Trong nước VN thời nay vẫn còn nghe tới nghe lui cái gọi là "giọng chuẩn quốc gia". Hiểu sai, ngộ nhận về "giọng chuẩn quốc gia" đã và đang làm nghèo tiếng Việt ! Ngược lại, nếu hiểu đúng thì sẽ làm cho tiếng Việt phong phú, và chữ Quốc ngữ được tiếp thêm sức sống.
Xưa ơi là xưa, người ta có thể nói tới "giọng kinh đô Thăng Long" làm chuẩn; NHƯNG "giọng Hà Nội" sau này, nói luôn là hiện nay (2019), thì không còn xứng làm chuẩn! Vậy, vì sao vẫn còn ngộ nhận về cái gọi là "giọng chuẩn quốc gia"? Là do không hiểu qui luật sinh thành của ngôn ngữ (qui luật ngôn ngữ KHÔNG đồng nhứt với sinh hoạt chánh trị).
&1&
Nhắc lại chuyện xưa rích. Vào năm 1010, việc dời đô từ Hoa Lư đến Thăng Long chỉ cần một tờ chiếu chỉ, là thiết lập được đầu não chánh trị ngay lập tức. NHƯNG, phải trải qua một tiến trình sàng lọc mất cả trăm năm thì mới có thể nói tới "một giọng chuẩn quốc gia" tươm tất. Bởi vì khi được chọn làm kinh đô, ắt có sự thu hút tinh hoa từ nhiều ngành nghề trong cả nước; có sự giao thoa, học hỏi qua lại, trong đó gồm cả việc sử dụng ngôn ngữ theo dòng chảy thời gian...
Thăng Long trở thành kinh đô cả nước trong suốt sáu thế kỷ (kể từ lúc định đô vào đầu thế kỷ 11 cho đến khi xảy ra chia đôi Đàng Trong / Đàng Ngoài vào đầu thế kỷ 17), rất dài để chắt lọc, trong đó có ngôn ngữ.
&2&
Tới khi phân chia Đàng Trong / Đàng Ngoài vào những thập niên đầu thế kỷ 17, Thăng Long chỉ còn là kinh đô của riêng Đàng Ngoài mà thôi, hoàn toàn chấm dứt vai trò kinh đô cả nước trên thực tế.
Quý bạn chú ý: mãi tới năm 1976, Hà Nội (tên sau này của Thăng Long) mới trở thành thủ đô cả nước trên thực tế. Độ cách biệt thời gian giữa một Thăng Long đánh mất vai trò kinh đô cả nước với một Hà Nội trở lại làm đầu não chánh trị toàn quốc, tính tròn số, là 350 năm!
GIÁN ĐOẠN NHỮNG BA THẾ KỶ RƯỠI không còn là kinh đô (thủ đô), không còn lợi thế của một trung tâm thu hút tinh hoa. Điều này dẫn tới hệ quả là mọi sự giao lưu & chắt lọc ngôn ngữ từ cả nước đổ về Thăng Long cũng đã trôi biền biệt mất hút… Ai biết được, ngày xưa rích, cách đây hơn 350 năm "giọng chuẩn Thăng Long" đọc ra làm sao ? Hôm nay, làm gì còn "giọng chuẩn Thăng Long" cách đây những 350 năm!
&3&
Trong khi đó, sự mở cõi Đàng Trong đã làm phong phú về mặt phát âm và từ vựng trong kho tàng tiếng Việt biết bao nhiêu mà kể.
Lấy một tỉ dụ nhỏ thôi. Người miền Nam phát âm phụ âm đầu "tr" (trong "trợ giáo") khác với phụ âm "ch" (trong "chợ"), trong khi giọng Hà Nội phát âm "tr" và "ch" hao nhau.
Thử tưởng tượng nếu nước Việt chúng ta không mở cõi, không có Nam Kỳ lục tỉnh, lúc đó ắt không xuất hiện phụ âm đầu "tr" trong cách phát âm. Thành thử khi phát âm "chợ", chúng ta buộc phải viết ít nhứt hai chữ giống nhau, đồng âm mà dị nghĩa: "chợ" (cái chợ), "chợ (giáo)" (người giúp việc cho thầy giáo).
Trên sóng đài truyền hình VN (VTV) hiện nay, gặp nhan nhản lối phát âm: "cứu (giúp)" đọc thành "kíu (giúp)", "rộng (lớn)" đọc thành... "zộng (lớn)" (phát âm "r" gần như "z", "d"), "trong (lành)" thành "chong (lành)", lẫn lộn giữa "tr" và "ch"...
Chữ viết một đàng, phát âm một nẻo, lệch chuẩn chánh tả mười mươi mà nói đó là "giọng chuẩn quốc gia", quả thực, là đã đi quá xa của mọi sự khôi hài và kệch cỡm!
&4&
Tiếng Việt yêu quý của chúng ta đã sinh sôi, trở nên đa dạng và phong phú hẳn lên (về mặt phát âm, về từ vựng) trong suốt tiến trình mở cõi của Đàng Trong tới tận Cà Mau.
Khái niệm "giọng chuẩn quốc gia", kỳ thực, là dựa trên lập luận "Monocentric language" (hệ thống nhứt tâm, chỉ có một hệ thống chuẩn hóa ngôn ngữ, thường lấy phương ngữ của thủ đô làm trung tâm). Đó là khái niệm đã trở nên cũ kỹ, bốc mùi lạc hậu – quí bạn có biết?
Khuynh hướng hiện đại của ngôn ngữ là "Pluricentric language" (hệ thống đa trung tâm, có nhiều trung tâm chuẩn hóa ngôn ngữ trong một quốc gia).
Một quốc gia càng phát triển thì xu hướng "đa trung tâm" càng chiếm ưu thế.
Nghĩ gì về não trạng "chuẩn hóa" lạc hậu, sống ở thế kỷ 21 mà đầu óc chưa ra khỏi lũy tre của thế kỷ 17?
Không gọi đó là NÃO TRẠNG ZOMBIE, não trạng của "xác sống" (cái xác biết đi biết nói) trong ngôn ngữ, thì biết gọi cái gì cho xứng hơn bây giờ !
---------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Chương MT
Hình ảnh: Kinh thành Huế, trung tâm phát triển của Đàng Trong, sau đó trở thành trung tâm chánh trị của cả nước vào thời Nhà Nguyễn. |
Xưa ơi là xưa, người ta có thể nói tới "giọng kinh đô Thăng Long" làm chuẩn; NHƯNG "giọng Hà Nội" sau này, nói luôn là hiện nay (2019), thì không còn xứng làm chuẩn! Vậy, vì sao vẫn còn ngộ nhận về cái gọi là "giọng chuẩn quốc gia"? Là do không hiểu qui luật sinh thành của ngôn ngữ (qui luật ngôn ngữ KHÔNG đồng nhứt với sinh hoạt chánh trị).
&1&
Nhắc lại chuyện xưa rích. Vào năm 1010, việc dời đô từ Hoa Lư đến Thăng Long chỉ cần một tờ chiếu chỉ, là thiết lập được đầu não chánh trị ngay lập tức. NHƯNG, phải trải qua một tiến trình sàng lọc mất cả trăm năm thì mới có thể nói tới "một giọng chuẩn quốc gia" tươm tất. Bởi vì khi được chọn làm kinh đô, ắt có sự thu hút tinh hoa từ nhiều ngành nghề trong cả nước; có sự giao thoa, học hỏi qua lại, trong đó gồm cả việc sử dụng ngôn ngữ theo dòng chảy thời gian...
Thăng Long trở thành kinh đô cả nước trong suốt sáu thế kỷ (kể từ lúc định đô vào đầu thế kỷ 11 cho đến khi xảy ra chia đôi Đàng Trong / Đàng Ngoài vào đầu thế kỷ 17), rất dài để chắt lọc, trong đó có ngôn ngữ.
&2&
Tới khi phân chia Đàng Trong / Đàng Ngoài vào những thập niên đầu thế kỷ 17, Thăng Long chỉ còn là kinh đô của riêng Đàng Ngoài mà thôi, hoàn toàn chấm dứt vai trò kinh đô cả nước trên thực tế.
Quý bạn chú ý: mãi tới năm 1976, Hà Nội (tên sau này của Thăng Long) mới trở thành thủ đô cả nước trên thực tế. Độ cách biệt thời gian giữa một Thăng Long đánh mất vai trò kinh đô cả nước với một Hà Nội trở lại làm đầu não chánh trị toàn quốc, tính tròn số, là 350 năm!
GIÁN ĐOẠN NHỮNG BA THẾ KỶ RƯỠI không còn là kinh đô (thủ đô), không còn lợi thế của một trung tâm thu hút tinh hoa. Điều này dẫn tới hệ quả là mọi sự giao lưu & chắt lọc ngôn ngữ từ cả nước đổ về Thăng Long cũng đã trôi biền biệt mất hút… Ai biết được, ngày xưa rích, cách đây hơn 350 năm "giọng chuẩn Thăng Long" đọc ra làm sao ? Hôm nay, làm gì còn "giọng chuẩn Thăng Long" cách đây những 350 năm!
&3&
Trong khi đó, sự mở cõi Đàng Trong đã làm phong phú về mặt phát âm và từ vựng trong kho tàng tiếng Việt biết bao nhiêu mà kể.
Lấy một tỉ dụ nhỏ thôi. Người miền Nam phát âm phụ âm đầu "tr" (trong "trợ giáo") khác với phụ âm "ch" (trong "chợ"), trong khi giọng Hà Nội phát âm "tr" và "ch" hao nhau.
Thử tưởng tượng nếu nước Việt chúng ta không mở cõi, không có Nam Kỳ lục tỉnh, lúc đó ắt không xuất hiện phụ âm đầu "tr" trong cách phát âm. Thành thử khi phát âm "chợ", chúng ta buộc phải viết ít nhứt hai chữ giống nhau, đồng âm mà dị nghĩa: "chợ" (cái chợ), "chợ (giáo)" (người giúp việc cho thầy giáo).
Trên sóng đài truyền hình VN (VTV) hiện nay, gặp nhan nhản lối phát âm: "cứu (giúp)" đọc thành "kíu (giúp)", "rộng (lớn)" đọc thành... "zộng (lớn)" (phát âm "r" gần như "z", "d"), "trong (lành)" thành "chong (lành)", lẫn lộn giữa "tr" và "ch"...
Chữ viết một đàng, phát âm một nẻo, lệch chuẩn chánh tả mười mươi mà nói đó là "giọng chuẩn quốc gia", quả thực, là đã đi quá xa của mọi sự khôi hài và kệch cỡm!
&4&
Tiếng Việt yêu quý của chúng ta đã sinh sôi, trở nên đa dạng và phong phú hẳn lên (về mặt phát âm, về từ vựng) trong suốt tiến trình mở cõi của Đàng Trong tới tận Cà Mau.
Khái niệm "giọng chuẩn quốc gia", kỳ thực, là dựa trên lập luận "Monocentric language" (hệ thống nhứt tâm, chỉ có một hệ thống chuẩn hóa ngôn ngữ, thường lấy phương ngữ của thủ đô làm trung tâm). Đó là khái niệm đã trở nên cũ kỹ, bốc mùi lạc hậu – quí bạn có biết?
Khuynh hướng hiện đại của ngôn ngữ là "Pluricentric language" (hệ thống đa trung tâm, có nhiều trung tâm chuẩn hóa ngôn ngữ trong một quốc gia).
Một quốc gia càng phát triển thì xu hướng "đa trung tâm" càng chiếm ưu thế.
Nghĩ gì về não trạng "chuẩn hóa" lạc hậu, sống ở thế kỷ 21 mà đầu óc chưa ra khỏi lũy tre của thế kỷ 17?
Không gọi đó là NÃO TRẠNG ZOMBIE, não trạng của "xác sống" (cái xác biết đi biết nói) trong ngôn ngữ, thì biết gọi cái gì cho xứng hơn bây giờ !
---------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Chương MT
Không có nhận xét nào