3 phóng viên của truyền
hình CHTV (Chấn Hưng TV) - một kênh truyền thông độc lập ở Việt Nam - đã
bị an ninh tạm giữ nhiều giờ đồng hồ, bị thẩm vấn và tịch thu toàn bộ
máy quay, điện thoại, sau khi đi đưa tin một tọa đàm về tình hình Biển
Đông vào sáng ngày 6/10 ở Hà Nội.
Vào tối ngày 6/10, sau khi được thả, ông Lê Dũng, một trong 3 phóng viên bị an ninh tạm giữ nói qua điện thoại với Đài ACTD:
“Hơn chục người mặc thường phục đi trên hai xe bảy chỗ đã ập đến bắt giữ anh em chúng tôi đưa về trụ sở công an ở số 3 Nguyễn Gia Thiều… Họ tịch thu tất cả điện thoại, máy quay và các tài liệu ghi chép về hội thảo của chúng tôi”.
Ông Lê Dũng cho biết những an ninh mặc thường phục đã bắt giữ các phóng viên khi họ đi ăn trưa sau hội thảo. Họ bị an ninh thẩm vấn về những gì đã diễn ra trong hội thảo, ai là những người tham dự. An ninh chỉ thả những người này về vào khoảng 6 giờ chiều và hẹn họ phải quay lại làm việc vào sáng ngày hôm sau.
Ông Lê Dũng cho biết nguyên nhân an ninh bắt giữ tịch thu máy móc của các phóng viên CHTV là vì “họ lo sợ chúng tôi là truyền hình độc lập đưa tin về hội thảo này. Họ lo sợ vì hội thảo có rất nhiều nhân sĩ trí thức tham dự và bức xúc rất lớn”.
Theo ông Lê Dũng, trong suốt buổi tọa đàm, khoảng chục an ninh đã có mặt theo dõi và quay phim buổi tọa đàm.
Tọa đàm “Vùng biển bãi Tư Chính và Luật pháp Quốc tế” được Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển (Viện PLD), trực thuộc Liên Hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức, quy tụ nhiều học giả là các chuyên gia về Biển Đông, tướng quân đội, và các cựu đại sứ, ông Lê Dũng cho biết.
Tọa đàm này đã được dự định tổ chức vào ngày 22/9 nhưng sau đó bị hoãn lại đến sau ngày 1/10 với lý do được công bố chính thức là: “Theo chỉ đạo của cơ quan chức năng, để có thời gian chuẩn bị và tọa đàm tốt hơn, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam có yêu cầu Viện nghiên cứu chính sách Pháp luật và Phát triển lùi thời gian tọa đàm trên sau ngày 5/10/2019”.
Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 6/10 có bài viết về buổi tọa đàm, trích lời đại sứ Nguyễn Trường Giang nói rằng dân tộc Việt Nam “đang đứng trước một thời điểm lịch sử rất quan trọng, chúng ta đang phải đối mặt với một thách thức rất nghiêm trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển của Việt Nam”.
Buổi tọa đàm diễn ra vào giữa lúc quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang có nhưng căng thẳng sau khi Trung Quốc điều các tàu hải cảnh, dân binh và tàu khảo sát vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gần bãi Tư Chính, từ khoảng giữa tháng 6 và đầu tháng 7 đến nay. Bộ Ngoại giao Việt Nam từ tháng 7 đến nay đã 4 lần lên tiếng chính thức yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Sanh Châu mới đây cho trang tin Hindustan Times biết từ ngày 30/9, Trung Quốc đã điều đến 28 tàu vào vùng biển Việt Nam bất chấp việc Việt Nam đã hơn 40 lần gửi phản đối.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hồi tháng trước lên tiếng khẳng định vùng biển Bãi Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ và yêu cầu Việt Nam phải ngưng toàn bộ hoạt động khai thác dầu khí tại đây.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 28/9, trong phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã đề cập đến căng thẳng Biển Đông thời gian qua nhưng tránh nói tới tên Trung Quốc. Ông cũng nói tới việc giải quyết khác biệt một cách hòa bình qua đàm phán, hòa giải, và thậm chí cơ chế tòa quốc tế.
RFA
Tọa đàm khoa học Vùng Biển Bãi Tư Chính và Luật pháp quốc tế ở Hà Nội hôm 6/10/2019 |
Vào tối ngày 6/10, sau khi được thả, ông Lê Dũng, một trong 3 phóng viên bị an ninh tạm giữ nói qua điện thoại với Đài ACTD:
“Hơn chục người mặc thường phục đi trên hai xe bảy chỗ đã ập đến bắt giữ anh em chúng tôi đưa về trụ sở công an ở số 3 Nguyễn Gia Thiều… Họ tịch thu tất cả điện thoại, máy quay và các tài liệu ghi chép về hội thảo của chúng tôi”.
Ông Lê Dũng cho biết những an ninh mặc thường phục đã bắt giữ các phóng viên khi họ đi ăn trưa sau hội thảo. Họ bị an ninh thẩm vấn về những gì đã diễn ra trong hội thảo, ai là những người tham dự. An ninh chỉ thả những người này về vào khoảng 6 giờ chiều và hẹn họ phải quay lại làm việc vào sáng ngày hôm sau.
Ông Lê Dũng cho biết nguyên nhân an ninh bắt giữ tịch thu máy móc của các phóng viên CHTV là vì “họ lo sợ chúng tôi là truyền hình độc lập đưa tin về hội thảo này. Họ lo sợ vì hội thảo có rất nhiều nhân sĩ trí thức tham dự và bức xúc rất lớn”.
Theo ông Lê Dũng, trong suốt buổi tọa đàm, khoảng chục an ninh đã có mặt theo dõi và quay phim buổi tọa đàm.
Tọa đàm “Vùng biển bãi Tư Chính và Luật pháp Quốc tế” được Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển (Viện PLD), trực thuộc Liên Hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức, quy tụ nhiều học giả là các chuyên gia về Biển Đông, tướng quân đội, và các cựu đại sứ, ông Lê Dũng cho biết.
Tọa đàm này đã được dự định tổ chức vào ngày 22/9 nhưng sau đó bị hoãn lại đến sau ngày 1/10 với lý do được công bố chính thức là: “Theo chỉ đạo của cơ quan chức năng, để có thời gian chuẩn bị và tọa đàm tốt hơn, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam có yêu cầu Viện nghiên cứu chính sách Pháp luật và Phát triển lùi thời gian tọa đàm trên sau ngày 5/10/2019”.
Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 6/10 có bài viết về buổi tọa đàm, trích lời đại sứ Nguyễn Trường Giang nói rằng dân tộc Việt Nam “đang đứng trước một thời điểm lịch sử rất quan trọng, chúng ta đang phải đối mặt với một thách thức rất nghiêm trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển của Việt Nam”.
Buổi tọa đàm diễn ra vào giữa lúc quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang có nhưng căng thẳng sau khi Trung Quốc điều các tàu hải cảnh, dân binh và tàu khảo sát vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gần bãi Tư Chính, từ khoảng giữa tháng 6 và đầu tháng 7 đến nay. Bộ Ngoại giao Việt Nam từ tháng 7 đến nay đã 4 lần lên tiếng chính thức yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Sanh Châu mới đây cho trang tin Hindustan Times biết từ ngày 30/9, Trung Quốc đã điều đến 28 tàu vào vùng biển Việt Nam bất chấp việc Việt Nam đã hơn 40 lần gửi phản đối.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hồi tháng trước lên tiếng khẳng định vùng biển Bãi Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ và yêu cầu Việt Nam phải ngưng toàn bộ hoạt động khai thác dầu khí tại đây.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 28/9, trong phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã đề cập đến căng thẳng Biển Đông thời gian qua nhưng tránh nói tới tên Trung Quốc. Ông cũng nói tới việc giải quyết khác biệt một cách hòa bình qua đàm phán, hòa giải, và thậm chí cơ chế tòa quốc tế.
RFA
Không có nhận xét nào