Việt Nam tăng cường hợp tác quốc
phòng. Nhưng liệu điều đó có thực sự mang lại hiệu quả cho Hà Nội giữa
bối cảnh căng thẳng gia tăng ở biển Đông? Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ
Mark Esper sẽ đến thăm Việt Nam trong thời gian tới, theo một thông tin
được Thông tấn xã Việt Nam loan hôm 9/10.
Một cảnh sát biển Việt Nam trong lúc quan sát tàu hải cảnh VN di chuyển gần dàn khoan của Trung Quốc tháng Năm, 2014. |
Thông
tin trên được ông Randall Schriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ
phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, người đang có
chuyến thăm Việt Nam, đưa ra trong cuộc gặp ông Nguyễn Chí Vịnh, Thứ
trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Một
chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, nếu được thực
hiện, sẽ mang đến nhiều kết quả tích cực trong hợp tác quốc phòng giữa
hai nước, giữa bối cảnh Việt Nam đang ngày càng chịu nhiều sức ép từ
Trung Quốc ở biển Đông.
Theo
tin trên, thông qua chuyến thăm, hai nước sẽ đề ra các hoạt động, hợp
tác cụ thể, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương.
Trước đó, Hoa Kỳ cũng xác nhận rằng, họ đã tổ chức các cuộc tập trận thường niên với hải quân Ấn Độ và Nhật Bản.
Theo
báo Express của Anh, cuộc tập trận mang tên Malabar 2019 này nhằm gửi
thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc, quốc gia đang gia tăng sự chèn ép lên
các nước nhỏ trong khu vực.
Cuộc
tập trận có sự tham gia của các tàu từ hạm đội 7 của Hoa Kỳ, gồm các
hoạt động tập dược tấn công trên biển, phòng không và các hoạt động tác
chiến chống ngầm.
Chuẩn
đô đốc George Wikoff, chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm 70, 0, nhóm tác chiến
thuộc Hạm đội 7, nói với các phóng viên rằng, "Sự hiện diện của chúng
tôi phản ánh cam kết của chúng tôi với các giá trị mà chúng tôi và các
đối tác và đồng minh trong khu vực cùng chia sẻ. Chúng tôi sẵn sàng ngăn
chặn những thế lực thách thức các giá trị chung này."
Việt Nam thúc đẩy hợp tác quốc phòng
Không chỉ Hoa Kỳ, gần đây, ViệtNam tăng cường hợp tác quốc phòng với nhiều quốc gia khác, nhất là Liên minh Châu Âu và Nhật Bản.
Việt
Nam và Liên minh châu Âu sẽ sớm ký Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực
quốc phòng, an ninh (FPA) vì hòa bình, hợp tác và phát triển, theo thông
cáo chung đưa ra nhân dịp bà Federica Mogherini, Phó chủ tịch Ủy ban
châu Âu (EC) và đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an
ninh đến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 5/8.
Còn mới tuần đây trước thôi, Nhật Bản và Việt Nam cũng đã tổ chức cuộc tham vấn quốc phòng.
Theo tờ The Diplomat, cuộc tham vấn đã nhấn mạnh một số hoạt động hợp tác giữa hải quân hai nước.
Nhà
báo Prashanth Parameswaran, trong bài viết nói trên, nhận xét rằng, "từ
lâu, Nhật Bản và Việt Nam đã duy trì việc hợp tác quốc phòng như một
phần trong mối quan hệ song phương ngày càng mở rộng.
Bên cạnh đó, vài năm qua, hai nước cũng tăng cường quan hệ an ninh như một phần trong quan hệ đối tác chiến lược.
Điều này là do cả hai bên đều tìm thấy lợi ích qua sự hợp tác.
Việt
Nam đang tìm cách tăng cường quan hệ với một loạt các cường quốc như
một phần trong chính sách đối ngoại đa phương. Còn Nhật Bản thì muốn
thúc đẩy quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á, kể cả trong lĩnh vực quốc
phòng.
Đáng
chú ý, những tiến triển trong quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Nhật
Bản - Việt Nam cũng gồm nâng cao năng lực trong lĩnh vực hàng hải, giữa
khi hai quốc gia đang có cùng mối lo chung liên quan đến những leo thang
của Trung Quốc trong các đòi hỏi chủ quyền ở biển Hoa Đông và biển
Đông.
Cũng
theo bài báo trên, gần đây, những lợi ích này không chỉ còn bao gồm các
mục tiêu như hỗ trợ an ninh hàng hải định kỳ, mà còn gồm những động
thái khác như tập trận hải quân, thỏa thuận hợp tác bảo vệ bờ biển và
thảo luận về việc chuyển giao nhiều hơn các thiết bị quốc phòng.
Theo
tác giả Prashanth Parameswaran, trong cuộc họp, phái đoàn Nhật Bản đã
cập nhật thông tin cụ thể về các chương trình hợp tác từ năm 2019 đến
năm 2022, trong đó có các hoạt động hợp tác đã được hai bên thống nhất
từ trước.
Điển
hình là vào tháng 12 tới, Nhật Bản sẽ cử tàu rà phá bom mìn dưới nước
sang thăm Đà Nẵng; hai bên dự kiến cũng sẽ tổ chức hội thảo cũng như có
các chương trình đào tạo và hợp tác trong lĩnh vực này.
Tuy
nhiên nhiều dấu hiệu cho thấy có lẽ Việt Nam chưa dám bước sang "lằn
ranh" để đưa quan hệ Mỹ-Việt trở thành "đối tác chiến lược" khiến Việt
Nam chưa thể xây dựng lòng tin với các đối tác và cũng không khiến Trung
Quốc chùn tay ở biển Đông.
Viết
trên Asia Times, nhà báo Mỹ David Hutt từng cho rằng. một trong những
lý do khiến lần này Việt Nam cứng rắn hơn trước Trung Quốc là do Việt
Nam đã có các đồng minh mạnh hơn. Ngoài Mỹ, Nhật, Pháp, Liên minh châu
Âu, Việt Nam còn có Nga.
Phillipines muốn kéo Nga vào thăm dò dầu khí
Liên
quan đến biển Đông, Phillipines gần đây cũng muốn hợp tác với Nga trong
thăm dò dầu khí ở biển Đông, giữa bối cảnh tình hình tại vùng biển này
đang căng thẳng.
Cụ
thể, theo báo Express của Anh, sau chuyến thăm gần đây của Tổng thống
Philipines, ông Rodrigo Duterte tới Nga, người phát ngôn của ông Duterte
xác nhận rằng, ông đã gặp các giám đốc và giám đốc điều hành của tập
đoàn Rosneft, Igor Sechin.
Tại cuộc gặp, ông Duterte đã mời ông Sechin thiết lập quan hệ đối tác với Philippines để khai thác dầu ở Biển Đông.
Ông
Duterte được nói rằng, đã trấn an các tập đoàn dầu khí Nga là các khoản
đầu tư của họ sẽ được an toàn bất kể có sự can thiệp của Trung Quốc
cũng như trước nạn tham nhũng.
Bản quyền hình ảnh NOEL CELIS/Getty Images
Image caption Tổng thống Philipines Rodrigo Duterte muốn trong thăm dò dầu khí ở biển Đông
Còn
Đại sứ Philippines tại Nga, Carlos Sorreta, tuyên bố trong cuộc họp hồi
tuần trước rằng, các công ty năng lượng của Nga rất muốn đầu tư vào
lĩnh vực dầu khí ở biển Đông.
Biển Đông mang đến những cơ hội lớn cho ngành dầu khí Nga, và lời mời này xem ra khá hấp dẫn.
Vai
trò của các công ty dầu khí của Nga được chú ý sau khi Trung Quốc đưa
tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 và các tàu hộ vệ xâm nhập vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam, cản trở hoạt động của giàn khoan của Việt
Nam và tập đoàn Rosneft ở Bãi Tư Chính.
Bộ
Ngoại giao Trung Quốc hôm 17/5 từng tuyên bố là không đối tượng nào
được tiến hành khai thác dầu khí hoặc các tài nguyên khác "ở vùng biển
của Trung Quốc" khi chưa được sự đồng ý của Bắc Kinh.
Rosneft,
trong một tuyên bố đưa ra cùng ngày 17/5, nói hoạt động khoan thăm dò
của hãng diễn ra trong vùng lãnh hải của Việt Nam.
Bennet
Murray, nhà báo Mỹ hiện đang làm việc cho Thông tấn xã Đức tại Việt
Nam, từng viết trên Foreign Policy rằng,"Trong khi Repsol chỉ là một
công ty tư nhân đến từ một nước không phải cường quốc, với chút ít vị
thế địa chính trị, Nga được kỳ vọng sẽ dùng sức mạnh chính trị của mình
để đảm bảo dòng tiền của chính phủ. Dẫu rằng Nga chưa bao giờ chính thức
đứng về phía Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, và thậm chí ông Putin
từng tuyên bố ủng hộ quan điểm của Trung Quốc, hiện chỉ có Nga đang vận
hành [hoạt động dầu khí] tại khu vực Việt Nam khẳng định chủ quyền và
nằm trong Đường Chín Đoạn của Trung Quốc."
(BBC)
Không có nhận xét nào