Đại-Dương,: Tình hình trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) bao giờ cũng vương vấn trong tâm tư của người Việt Nam khắp thế giới dù cho đã mang quốc tịch nước ngoài. Thử tóm lược những điểm chính liên quan đến “LÁ PHỔI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM”.
1- Biển Nam Trung Hoa (South China Sea) gồm một vùng nước rộng hơn 3 triệu km2 kéo dài từ Đài Loan tới Tân Gia Ba. Biển Đông chỉ rộng 1 triệu km2 bao gồm cả Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và Thềm Lục địa (Continental Self) của Việt Nam tiếp giáp với Vùng biển Quốc tế. Do đó, chúng ta không nên lầm lẫn Biển Nam Trung Hoa với Biển Đông khi nói hoặc viết. Trung Cộng quyết chiếm toàn bộ SCS làm chiếc ao nhà. Hoa Kỳ muốn mọi quốc gia tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đã được 167 quốc gia ký hoặc phê chuẩn, để quyền lợi của mỗi quốc gia phải được bảo đảm. Việt Nam chỉ cần bảo vệ chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán và lợi ích hợp pháp trên Biển Đông được UNCLOS quy định.
2- Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) đã bác bỏ toàn bộ yêu sách về “chủ quyền lịch sử” của Bắc Kinh trên SCS liên quan trực tiếp đến vụ Phi Luật Tân kiện Trung Cộng; gián tiếp đối với Đài Loan, Việt Nam, Mã Lai Á, Brunei, Indonesia, Tân Gia Ba. PCA có quyền xét xử về quyền-chủ-quyền nên dù Bắc Kinh không tham gia vụ kiện thì Toà vẫn xử và bản án mang tính chung kết.
Nhưng, phản ứng từ cộng đồng quốc tế và các quốc gia nạn nhân của Trung Cộng càng làm cho Bắc Kinh hung hăng hơn.
Một là, Trung Cộng tuyên bố: “PCA không có thẩm quyền” (thực tế, PCA do UNCLOS lập ra để phân xử về quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trên biển). Hai là “không tham gia phiên Toà” (PCA vẫn thụ lý, nghiên cứu ý kiến của Bắc Kinh, xét xử và bản án mang tính chung kết, buộc các thành viên UNCLOS có bổn phận thi hành). Lưu ý: duy nhất trên thế giới chỉ Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) có thẩm quyền xét xử chủ quyền quốc gia mà nếu một bên từ chối tham gia thì không thể thụ lý. Năm 1933 và 1937, Pháp yêu cầu Trung Hoa nhờ ICJ phân xử về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa mà bị từ chối vì Bắc Kinh muốn duy trì tình trạng mập mờ để thủ lợi. Các quốc gia duyên hải trên Biển Nam Trung Hoa phải dựa vào UNCLOS mà bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Ba là “không công nhận và thi hành” (Trung Cộng) đóng vai trò quan trọng khi thương lượng và hoàn thành và phê chuẩn UNCLOS) nên không thể bác bỏ.
Giới chuyên gia quốc tế khuyến khích Việt Nam, Mã Lai Á, Indonesia, Brunei tham gia vụ kiện với Phi Luật Tân, nhưng, chẳng có ai dám theo. Ngoại trừ Tân Gia Ba, 9 quốc gia ASEAN không dám ký vào bản Tuyên bố chung đòi Trung Cộng tuân thủ phán quyết PCA. Các quốc gia Đông Nam Á riu ríu dưới cây gậy chỉ huy của Bắc Kinh khiến ASEAN tê liệt, nói năng ấp úng như đang ngậm hột thị. Cao Miên, Lào công khai làm tay sai cho Bắc Kinh. Việt Cộng lệ thuộc chính trị vào người láng giềng Phương Bắc. Phi Luật Tân từ chối thắng lợi pháp lý để luồn cúi kinh tế Trung Cộng. Mã Lai Á chỉ vùng lên khi Mahathir Mahomad. 93 tuổi, giành được ghế Thủ tướng. Indonesia tuyên bố “Biển Bắc Natuna” và áp dụng biện pháp cứng rắn đối với các tàu đánh cá nước ngoài. Brunei tuy giàu mà bé nhỏ nên ít có ảnh hưởng tới ASEAN. Sau Phán quyết của PCA, Việt Cộng vẫn không nghe theo khuyến nghị đâm đơn kiện Bắc Kinh của giới luật gia quốc tế. Hà Nội tung hoả mù bằng cách doạ kiện ra ICJ dù biết rõ Bắc Kinh sẽ không tham dự.
Mối đe doạ trên Biển Nam Trung Hoa từ Bắc Kinh ngày càng gia tăng đối với hải lộ huyết mạch thông qua SCS, đồng thời, buộc các quốc gia trong vùng phải co rút lại do khả năng phòng thủ và kinh tế rất yếu kém so với sức mạnh vượt trội của Bắc Kinh.
Tổng thống Barack Obama tuyên bố xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương chỉ để chứng tỏ chiến lược bình định Trung Đông (đã thất bại) của Tổng thống George W. Bush, nhưng, tin tưởng hoàn toàn vào thiện chí của Tập Cận Bình nên bị lừa. Năm 2012, Obama làm trung gian giàn xếp khiến Phi Luật Tân mất Scarborough Shoal và ngư trường truyền thống vào tay Trung Cộng. Năm 2013, Obama và Tập họp riêng tại California để chia đôi thiên hạ bị dư luận chỉ trích. Năm 2014, Bắc Kinh đưa Giàn khoan nước sâu HD-981 được hơn 100 tàu đủ loại hộ tống hoạt động trong hơn 3 tháng chỉ cách Đảo Lý Sơn 119 hải lý (EEZ rộng 200 HL) tạo ra cuộc đối đầu không-cân-sức với lực lượng chấp pháp Việt Nam. Song song, Bắc Kinh cho xây 7 đảo nhân tạo trong Nhóm đảo Trường Sa trước sự bất động của Obama (giai đoạn này rất dễ ngăn cản hơn khi đã hoàn thành). Chính quyền Obama đã thực hiện 4 vụ Tự do Hàng hải (FONOP), nhưng, trong điều kiện “thông qua vô hại” (súng khoá lại, radar tác chiến ngưng hoạt động trong trường hợp hải hành đi ngang vùng chủ quyền 12 HL) ở hai Nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa hàm ý thừa nhận chủ quyền 12 HL của Trung Cộng. UNCLOS quy định thực thể địa dư bị chìm dưới mặt nước khi thuỷ triều cao nhất chỉ được hưởng 500 mét an toàn. Tập Cận Bình công du Hoa Kỳ cuối năm 2015 đã hứa với Obama sẽ không quân-sự-hoá SCS, nhưng, tiếp tục biến Hoàng Sa, Trường Sa thành pháo đài bảo vệ SCS. Chuyện xoay trục của Barack Obama-Hillary Clinton trở thành trò cười trong thiên hạ.
Từ khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền đầu năm 2017 đã tìm mọi cách lấy lại uy tín của Hoa Kỳ trên thế giới, đặc biệt tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ coi chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán của mọi quốc gia quan trọng hơn khác biệt quan điểm nhân quyền. Mỹ điều động thêm Đệ tam Hạm đội phối hợp với Đệ thất Hạm đội tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, tố cáo công khai chính sách bành trướng bá quyền của Trung Cộng trên SCS. Viện trợ và giúp đở các quốc gia duyên hải Đông Nam Á tăng cường khả năng phòng vệ và tác chiến, khuyến khích họ hợp tác với nhau và với Hoa Kỳ trên biển. Tập Cận Bình đã tạm ngưng bố trí vũ khí tối tân tại 3 đảo nhân tạo ở Trường Sa và tại Hoàng Sa khi bị Trump cảnh cáo. Các chuyến tuần tra hàng hải của Hải quân Hoa Kỳ ngày càng dồn dập và theo đúng quy định của UNCLOS trên Biển Nam Trung Hoa khi chiến hạm đi vào vùng 12 HL của các đảo nguyên thuỷ chìm khi thuỷ triều cao nhất, Bắc Kinh phản đối quyết liệt, nhưng, chẳng có ảnh hưởng.
Thái độ cứng rắn và thi hành đúng theo luật pháp quốc tế của Tổng thống Trump đã thu hút các cường quốc biển Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Pháp, Anh đưa phương tiện chiến tranh tối tân vào SCS nhằm duy trì luật pháp quốc tế. Đồng thời, sẵn sàng đương đầu nếu Trung Cộng khai chiến.
Tóm lại, tình hình Biển Nam Trung Hoa liên quan đến hai vấn đề chính: (1) Chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán. (2) Chiến tranh hay hoà bình.
Thứ nhất, người Trung Hoa dù vào thời Đế quốc, Dân quốc, Cộng sản đều chưa có ý định nhờ Toà án Công lý Quốc tế xét xử về chủ quyền trên biển nên các quốc gia trong vùng chỉ cần thiết lập và cập nhật hồ sơ kiện để sẵn sàng đâm đơn khi Bắc Kinh chấp nhận sự phán xét của ICJ. Kinh tế giữ vai trò quan trọng đối với cuộc sống. Nhưng, mất chủ quyền là mất tất cả, kể cả kinh tế, nên Việt Nam cần phải thận trọng. Phán quyết của PCA là một thắng lợi pháp lý quan trọng đối với các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. Đối với Việt Nam còn quan trọng hơn vì có vùng biển quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán lớn nhất trên Biển Nam Trung Hoa so với các nước khác. Vì thế, Hà Nội không thể chần chờ mà phải nhanh chóng lôi Bắc Kinh ra trước Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển. Tài nguyên thiên nhiên (dầu hoả, khí đốt, băng cháy, thuỷ sản) và hoạt động hàng hải trong Vùng Đặc quyền Kinh tế vô cùng quan trọng về kinh tế lẫn an ninh quốc gia. Bảo vệ được EEZ là tiền đồn bảo vệ lãnh hải quốc gia. Phán quyết của PCA năm 2016 chỉ liên quan gián tiếp đến Việt Nam, nhưng, Hà Nội cần coi đó như án lệ để thắng kiện. Khi đó, Việt Nam có đầy đủ chứng cớ pháp lý quốc tế mà bảo vệ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, kể cả “ngư trường truyền thống Hoàng Sa” đang bị Trung Cộng khống chế
Tóm lược tình hình biển Nam Trung Hoa |
1- Biển Nam Trung Hoa (South China Sea) gồm một vùng nước rộng hơn 3 triệu km2 kéo dài từ Đài Loan tới Tân Gia Ba. Biển Đông chỉ rộng 1 triệu km2 bao gồm cả Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và Thềm Lục địa (Continental Self) của Việt Nam tiếp giáp với Vùng biển Quốc tế. Do đó, chúng ta không nên lầm lẫn Biển Nam Trung Hoa với Biển Đông khi nói hoặc viết. Trung Cộng quyết chiếm toàn bộ SCS làm chiếc ao nhà. Hoa Kỳ muốn mọi quốc gia tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đã được 167 quốc gia ký hoặc phê chuẩn, để quyền lợi của mỗi quốc gia phải được bảo đảm. Việt Nam chỉ cần bảo vệ chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán và lợi ích hợp pháp trên Biển Đông được UNCLOS quy định.
2- Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) đã bác bỏ toàn bộ yêu sách về “chủ quyền lịch sử” của Bắc Kinh trên SCS liên quan trực tiếp đến vụ Phi Luật Tân kiện Trung Cộng; gián tiếp đối với Đài Loan, Việt Nam, Mã Lai Á, Brunei, Indonesia, Tân Gia Ba. PCA có quyền xét xử về quyền-chủ-quyền nên dù Bắc Kinh không tham gia vụ kiện thì Toà vẫn xử và bản án mang tính chung kết.
Nhưng, phản ứng từ cộng đồng quốc tế và các quốc gia nạn nhân của Trung Cộng càng làm cho Bắc Kinh hung hăng hơn.
Một là, Trung Cộng tuyên bố: “PCA không có thẩm quyền” (thực tế, PCA do UNCLOS lập ra để phân xử về quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trên biển). Hai là “không tham gia phiên Toà” (PCA vẫn thụ lý, nghiên cứu ý kiến của Bắc Kinh, xét xử và bản án mang tính chung kết, buộc các thành viên UNCLOS có bổn phận thi hành). Lưu ý: duy nhất trên thế giới chỉ Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) có thẩm quyền xét xử chủ quyền quốc gia mà nếu một bên từ chối tham gia thì không thể thụ lý. Năm 1933 và 1937, Pháp yêu cầu Trung Hoa nhờ ICJ phân xử về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa mà bị từ chối vì Bắc Kinh muốn duy trì tình trạng mập mờ để thủ lợi. Các quốc gia duyên hải trên Biển Nam Trung Hoa phải dựa vào UNCLOS mà bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Ba là “không công nhận và thi hành” (Trung Cộng) đóng vai trò quan trọng khi thương lượng và hoàn thành và phê chuẩn UNCLOS) nên không thể bác bỏ.
Giới chuyên gia quốc tế khuyến khích Việt Nam, Mã Lai Á, Indonesia, Brunei tham gia vụ kiện với Phi Luật Tân, nhưng, chẳng có ai dám theo. Ngoại trừ Tân Gia Ba, 9 quốc gia ASEAN không dám ký vào bản Tuyên bố chung đòi Trung Cộng tuân thủ phán quyết PCA. Các quốc gia Đông Nam Á riu ríu dưới cây gậy chỉ huy của Bắc Kinh khiến ASEAN tê liệt, nói năng ấp úng như đang ngậm hột thị. Cao Miên, Lào công khai làm tay sai cho Bắc Kinh. Việt Cộng lệ thuộc chính trị vào người láng giềng Phương Bắc. Phi Luật Tân từ chối thắng lợi pháp lý để luồn cúi kinh tế Trung Cộng. Mã Lai Á chỉ vùng lên khi Mahathir Mahomad. 93 tuổi, giành được ghế Thủ tướng. Indonesia tuyên bố “Biển Bắc Natuna” và áp dụng biện pháp cứng rắn đối với các tàu đánh cá nước ngoài. Brunei tuy giàu mà bé nhỏ nên ít có ảnh hưởng tới ASEAN. Sau Phán quyết của PCA, Việt Cộng vẫn không nghe theo khuyến nghị đâm đơn kiện Bắc Kinh của giới luật gia quốc tế. Hà Nội tung hoả mù bằng cách doạ kiện ra ICJ dù biết rõ Bắc Kinh sẽ không tham dự.
Mối đe doạ trên Biển Nam Trung Hoa từ Bắc Kinh ngày càng gia tăng đối với hải lộ huyết mạch thông qua SCS, đồng thời, buộc các quốc gia trong vùng phải co rút lại do khả năng phòng thủ và kinh tế rất yếu kém so với sức mạnh vượt trội của Bắc Kinh.
Tổng thống Barack Obama tuyên bố xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương chỉ để chứng tỏ chiến lược bình định Trung Đông (đã thất bại) của Tổng thống George W. Bush, nhưng, tin tưởng hoàn toàn vào thiện chí của Tập Cận Bình nên bị lừa. Năm 2012, Obama làm trung gian giàn xếp khiến Phi Luật Tân mất Scarborough Shoal và ngư trường truyền thống vào tay Trung Cộng. Năm 2013, Obama và Tập họp riêng tại California để chia đôi thiên hạ bị dư luận chỉ trích. Năm 2014, Bắc Kinh đưa Giàn khoan nước sâu HD-981 được hơn 100 tàu đủ loại hộ tống hoạt động trong hơn 3 tháng chỉ cách Đảo Lý Sơn 119 hải lý (EEZ rộng 200 HL) tạo ra cuộc đối đầu không-cân-sức với lực lượng chấp pháp Việt Nam. Song song, Bắc Kinh cho xây 7 đảo nhân tạo trong Nhóm đảo Trường Sa trước sự bất động của Obama (giai đoạn này rất dễ ngăn cản hơn khi đã hoàn thành). Chính quyền Obama đã thực hiện 4 vụ Tự do Hàng hải (FONOP), nhưng, trong điều kiện “thông qua vô hại” (súng khoá lại, radar tác chiến ngưng hoạt động trong trường hợp hải hành đi ngang vùng chủ quyền 12 HL) ở hai Nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa hàm ý thừa nhận chủ quyền 12 HL của Trung Cộng. UNCLOS quy định thực thể địa dư bị chìm dưới mặt nước khi thuỷ triều cao nhất chỉ được hưởng 500 mét an toàn. Tập Cận Bình công du Hoa Kỳ cuối năm 2015 đã hứa với Obama sẽ không quân-sự-hoá SCS, nhưng, tiếp tục biến Hoàng Sa, Trường Sa thành pháo đài bảo vệ SCS. Chuyện xoay trục của Barack Obama-Hillary Clinton trở thành trò cười trong thiên hạ.
Từ khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền đầu năm 2017 đã tìm mọi cách lấy lại uy tín của Hoa Kỳ trên thế giới, đặc biệt tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ coi chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán của mọi quốc gia quan trọng hơn khác biệt quan điểm nhân quyền. Mỹ điều động thêm Đệ tam Hạm đội phối hợp với Đệ thất Hạm đội tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, tố cáo công khai chính sách bành trướng bá quyền của Trung Cộng trên SCS. Viện trợ và giúp đở các quốc gia duyên hải Đông Nam Á tăng cường khả năng phòng vệ và tác chiến, khuyến khích họ hợp tác với nhau và với Hoa Kỳ trên biển. Tập Cận Bình đã tạm ngưng bố trí vũ khí tối tân tại 3 đảo nhân tạo ở Trường Sa và tại Hoàng Sa khi bị Trump cảnh cáo. Các chuyến tuần tra hàng hải của Hải quân Hoa Kỳ ngày càng dồn dập và theo đúng quy định của UNCLOS trên Biển Nam Trung Hoa khi chiến hạm đi vào vùng 12 HL của các đảo nguyên thuỷ chìm khi thuỷ triều cao nhất, Bắc Kinh phản đối quyết liệt, nhưng, chẳng có ảnh hưởng.
Thái độ cứng rắn và thi hành đúng theo luật pháp quốc tế của Tổng thống Trump đã thu hút các cường quốc biển Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Pháp, Anh đưa phương tiện chiến tranh tối tân vào SCS nhằm duy trì luật pháp quốc tế. Đồng thời, sẵn sàng đương đầu nếu Trung Cộng khai chiến.
Tóm lại, tình hình Biển Nam Trung Hoa liên quan đến hai vấn đề chính: (1) Chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán. (2) Chiến tranh hay hoà bình.
Thứ nhất, người Trung Hoa dù vào thời Đế quốc, Dân quốc, Cộng sản đều chưa có ý định nhờ Toà án Công lý Quốc tế xét xử về chủ quyền trên biển nên các quốc gia trong vùng chỉ cần thiết lập và cập nhật hồ sơ kiện để sẵn sàng đâm đơn khi Bắc Kinh chấp nhận sự phán xét của ICJ. Kinh tế giữ vai trò quan trọng đối với cuộc sống. Nhưng, mất chủ quyền là mất tất cả, kể cả kinh tế, nên Việt Nam cần phải thận trọng. Phán quyết của PCA là một thắng lợi pháp lý quan trọng đối với các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. Đối với Việt Nam còn quan trọng hơn vì có vùng biển quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán lớn nhất trên Biển Nam Trung Hoa so với các nước khác. Vì thế, Hà Nội không thể chần chờ mà phải nhanh chóng lôi Bắc Kinh ra trước Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển. Tài nguyên thiên nhiên (dầu hoả, khí đốt, băng cháy, thuỷ sản) và hoạt động hàng hải trong Vùng Đặc quyền Kinh tế vô cùng quan trọng về kinh tế lẫn an ninh quốc gia. Bảo vệ được EEZ là tiền đồn bảo vệ lãnh hải quốc gia. Phán quyết của PCA năm 2016 chỉ liên quan gián tiếp đến Việt Nam, nhưng, Hà Nội cần coi đó như án lệ để thắng kiện. Khi đó, Việt Nam có đầy đủ chứng cớ pháp lý quốc tế mà bảo vệ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, kể cả “ngư trường truyền thống Hoàng Sa” đang bị Trung Cộng khống chế
Thứ hai, Bắc Kinh ra sức tăng cường sức mạnh Hải quân trên SCS nhằm hai mục đích: đe doạ quân sự đối với bất cứ ai đi vào khu vực này nếu lập được Vùng Nhận dạng Phòng không (Air Defense Identification Zone, ADIZ), và trấn áp các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. Ai sợ chiến tranh sẽ gặp chiến tranh vì thiếu chuẩn bị và khả năng răn đe. Hoa Kỳ đang bao vây Trung Cộng về kinh tế, kỹ thuật lẫn quân sự. Hải quân Trung Cộng không đủ sức vượt vòng vây nếu chiến tranh xảy ra. Trung Cộng có lợi thế 1.4 tỉ dân với 2.5 triệu lính chính quy và 800,000 trừ bị cọng thêm 1.5 triệu cảnh sát quân sự, tuy nhiên, chiến tranh nếu có chỉ xảy ra trên biển và không trung, nơi Hoa Kỳ và các quốc gia Đồng minh chiếm ưu thế tuyệt đối. Trung Cộng không có khả năng gây chiến trên Biển Nam Trung Hoa nên chỉ đấu võ mồm. Vì thế, chọn đồng minh đúng sẽ chịu thiệt hại ít hơn và dễ tái thiết thời hậu chiến.
Dù còn mang quốc tịch hay không, dòng máu Con Hồng Cháu Lạc vẫn luân lưu nên chúng ta ngày đêm vẫn mong được thấy nước Việt Nam trường tồn như hằng có suốt 4,000 năm lịch sử nòi giống.
Người Việt hải ngoại không thể trực tiếp can dự vào vấn nạn cố hương mà có thể: (1) đánh thức dân khí đang chìm đắm trong truỵ lạc mà mạnh dạn vùng lên như các quốc gia Đông Âu vào thập[ niên 1980-90 hoặc Hong Kong hiện tại. (2) chấm dứt mọi liên hệ có khả năng nuôi dưỡng sự tồn tại của Chế độ Cộng sản tại Việt Nam.
Lịch sử cứ sang trang, dòng đời vẫn cuồn cuộn chảy. Đất nước nào sạch bóng bọn phá hoại đất nước, ác với dân lành thì dân tình mới hạnh phúc, xã hội phát triển hài hoà. Khát vọng của dân Việt là thế.
Đại-Dương
(baotgm.net)
Không có nhận xét nào