam, vào ngày 11 Tháng Mười Hai, 1965, một chiếc máy bay C-123 bị rơi trên một vùng hẻo lánh ở Việt Nam, làm phi hành đoàn gồm bốn phi công Mỹ và 81 chiến sĩ Nhảy Dù VNCH thiệt mạng.
Lúc đó, Tiểu Đoàn 3 và Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù vừa xong nhiệm vụ, chuẩn bị chuyển về Sài Gòn, thì được lệnh của Quân Đoàn 2 ở lại để đánh giải vây cho Sư Đoàn Mãnh Hổ của Nam Hàn đang bị kẹt ở Tuy Hòa. Chẳng may, Đại Đội 72 thuộc Tiểu Đoàn 7 lại đi trên chiếc máy bay C-123 định mệnh đó.
“Tôi nhớ, viên phi công trưởng là Thiếu Tá Robert M. Horsky, từng lái B-52, nhưng vì hôm đó sương mù nên bay thấp, và thế là máy bay đâm vào núi, làm tất cả tử nạn. Vùng máy bay rơi là khu rừng hiểm trở, cách Tuy Hòa 32 cây số về phía Tây, gần như không thể vào được. Mãi đến năm 1974, khi người dân đi sâu vào rừng kiếm củi, họ mới phát hiện xác máy bay và các hài cốt,” ông Hiệp kể tiếp.
Được biết, chiếc C-123 hôm đó bay từ phi trường Pleiku đến phi trường Tuy Hòa thì bị nạn.
Tuy nhiên, tất cả hài cốt bị trộn lẫn vào nhau, nên người ta đưa vào một quan tài, và chuyển về Bangkok, Thái Lan.
Qua thử nghiệm DNA, Bộ Quốc Phòng Mỹ xác nhận được danh tính của bốn binh sĩ Mỹ, đem về chôn ở Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington.
Trong khi đó, không có thông tin gì để xác nhận 81 người Việt Nam còn lại.
Năm 1986, 81 bộ hài cốt này được chuyển về DPAA, nơi phụ trách xác định danh tính những người tử trận hoặc mất tích trong chiến tranh.
Theo ông Webb, “Chính quyền Hà Nội từng hai lần từ chối cho những hài cốt này được chôn cất một cách đàng hoàng ở Việt Nam. Và bởi vì họ không phải là công dân hoặc binh sĩ Hoa Kỳ, không thể tìm được chỗ nào để chôn và vinh danh họ tại Mỹ.”
Ông McFadden kể: “Phải nói chính Thượng Nghị Sĩ Jim Webb là người tình nguyện làm việc không mệt mỏi trong hai năm qua, thảo luận với Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại Giao Mỹ, và Bộ Ngoại Giao Việt Nam để đem hài cốt của 81 anh hùng này về California.” (Đ.D.)
Nguồn: (nguoi-viet.com)
Không có nhận xét nào