-Sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh rút 1,000 binh sĩ Mỹ khỏi vùng đất người Kurd ở Syria lập tức bị chống đối dữ dội tại Hoa Kỳ cũng như Châu Âu và lo lắng từ Châu Á.
Trong bài “Trump to Asian allies: You may be abandoned next” trên tờ Asia Times ngày 18/10/2019 đã nhắc tới vụ Hoa Kỳ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà năm 1975 mà không nghiên cứu tới bối cảnh lịch sử lẫn chiến lược toàn cầu của một siêu cường.
Ai đã cầm quân tác chiến, ắt phải hiểu không thể vì cứu một tiểu đội mà phải mất một tiểu đoàn.
Chính các ước Châu Âu vì muốn Hoa Kỳ thất bại mà đã dung dưỡng phong trào phản chiến, công nhận tính hợp pháp của bọn khủng bố cộng sản làm cho Hoa Kỳ bốc cháy buộc phải rút quân. Tách được liên minh Liên Sô-Trung Cộng làm suy yếu khối cộng quốc tế tạo điều kiện cho các vệ tinh Đông Âu của Mạc Tư Khoa vùng lên giành quyền tự quyết dân tộc. Liên Sô tan rã làm Đệ tam Quốc tế cáo chung mà Hoa Kỳ không tốn viên đạn nào.
Cuộc chiến Trung Đông đã làm sa lầy mà phần thất bại chỉ có người Mỹ phải chịu nên cần phải thoát khỏi vũng lầy. Tám năm cầm quyền của Tổng thống Barack Obama làm cho Lực lượng Thánh chiến Iraq chỉ còn 700 tay súng sau khi Tổng thống George W. Bush ký thoả ước rút quân khỏi Iraq đã tăng lên 40,000 chiếm 3 thành phố lớn của Iraq và lan tràn khắp Syria. Obama thường huyênh hoan sẽ bình định Trung Đông đã bỏ của chạy lấy người.
Chỉ sử dụng một số binh sĩ hạn chế mà Tổng thống Trump đã giúp Iraq bình định và đánh bại lực lượng khủng bố, chiếm thủ đô của Quốc gia Hồi giáo tự phong. Nhiệm vụ của siêu cường Hoa Kỳ đã hoàn tất, phần còn lại các quốc gia trong vùng phải có trách nhiệm, bổn phận và nghĩa vụ ổn định.
Hoa Kỳ có thể “toạ quan xem hổ đấu” khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào Syria và liên minh Nga-Syria-Turkey sẽ rơi vào vòng xoáy chiến tranh biên giới.
Thật nực cười khi Hoa Kỳ làm “sen đầm quốc tế” bị chỉ trích mà không làm cũng bị xỉa xói!
Hoa Kỳ đã cứu thế giới thoát khỏi sự thống trị của Chủ nghĩa Đức Quốc Xã và Chủ nghĩa Quân phiệt Nhật Bản và duy trì, bảo vệ nền hoà bình thế giới đến mang công mắc nợ 20,000 tỉ USD nên đòi các quốc gia giàu và phát triển phải chia sẻ gánh nặng tài chính thì có gì sai? Người Mỹ không có bổn phận đi vay nợ để bảo vệ an ninh thế giới trong khi các nước khác chỉ lo chăm chú làm giàu và thoá mạ chẳng tiếc lời.
Tổng thống Trump chỉ đòi Tổng thống Đại Hàn, Moo Jae-in nâng chí phí cho 28,000 binh sĩ Mỹ đồn trú từ 990 triệu lên 1.2 tỉ USD/năm chứ không phải 5 tỉ USD như Asia Times ngày 17/10/2019 viết. Dĩ nhiên, mặc cả trong đàm phán đều đặt tình trạng an ninh khu vực lên hàng đầu.
The Diplomat ngày 18/10/2019 loan tin Bộ Ngoại giao Mỹ đã đồng ý cho Hán Thành mua 120 hoả tiễn Không-đối-Không tầm trung tiên tiến AIM-120C-7/C-8 trị giá 253 triệu USD để trang bị trên các loại chiến đấu cơ F-15K, KF-16, và F-35. Loại hoả tiễn này được sử dụng rộng rãi trong các lực lượng Không Quân của đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ.
Cuộc đàm phán hoàn tất về chia sẻ chi phí đóng quân giữa Mỹ-Hàn sẽ sớm nối lại với yêu cầu cao hơn.
Trong bài “Bắt các nước ASEAN bỏ Trung Cộng sẽ ‘phản đòn’ với Mỹ” trên VOA, tác giả Ngọc Lễ đã trích dẫn tài liệu nghiên cứu của Viện Brookings ở Hoa Thịnh Đốn chỉ trích chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump, đặc biệt liên quan đến Tung Cộng và Đông Nam Á.
Phúc trình của Brookings viết “chính quyền Mỹ nên hợp tác với các nước trong khu vực trên cơ sở đáp ứng lợi ích của họ thay vì lôi kéo họ cho lợi ích của Mỹ. Ngoài ra, Washington cũng cần tăng cường can dự, thay vì đối đầu, với Bắc Kinh để cùng giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực trong khi phải có lập trường cứng rắn mỗi khi Bắc Kinh bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạm nhân quyền hay có hành vi thương mại không công bằng”.
Mối quan hệ quốc tế cần phải hỗ tương mà không nên lợi dụng. ASEAN không thể tiếp tay với Trung Cộng chỉ vì lợi ích riêng tư. ASEAN không dám ra tuyên bố đòi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết ngày 12/07/20156 của Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) xác định mọi yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) đều không có giá trị pháp lý.
Thái độ ươn hèn của ASEAN, ngoại trừ Tân Gia Ba, đã nói lên tình trạng đoàn kết lỏng lẻo và đặt tư lợi lên chủ quyền quốc gia đã tạo điều kiện cho Bắc Kinh lộng hành từ xây đảo nhân tạo, quân-sự-hoá Hoàng Sa và Trường Sa đến xâm phạm chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán của các nước ASEAN.
Qua 3 đời tổng thống từ Bill Clinton đến Obama đã áp dụng chính sách “can dự thay vì đối đầu” nên bị Bắc Kinh lợi dụng phát triển đường lối “thương mại ăn cướp” và chuyển giao công nghệ ô nhiễm nhằm kìm chân các quốc gia Đông Nam Á. Ngoài trừ Tân Gia Ba, ASEAN đều bị thâm hụt mậu dịch với Trung Cộng.
Hiện tại thương mại ASEAN-Trung lên tới 591 tỷ USD so với 272 tỉ USD của Mỹ-ASEAN. Trong lĩnh vực đầu tư, Trung Cộng thua xa Hoa Kỳ và Nhật Bản mà ASEAN nhận được 329 tỷ USD và Hoa Kỳ viện trợ 800 tỷ USD trong năm 2018 cho ASEAN.
Đầu tư trực tiếp và viện trợ giúp ASEAN phát triển trong khi “thương mại ăn cướp” buộc ASEAN trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Trung Cộng (sản xuất tại Hoa Lục hoặc quốc gia sở tại) dần dà rơi vào chiếc “bẫy nợ” của Bắc Kinh.
ASEAN nên hợp tác với Hoa Kỳ chống lại kiểu thương mại ăn cướp thay vì a dua với Bắc Kinh. Tổng thống Trump đã chính thức cảnh cáo Cộng sản Việt Nam “lợi dụng Mỹ còn tồi tệ hơn Trung Cộng”.
Kêu gọi Bắc Kinh thay đổi cách ứng xử văn minh đã thất bại. Phải chăng cách hữu hiệu nhất để buộc Bắc Kinh phải tuân hành quy định rõ ràng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là trừng phạt mọi vi phạm như Tổng thống Trump đang làm chứ không thể khuyến cáo lịch thiệp như trước nữa.
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) cho rằng sự thiếu tin tưởng vào Mỹ vì rút ra khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, duy trì sự công kích mậu dịch tự do và khinh thường cơ chế đa phương.
Biến đổi khí hậu trên thế giới vẫn tạo ra một cuộc tranh cãi chưa có kết luận trong giới khoa học quốc tế. Khí thải từ việc xử dụng than đá chiếm phần quan trọng nhất trong việc hâm nóng toàn cầu, nhưng, Thoả ước Paris cho phép Trung Cộng, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác có quyền dùng than cho tới năm 2030 nên họ đã tận dụng tối đa khiến cho nhiệt độ toàn cầu tăng lên trên hai năm qua. Trong khi Hoa Kỳ và Châu Âu và các quốc gia tiên tiến bị cấm. Trung Cộng chiếm 30% lượng khí thải toàn cầu so với 15% của Hoa Kỳ, 7% của Ấn Độ mà chỉ có Tổng thống Obama góp 1 tỷ USD trong Quỹ chống hâm nóng toàn cầu còn Bắc Kinh và Tân Đề Ly không phải đóng xu nào! Quốc hội Mỹ đã không phê chuẩn vì Thoả ước Paris hoàn toàn bất-hợp-lý do thiếu yếu tố ràng buộc pháp lý thì lời hứa sẽ theo gió bay đi!
Mậu dịch tự do chẳng phải ai muốn làm gì tuỳ thích như trong chợ cá ở các quốc gia lạc hậu hoặc chậm tiến. Thương mại tự do trong thế giới văn minh cần tuân thủ nghiêm chỉnh mọi quy luật đã phê chuẩn, nếu không, biện pháp trừng phạt phải được thi hành nghiêm ngặt hầu tránh tái diễn.
Cơ chế đa phương được thiết lập để ngăn ngừa tình trạng mạnh hiếp yếu và dựa trên luật pháp quy định chi tiết rõ ràng. Nếu không, cường quốc sẽ mua chuộc, tạo áp lực, kết bè kéo cánh để đạt mục đích bất chính. Bắc Kinh đã đổ tiền mua chuộc giới tinh hoa quốc tế, những nhà lãnh đạo khắp thế giới nhằm bóp méo các quy luật thương mại, ngoại giao khiến đa phương hình thức mà đơn phuơng thực tế.
Viện Brookings cho biết Hoa Kỳ chỉ trích Trung Cộng tại các diễn đàn khu vực làm cho Bắc Kinh xây các đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Thực ra, việc bồi đắp các đảo nhân tạo và quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa diễn ra trong thời Tổng thống Obama. Hải Quân, Không Quân Mỹ gia tăng các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) đúng theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền. Bắc Kinh ngưng kế hoạch bố trí hoả tiễn đất-đối-không và đất-đối-biển trên các đải nhân tạo ở Trường sa và Hoàng Sa.
Tổng thống Trump trừng phạt Trung Cộng bằng biện pháp thuế quan buộc các công ty quốc tế phải rời Hoa Lục và tái đầu tư vào các quốc gia Đông Nam Á. Nhưng, nước nào dính tới kiểu trốn thuế của Bắc Kinh sẽ phải chịu sự trừng phạt đúng đắn mà không có luật trừ.
Tóm lại, các quốc gia Đông Nam Á sẽ chịu thiệt hại nặng nề nếu chiến tranh thương mại hoặc quân sự xảy ra giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ, không nước nào có thể vô can.
Hoa Kỳ sẽ triệt hạ các vệ tinh, đồng minh, đối tác của Trung Cộng trước khi tiến vào Hoa Lục. Kinh nghiệm Thế chiến Thứ hai giúp ASEAN nhìn rõ hơn bối cảnh Đông Nam Á.
Tổng thống Trump chỉ bảo vệ các đồng minh có Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương, hoặc đối tác chiến lược thực sự. Hoa Kỳ cam kết bảo vệ quyền lợi của Nhật Bản, Đại Hàn, Phi Luật Tân vì có Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương hoặc đối tác đáng tin cậy như Tân Gia Ba, Úc Đại Lợi.
Chính sách quốc phòng “Ba Không” của Cộng Sản Việt Nam chỉ khuyến khích Bắc Kinh đẩy mạnh mưu đồ bành trướng, bá quyền và xây dựng hệ thống tiêu thụ hàng hoá, tiếp nhận kỹ thuật lạc hậu do Trung Cộng thải ra.
Tiến sĩ Tạ Văn Tài, cựu Giáo sư Đại học Harvard trao đổi với VOA Không lệ thuộc vào nước nào cả, quyền lợi nào của mình gắn với nước nào thì chơi với nước đó … Nếu cứ nước Mỹ trên hết thì làm sao trong quan hệ với người ta”.
Trên diễn đàn của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2018, Tổng thống Donald Trump kêu gọi các nguyên thủ quốc gia phải đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết như Hoa Kỳ. Trong đàm phán ắt có “cò kè bớt một thêm hai” cho đến khi ngã giá để không bị thiệt thòi quá đáng.
Tân Gia Ba áp dụng mô hình chính trị tự do dân chủ, kinh tế thị trường, phối hợp quân với Hoa Kỳ cụ thể cho phép một Hải đội Khu trục hạm Mỹ và hai Tuần duyên hạm Tác chiến Cận duyên đồn trú thường trực. Một Phi đội Hải tuần P-8A của Mỹ trang bị các loại hoả tiễn đối-hạm, đối-đất, bơm chìm chống ngầm được đồn trú tại Tân Gia Ba để tuần tra, giám sát Biển Nam Trung Hoa. Tân Gia Ba có 5.6 triệu dân mà lực lượng quân sự mạnh nhất trong vùng theo Tạp chí Jane kết luận.
Việt Nam theo mô hình Chủ nghĩa Cộng sản toàn trị, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà “sợ mất đảng hơn mất nước” nên trở thành con rối tay tay Bắc Kinh.
Chọn đồng minh rất khó khăn đối với các nhược tiểu nên đòi hỏi tinh thần tự chủ và yêu dân tộc mới suy nghĩ đúng, hành động chính xác trước thời cuộc quốc tế như chong chóng quay tít trong gió.
Đại-Dương
Tài liệu tham khảo:
Trump to Asian allies: You may be abandoned next (Asia Times)
Abominable: anger grows over controversial map in Chinese children’s film (Reuters)
Trade, human rights and the unravelling of the China-US relationship (SCMP)
Bắt các nước ASEAN bỏ Trung Quốc sẽ ‘phản đòn’ với Mỹ (VOA)
US Approves Sale of Air-to-Air Missiles to South Korea (Diplomat)
(baotgm.net)
Chiến binh người Kurd ở Syria |
Trong bài “Trump to Asian allies: You may be abandoned next” trên tờ Asia Times ngày 18/10/2019 đã nhắc tới vụ Hoa Kỳ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà năm 1975 mà không nghiên cứu tới bối cảnh lịch sử lẫn chiến lược toàn cầu của một siêu cường.
Ai đã cầm quân tác chiến, ắt phải hiểu không thể vì cứu một tiểu đội mà phải mất một tiểu đoàn.
Chính các ước Châu Âu vì muốn Hoa Kỳ thất bại mà đã dung dưỡng phong trào phản chiến, công nhận tính hợp pháp của bọn khủng bố cộng sản làm cho Hoa Kỳ bốc cháy buộc phải rút quân. Tách được liên minh Liên Sô-Trung Cộng làm suy yếu khối cộng quốc tế tạo điều kiện cho các vệ tinh Đông Âu của Mạc Tư Khoa vùng lên giành quyền tự quyết dân tộc. Liên Sô tan rã làm Đệ tam Quốc tế cáo chung mà Hoa Kỳ không tốn viên đạn nào.
Cuộc chiến Trung Đông đã làm sa lầy mà phần thất bại chỉ có người Mỹ phải chịu nên cần phải thoát khỏi vũng lầy. Tám năm cầm quyền của Tổng thống Barack Obama làm cho Lực lượng Thánh chiến Iraq chỉ còn 700 tay súng sau khi Tổng thống George W. Bush ký thoả ước rút quân khỏi Iraq đã tăng lên 40,000 chiếm 3 thành phố lớn của Iraq và lan tràn khắp Syria. Obama thường huyênh hoan sẽ bình định Trung Đông đã bỏ của chạy lấy người.
Chỉ sử dụng một số binh sĩ hạn chế mà Tổng thống Trump đã giúp Iraq bình định và đánh bại lực lượng khủng bố, chiếm thủ đô của Quốc gia Hồi giáo tự phong. Nhiệm vụ của siêu cường Hoa Kỳ đã hoàn tất, phần còn lại các quốc gia trong vùng phải có trách nhiệm, bổn phận và nghĩa vụ ổn định.
Hoa Kỳ có thể “toạ quan xem hổ đấu” khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào Syria và liên minh Nga-Syria-Turkey sẽ rơi vào vòng xoáy chiến tranh biên giới.
Thật nực cười khi Hoa Kỳ làm “sen đầm quốc tế” bị chỉ trích mà không làm cũng bị xỉa xói!
Hoa Kỳ đã cứu thế giới thoát khỏi sự thống trị của Chủ nghĩa Đức Quốc Xã và Chủ nghĩa Quân phiệt Nhật Bản và duy trì, bảo vệ nền hoà bình thế giới đến mang công mắc nợ 20,000 tỉ USD nên đòi các quốc gia giàu và phát triển phải chia sẻ gánh nặng tài chính thì có gì sai? Người Mỹ không có bổn phận đi vay nợ để bảo vệ an ninh thế giới trong khi các nước khác chỉ lo chăm chú làm giàu và thoá mạ chẳng tiếc lời.
Tổng thống Trump chỉ đòi Tổng thống Đại Hàn, Moo Jae-in nâng chí phí cho 28,000 binh sĩ Mỹ đồn trú từ 990 triệu lên 1.2 tỉ USD/năm chứ không phải 5 tỉ USD như Asia Times ngày 17/10/2019 viết. Dĩ nhiên, mặc cả trong đàm phán đều đặt tình trạng an ninh khu vực lên hàng đầu.
The Diplomat ngày 18/10/2019 loan tin Bộ Ngoại giao Mỹ đã đồng ý cho Hán Thành mua 120 hoả tiễn Không-đối-Không tầm trung tiên tiến AIM-120C-7/C-8 trị giá 253 triệu USD để trang bị trên các loại chiến đấu cơ F-15K, KF-16, và F-35. Loại hoả tiễn này được sử dụng rộng rãi trong các lực lượng Không Quân của đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ.
Cuộc đàm phán hoàn tất về chia sẻ chi phí đóng quân giữa Mỹ-Hàn sẽ sớm nối lại với yêu cầu cao hơn.
Trong bài “Bắt các nước ASEAN bỏ Trung Cộng sẽ ‘phản đòn’ với Mỹ” trên VOA, tác giả Ngọc Lễ đã trích dẫn tài liệu nghiên cứu của Viện Brookings ở Hoa Thịnh Đốn chỉ trích chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump, đặc biệt liên quan đến Tung Cộng và Đông Nam Á.
Phúc trình của Brookings viết “chính quyền Mỹ nên hợp tác với các nước trong khu vực trên cơ sở đáp ứng lợi ích của họ thay vì lôi kéo họ cho lợi ích của Mỹ. Ngoài ra, Washington cũng cần tăng cường can dự, thay vì đối đầu, với Bắc Kinh để cùng giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực trong khi phải có lập trường cứng rắn mỗi khi Bắc Kinh bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạm nhân quyền hay có hành vi thương mại không công bằng”.
Mối quan hệ quốc tế cần phải hỗ tương mà không nên lợi dụng. ASEAN không thể tiếp tay với Trung Cộng chỉ vì lợi ích riêng tư. ASEAN không dám ra tuyên bố đòi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết ngày 12/07/20156 của Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) xác định mọi yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) đều không có giá trị pháp lý.
Thái độ ươn hèn của ASEAN, ngoại trừ Tân Gia Ba, đã nói lên tình trạng đoàn kết lỏng lẻo và đặt tư lợi lên chủ quyền quốc gia đã tạo điều kiện cho Bắc Kinh lộng hành từ xây đảo nhân tạo, quân-sự-hoá Hoàng Sa và Trường Sa đến xâm phạm chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán của các nước ASEAN.
Qua 3 đời tổng thống từ Bill Clinton đến Obama đã áp dụng chính sách “can dự thay vì đối đầu” nên bị Bắc Kinh lợi dụng phát triển đường lối “thương mại ăn cướp” và chuyển giao công nghệ ô nhiễm nhằm kìm chân các quốc gia Đông Nam Á. Ngoài trừ Tân Gia Ba, ASEAN đều bị thâm hụt mậu dịch với Trung Cộng.
Hiện tại thương mại ASEAN-Trung lên tới 591 tỷ USD so với 272 tỉ USD của Mỹ-ASEAN. Trong lĩnh vực đầu tư, Trung Cộng thua xa Hoa Kỳ và Nhật Bản mà ASEAN nhận được 329 tỷ USD và Hoa Kỳ viện trợ 800 tỷ USD trong năm 2018 cho ASEAN.
Đầu tư trực tiếp và viện trợ giúp ASEAN phát triển trong khi “thương mại ăn cướp” buộc ASEAN trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Trung Cộng (sản xuất tại Hoa Lục hoặc quốc gia sở tại) dần dà rơi vào chiếc “bẫy nợ” của Bắc Kinh.
ASEAN nên hợp tác với Hoa Kỳ chống lại kiểu thương mại ăn cướp thay vì a dua với Bắc Kinh. Tổng thống Trump đã chính thức cảnh cáo Cộng sản Việt Nam “lợi dụng Mỹ còn tồi tệ hơn Trung Cộng”.
Kêu gọi Bắc Kinh thay đổi cách ứng xử văn minh đã thất bại. Phải chăng cách hữu hiệu nhất để buộc Bắc Kinh phải tuân hành quy định rõ ràng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là trừng phạt mọi vi phạm như Tổng thống Trump đang làm chứ không thể khuyến cáo lịch thiệp như trước nữa.
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) cho rằng sự thiếu tin tưởng vào Mỹ vì rút ra khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, duy trì sự công kích mậu dịch tự do và khinh thường cơ chế đa phương.
Biến đổi khí hậu trên thế giới vẫn tạo ra một cuộc tranh cãi chưa có kết luận trong giới khoa học quốc tế. Khí thải từ việc xử dụng than đá chiếm phần quan trọng nhất trong việc hâm nóng toàn cầu, nhưng, Thoả ước Paris cho phép Trung Cộng, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác có quyền dùng than cho tới năm 2030 nên họ đã tận dụng tối đa khiến cho nhiệt độ toàn cầu tăng lên trên hai năm qua. Trong khi Hoa Kỳ và Châu Âu và các quốc gia tiên tiến bị cấm. Trung Cộng chiếm 30% lượng khí thải toàn cầu so với 15% của Hoa Kỳ, 7% của Ấn Độ mà chỉ có Tổng thống Obama góp 1 tỷ USD trong Quỹ chống hâm nóng toàn cầu còn Bắc Kinh và Tân Đề Ly không phải đóng xu nào! Quốc hội Mỹ đã không phê chuẩn vì Thoả ước Paris hoàn toàn bất-hợp-lý do thiếu yếu tố ràng buộc pháp lý thì lời hứa sẽ theo gió bay đi!
Mậu dịch tự do chẳng phải ai muốn làm gì tuỳ thích như trong chợ cá ở các quốc gia lạc hậu hoặc chậm tiến. Thương mại tự do trong thế giới văn minh cần tuân thủ nghiêm chỉnh mọi quy luật đã phê chuẩn, nếu không, biện pháp trừng phạt phải được thi hành nghiêm ngặt hầu tránh tái diễn.
Cơ chế đa phương được thiết lập để ngăn ngừa tình trạng mạnh hiếp yếu và dựa trên luật pháp quy định chi tiết rõ ràng. Nếu không, cường quốc sẽ mua chuộc, tạo áp lực, kết bè kéo cánh để đạt mục đích bất chính. Bắc Kinh đã đổ tiền mua chuộc giới tinh hoa quốc tế, những nhà lãnh đạo khắp thế giới nhằm bóp méo các quy luật thương mại, ngoại giao khiến đa phương hình thức mà đơn phuơng thực tế.
Viện Brookings cho biết Hoa Kỳ chỉ trích Trung Cộng tại các diễn đàn khu vực làm cho Bắc Kinh xây các đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Thực ra, việc bồi đắp các đảo nhân tạo và quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa diễn ra trong thời Tổng thống Obama. Hải Quân, Không Quân Mỹ gia tăng các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) đúng theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền. Bắc Kinh ngưng kế hoạch bố trí hoả tiễn đất-đối-không và đất-đối-biển trên các đải nhân tạo ở Trường sa và Hoàng Sa.
Tổng thống Trump trừng phạt Trung Cộng bằng biện pháp thuế quan buộc các công ty quốc tế phải rời Hoa Lục và tái đầu tư vào các quốc gia Đông Nam Á. Nhưng, nước nào dính tới kiểu trốn thuế của Bắc Kinh sẽ phải chịu sự trừng phạt đúng đắn mà không có luật trừ.
Tóm lại, các quốc gia Đông Nam Á sẽ chịu thiệt hại nặng nề nếu chiến tranh thương mại hoặc quân sự xảy ra giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ, không nước nào có thể vô can.
Hoa Kỳ sẽ triệt hạ các vệ tinh, đồng minh, đối tác của Trung Cộng trước khi tiến vào Hoa Lục. Kinh nghiệm Thế chiến Thứ hai giúp ASEAN nhìn rõ hơn bối cảnh Đông Nam Á.
Tổng thống Trump chỉ bảo vệ các đồng minh có Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương, hoặc đối tác chiến lược thực sự. Hoa Kỳ cam kết bảo vệ quyền lợi của Nhật Bản, Đại Hàn, Phi Luật Tân vì có Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương hoặc đối tác đáng tin cậy như Tân Gia Ba, Úc Đại Lợi.
Chính sách quốc phòng “Ba Không” của Cộng Sản Việt Nam chỉ khuyến khích Bắc Kinh đẩy mạnh mưu đồ bành trướng, bá quyền và xây dựng hệ thống tiêu thụ hàng hoá, tiếp nhận kỹ thuật lạc hậu do Trung Cộng thải ra.
Tiến sĩ Tạ Văn Tài, cựu Giáo sư Đại học Harvard trao đổi với VOA Không lệ thuộc vào nước nào cả, quyền lợi nào của mình gắn với nước nào thì chơi với nước đó … Nếu cứ nước Mỹ trên hết thì làm sao trong quan hệ với người ta”.
Trên diễn đàn của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2018, Tổng thống Donald Trump kêu gọi các nguyên thủ quốc gia phải đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết như Hoa Kỳ. Trong đàm phán ắt có “cò kè bớt một thêm hai” cho đến khi ngã giá để không bị thiệt thòi quá đáng.
Tân Gia Ba áp dụng mô hình chính trị tự do dân chủ, kinh tế thị trường, phối hợp quân với Hoa Kỳ cụ thể cho phép một Hải đội Khu trục hạm Mỹ và hai Tuần duyên hạm Tác chiến Cận duyên đồn trú thường trực. Một Phi đội Hải tuần P-8A của Mỹ trang bị các loại hoả tiễn đối-hạm, đối-đất, bơm chìm chống ngầm được đồn trú tại Tân Gia Ba để tuần tra, giám sát Biển Nam Trung Hoa. Tân Gia Ba có 5.6 triệu dân mà lực lượng quân sự mạnh nhất trong vùng theo Tạp chí Jane kết luận.
Việt Nam theo mô hình Chủ nghĩa Cộng sản toàn trị, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà “sợ mất đảng hơn mất nước” nên trở thành con rối tay tay Bắc Kinh.
Chọn đồng minh rất khó khăn đối với các nhược tiểu nên đòi hỏi tinh thần tự chủ và yêu dân tộc mới suy nghĩ đúng, hành động chính xác trước thời cuộc quốc tế như chong chóng quay tít trong gió.
Đại-Dương
Tài liệu tham khảo:
Trump to Asian allies: You may be abandoned next (Asia Times)
Abominable: anger grows over controversial map in Chinese children’s film (Reuters)
Trade, human rights and the unravelling of the China-US relationship (SCMP)
Bắt các nước ASEAN bỏ Trung Quốc sẽ ‘phản đòn’ với Mỹ (VOA)
US Approves Sale of Air-to-Air Missiles to South Korea (Diplomat)
(baotgm.net)
Không có nhận xét nào