Trước Đại hội Đảng luôn có những “đấu
đá” của các phe cánh nhằm triệt hạ lẫn nhau và trước Đại hội 13 này
cũng không ngoại lệ. Việc đấu đá, loan tin được cho là “những thông tin
không chính thức” có làm ảnh hưởng đến công tác nhân sự Đại hội đảng hay
không? Cục diện chính trị có vì thế mà thay đổi?
“Đấu đá” nhau trước đại hội 13 có chi phối công tác nhân sự? |
Tình hình trước đại hội
Trong
khoảng 10 năm qua, trước mỗi kỳ đại hội đảng, các phe phái “đấu đá”
nhau dưới mọi hình thức, điển hình nhất có thể được kể đến là việc tung
tin “mật” bôi nhọ hoặc làm mất uy tín của các lãnh đạo qua các trang
mạng xã hội, qua báo chí chính thống hoặc qua những trang blog mạo nhận
danh của ai đó. Thường các bài viết được đăng tải khá công phu với những
thông tin và nhận định khá lô gích, bài bản, sắp xếp khoa học và chuyên
nghiệp như “Chân dung quyền lực”. Trước đó có “Tư sang nham hiểm”;
“Quan làm báo” ra đời khoảng năm 2012 trước Đại hội 12.
Trang
blog “Chân dung quyền lực” xuất hiện vào khoảng tháng 10 năm 2014,
trước Hội nghị Trung ương 10 chuẩn bị nhân sự cho Ðại Hội Ðảng khóa 12
diễn ra vào đầu năm 2016. Trang blog này tập trung vạch trần nạn tham
nhũng của các thành viên trong Bộ chính trị. Hầu hết các bài viết đều
“vén” những bí mật “thâm cung bí sử” mà nhiều người lúc đó cho rằng nếu
không có “tay trong” nội bộ đảng thì không ai có thể biết được.
Trang
“Chân dung quyền lực” từng loan báo chính xác ngày giờ ông Nguyễn Bá
Thanh được chở về Việt Nam, trong khi báo chí nhà nước không đưa một tin
tức nào. Đến khoảng giữa năm 2015, trang này đột nhiên im tiếng.
Đầu
năm 2021, tức là còn hơn một năm nữa, đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức
Đại hội toàn quốc lần thứ 13 để bầu các ủy viên trung ương, Bộ chính
trị, Ban bí thư và người lãnh đạo đảng là Tổng bí thư.
Theo
dự kiến, Hội nghị trung ương 11 diễn ra vào tháng 10 năm nay để chuẩn
bị nhân sự cấp cao cho đại hội 13. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, từng là cán bộ
Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM nhận định, khi ông Nguyễn Phú
Trọng phải vắng mặt tại phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào cuối
tháng Chín năm 2019 và việc lần đầu tiên Trọng phải thú nhận ông ta
‘cũng đang là bệnh nhân’ thì đó có thể coi là lời giã từ chính trường
một cách không chính thức, ngầm hiểu rằng ông Trọng không thể chạy đua
đến đại hội 13, mà sẽ ‘nửa đường gãy gánh’. Ông Dũng nói tiếp:
Kịch
bản xung đột quyền lực trong chính trường Việt Nam đang diễn tiến theo
hướng mức độ xung đột quyền lực tỷ lệ nghịch với tình hình sức khỏe của
Nguyễn Phú Trọng.- Phạm Chí Dũng
“Kịch
bản xung đột quyền lực trong chính trường Việt Nam đang diễn tiến theo
hướng mức độ xung đột quyền lực tỷ lệ nghịch với tình hình sức khỏe của
Nguyễn Phú Trọng. Tức nếu Trọng còn khỏe hoặc tạm thời còn nắm quyền chỉ
đạo toàn diện cho dù bị hạn chế đáng kể khả năng vận động, xung đột
quyền lực dưới chân ghế của Trọng chỉ ngấm ngầm với mức độ bình thường.
Nhưng nếu ngược lại, sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng xuống nhanh thì cuộc
tranh giành khoảng trống quyền lực sẽ càng có khuynh hướng lộ thiên và
sống mái.
Nhưng
sự ra đi của người này lại là nỗi vui sướng và niềm hy vọng cho kẻ
khác. Cuộc chiến của những kẻ được xem là ngang cơ cũng bởi thế sẽ tưng
bừng và khắp nơi sẽ ‘nổi lửa lên em’, cho đến khi đại hội 13 kết thúc.”
Ông
nêu quy luật thường thấy trong chính trường là sự độc tôn quyền lực cá
nhân đủ lâu hoặc quá lâu sẽ càng sinh biến, loạn nội bộ một khi cá nhân
đó phải chấm dứt quyền lực. Trường hợp Nguyễn Phú Trọng cũng rất có thể
đang và sẽ là như vậy.
Trong
khi đó, nhìn nhận thời cuộc hiện nay, ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên vụ
trưởng Vụ Nghiên Cứu –Ban Dân Vận Trung Ương Đảng cho rằng, tình hình
không có gì mới, tuy nhiên chuyện ông Trọng vẫn là chuyện được quan tâm
nhiều nhất:
“Có
thể đến đầu năm 2020 thì các vấn đề sẽ rõ ràng ra. Vấn đề lớn hiện nay
là Trọng có đi Mỹ hay không. Có nhiều ý kiến dự đoán là Trọng không đi
nhưng cá nhân thì nghĩ có lẽ Trọng sẽ đi.”
Cục diện nhân sự đại hội 13 có thay đổi?
Việc
chạy đua trước Đại hội 13 được nhiều người đánh giá cũng không yên ắng
gì khi các “bộ sậu đấu đá ngầm” vẫn đang tiếp tục diễn ra. “Lò” của ông
Trọng vẫn tiếp tục cháy và nhiều quan chức lãnh đạo, thậm chí Ủy viên
Trung ương Đảng bị “trảm” thê thảm. Mặc dù trên bình diện chung, việc
“đấu đá” không lộ liễu như trước Đại hội 12 nhưng tính “sát thương” của
nó có vẻ bộc lộ nhiều “thủ đoạn” khó lường.
Chính
vì lẽ đó, trong hướng dẫn số 26 nhằm thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ
Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ 13 của Đảng có nêu rõ cần chủ động phòng ngừa, cảnh giác, ngăn
chặn, đấu tranh, không để tác động, chi phối bởi những thông tin không
chính thức, thông tin giả, xấu độc, bịa đặt, xuyên tạc trên internet,
mạng xã hội… liên quan đến nhân sự và công tác chuẩn bị nhân sự.
Nhìn
nhận về lĩnh vực liệu tin “xấu độc” có ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị
nhân sự cho đại hội hay không, ông Phạm Chí Dũng giải thích ‘Thông tin
không chính thức’ là một khái niệm mới của đảng cầm quyền nhằm ám chỉ
những tin tức từ nội bộ đảng tuồn ra ngoài và được đưa lên mạng xã hội,
hoặc truyền khẩu để định hướng dư luận, nhưng chưa bao giờ được bất kỳ
cơ quan chức năng nào của đảng hay chính quyền thừa nhận. Hoàn toàn
không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt đơn thư tố cáo nội bộ và bài viết đấu
đá lẫn nhau tung ra như “bươm bướm” trên mạng xã hội trong bối cảnh
Nguyễn Phú Trọng ‘đang là bệnh nhân’. Những bài viết này cũng được xem
là ‘thông tin không chính thức’. Ông Dũng nói tiếp:
“Cho
tới nay, đã có hai con sóng ‘thông tin không chính thức’ lan tràn trên
mạng xã hội và tác động mạnh đến dư luận nội bộ lẫn dư luận xã hội: một
lần trước Hội nghị trung ương 10 vào tháng 5 năm 2019, và lần kế tiếp
trước Hội nghị trung ương 11 vào tháng 10 năm 2019.
Không
phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Thị Kim Ngân đột nhiên bị “đánh tơi tả” ngay
trước Hội nghị trung ương 11, khi nổ ra vụ báo Hàn Quốc bỗng dưng có
được tin tức 9 người trong đoàn quốc hội của Nguyễn Thị Kim Ngân đi Hàn
Quốc vào cuối năm 2018 đã bỏ trốn ở lại quốc gia này, đến nay vẫn chưa
phát hiện số người đó ở đâu.”
Hôm
19 tháng 8 năm 2019, tại hội nghị tuyên truyền Luật Phòng, chống tham
nhũng, tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước, Bộ trưởng Nội vụ Lê
Vĩnh Tân phát biểu rằng “bí mật nhà nước là một trong những nội dung mà
các thế lực thù địch thường xuyên thu thập nhằm chống phá, đả kích Đảng
và Nhà nước.”
Thời
điểm đó, Luật sư Lê Công Định đã lên tiếng với RFA rằng người dân bình
thường hoàn toàn không có khả năng thu thập được những thông tin gọi là
bí mật của nhà nước, trừ khi chính những quan chức trong bộ máy đó cố
tình tung ra cho giới truyền thông bên ngoài nhà nước để tấn công những
đối thủ chính trị ở trong đảng của họ.
Riêng
ông Nguyễn Khắc Mai thì khẳng định, những đấu đá nội bộ trước các kỳ
đại hội đảng chắc chắn có ảnh hưởng đến công tác nhân sự. Ông nhận xét:
“Tất
nhiên sẽ có. Hiện nay họ đang gấp rút hoàn chỉnh cái báo cáo chính trị
nhưng xem ra không có gì mới. Họ đang lo chọn lựa 200 cái tên để bầu vào
trung ương thành một tập đoàn lãnh đạo nhưng cũng có rất nhiều vấn đề.
Tôi nghĩ đang xuất hiện xu thế có một phe muốn gần Tây phương gần Mỹ
hơn, muốn thoát Trung, cách Trung.”
Theo
ông, xu hướng cho thấy cần phải nghiêng về Mỹ ngày càng rõ với những
dấu hiệu tích cực mà phát biểu của Bộ trưởng Phạm Bình Minh trước Liên
Hiệp Quốc là một ví dụ.
Dù
không nêu thẳng tên Trung Quốc, nhưng ít nhất ông Phạm Bình Minh đã đưa
căng thẳng Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc và không loại trừ khả năng giải
quyết các tranh chấp qua cơ chế tòa quốc tế khi ông phát biểu rằng “Việt
Nam tin việc tuân thủ luật quốc tế là biện pháp quan trọng nhất để ngăn
chặn xung đột, và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các tranh chấp. Việt
Nam ủng hộ mọi nỗ lực để giải quyết tranh chấp qua các biện pháp hòa
bình theo hiến chương LHQ và luật quốc tế bao gồm cả đàm phán, hòa giải,
và qua cơ chế tòa.”
Ông Nguyễn Khắc Mai đưa phương châm của mình: "Thân dân gần Tây cách Trung cứu nước."
(RFA)
Không có nhận xét nào