Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị
Trung ương 11 vào ngày 07/10/2019, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư
kiêm chủ tịch nước, đã yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương « phân tích, dự
báo tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời
gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi, những khó khăn, thách
thức ».
Biển Đông: Việt Nam chuẩn bị cho những thách đố lớn hơn |
Ông
Trọng đưa ra yêu cầu này 3 tháng sau khi tàu khảo sát Hải Dương Địa
Chất 8 của Trung Quốc, với sự hộ tống của nhiều tàu vũ trang, xâm nhập
khu vực Bãi Tư Chính, nơi mà đối tác của Việt Nam là tập đoàn Nga
Rosneft đang thăm dò dầu khí. Khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hà
Nội đã tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hãi của Việt Nam,
nhưng Bắc Kinh lại cho rằng việc thăm dò địa chất của tàu Hải Dương Địa
Chất 8 là « chính đáng và hợp lý », đồng thời cáo buộc hoạt động của các
công ty dầu khí ở khu vực Bãi Tư Chính là xâm phạm lợi ích của Trung
Quốc.
Nhật
báo Hồng Kông South China Morning Post hôm 12/10 đã trích lời giáo sư
Carl Thayer, đại học New South Wales, cho rằng yêu cầu của ông Nguyễn
Phú Trọng với Ban Chấp hành Trung ương, cơ chế hoạch định các chính sách
của Việt Nam, có thể là một dấu hiệu cho thấy Hà Nội sẽ không lùi bước
trước nguy cơ đối đầu với Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông.
Theo
giáo sư Thayer, những thách đố đối với Hà Nội là việc các tàu của Trung
Quốc kéo dài sự hiện diện tại nhiều nơi khác nhau trong vùng biển Việt
Nam, khả năng Trung Quốc triển khai một giàn khoan lớn trong vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như việc các tàu của Trung Quốc ngăn
chận hoạt động thăm dò dầu khí của các công ty nước ngoài liên doanh với
tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.
South
China Morning Post nhắc lại là trong buổi tiếp xúc cử tri ở Sài Gòn,
thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng, phó chính ủy Quân khu 7 và cũng là đại
biểu Quốc Hội, khẳng định là giàn khoan của Rosneft vẫn hoạt động bình
thường, mặc dù có sự hiện diện của hơn 40 tàu Trung Quốc và 50 tàu của
Việt Nam trong khu vực.
Trong
khi Việt Nam vẫn dành ưu tiên cho giải pháp ngoại giao, thiếu tướng
Hoàng không loại trừ khả năng Việt Nam đưa vụ Bãi Tư Chính và các tranh
chấp chủ quyền khác ở Biển Đông ra trước Liên Hiệp Quốc hoặc một tòa án
quốc tế.
Theo
nhận định của South China Morning Post, trong vụ Bãi Tư Chính, Việt Nam
và Trung Quốc dường như đã rút ra bài học từ vụ giàn khoan Hải Dương
981 năm 2014. Bắc Kinh hiểu rằng xung đột có thể gây tổn hại cho yêu
sách chủ quyền của họ ở Biển Đông, còn Việt Nam cũng biết là căng thẳng
leo thang có thể khiến các nhà đầu tư e ngại.
Nhưng
trong vụ Bãi Tư Chính, Việt Nam có thể nhận được sự ủng hộ từ các nước
láng giềng, trong đó Philippines, Malaysia, Brunei, tức là những nước
cũng tranh chấp chủ quyền Biển Đông, theo nhận định của giáo sư Carl
Thayer
Tờ
báo cũng nhắc lại tuyên bố của đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh
Châu, cho biết Hà Nội có thể sẽ nêu vấn đề Biển Đông, trong đó có cả vụ
Tư Chính, tại cuộc đối thoại an ninh thường niên Việt Nam - Ấn Độ trong
tháng này tại Sài Gòn.
Nhà
nghiên cứu Rajeev Ranjan Chaturvedy, tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S.
Rajaratnam, Singapore, cho rằng Ấn Độ đang theo dõi sát tình hình Biển
Đông và đang gia tăng hợp tác với các đối tác, bao gồm cả Việt Nam. Còn
theo một nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương, Viện
Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, có khả năng là Ấn Độ sẽ đóng vai trò
trọng tài trong tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam.
Giáo
sư Thayer cũng cho rằng thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc họp
thượng đỉnh không chính thức với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm
thứ Sáu tuần trước chắc là đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc duy
trì ổn định ở Biển Đông và đã thúc giục Bắc Kinh và Hà Nội có những bước
ngoại giao để giảm bớt căng thẳng ở vùng biển này.
(RFI)
Không có nhận xét nào