Một công nhân ExxonMobil nhìn ra biển. Nguồn: Facebook/ Asia Times |
Tin đồn hay không phải tin đồn
Những lo ngại về việc Exxon Mobil rút khỏi mỏ khí đốt Cá Voi xanh được giải tỏa phần nào, sau khi có tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam, rằng không có gì thay đổi trong dự án này, và nhất là sau khi BBC Việt ngữ đưa ra bài phỏng vấn một viên chức cao cấp của ngành dầu khí Việt Nam, rằng Exxon đang cố gắng thương lượng vấn đề giá cả.
Những người lo ngại về tin đồn Exxon rút lui có lý do quan trọng, nhất là họ lo ngại mất đi sự hiện diện của người Mỹ ngoài khơi Việt Nam. Cảm xúc này không những có ở những người Việt Nam bình thường, mà còn có cả những quan chức ngành dầu khí của Việt Nam nữa.
Dầu khí là một ngành kinh tế của Việt Nam, vốn tiếp xúc với phương Tây ngay từ thời Việt Nam chưa cải cách kinh tế. Lúc đó là công ty nhà nước Liên doanh dầu khí Việt – Xô, một sự hợp tác khai thác chung mỏ dầu Bạch Hổ giữa Việt Nam và đồng minh cộng sản Liên Xô, khi nó chưa bị sụp đổ. Tham gia những dịch vụ kỹ thuật cho việc khai thác mỏ Bạch Hổ có nhiều công ty của Tây phương, đơn giản là vì Liên Xô không có nhiều kỹ thuật để khai thác dầu mỏ ở biển (vào thời điểm đó) như phương Tây.
Sự hiện diện của người Mỹ ngoài khơi Việt Nam là một sự trấn an, chống lại mối lo ngại sự xâm lấn của người Tàu. Lý lẽ này được đưa ra trong bài viết của tác giả Tim Daiss từ Đài Bắc trên báo Asia Times. Bài viết mang tựa đề là: “Những lý do có thể làm Exxon rời Việt Nam” (All the reasons ExxonMobil may leave Vietnam). Theo tác giả, những người Việt bên trong Việt Nam lo ngại sự rút đi của Exxon là một chiến thắng nữa cho kẻ thù phương Bắc của họ.
Một chuyên gia về Việt Nam là ông Carl Thayer, được Asia Times trích lời, đã đưa ra giả định nhiều lý do cho tin đồn về sự rút lui, nếu có của Exxon: Tàu làm áp lực cho cả Việt Nam và Exxon, Exxon đang tái cấu trúc trên phạm vi toàn cầu, Exxon và Việt Nam không thỏa thuận được với nhau về giá cả.
Trên hết, ông Thayer giả định rằng tin đồn là sai. Nhưng ngay từ khi tin đồn được tung ra, ông Carl Thayer khá bối rối khi trả lời BBC Việt ngữ, rằng ông không có tin tức gì nhiều. Nếu theo dõi những ý kiến của ông suốt 10 ngày qua, chúng ta không khỏi có cảm giác rằng ông vẫn còn bối rối.
Một chuyên gia được xem như có nhiều nguồn tin nội bộ bên trong Việt Nam như ông Thayer lại không tìm được nguồn nào khẳng định tin đồn có thật hay không, đưa ra một suy luận rằng, lời đồn đãi này đến từ những cấp bậc cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) mà những nguồn tin nội bộ của ông Thayer không với tới.
Điều đó càng có phần chắc hơn nữa khi tin đồn đó được khẳng định bởi một cây viết rất gần gũi các phe phái chính trị Việt Nam là ông Huy Đức.
Cách đây hơn 2 năm, trước khi ông Đinh La Thăng, sếp cũ của Tập đoàn dầu khí bị bắt, ông Huy Đức đã đưa ra những số liệu kinh tế rất chi tiết về những thiệt hại tài chính mà ông Thăng gây ra. Người đọc sẽ tự hỏi, cũng như một nhà báo Việt Nam nói với tôi, làm sao mà ông Huy Đức lại có những kiến thức để phân tích một cách chi tiết những số liệu về kinh tế như thế. Người ta cho rằng ông Huy Đức nhận được những phân tích ấy từ cấp cao nào đó của ĐCSVN.
Lần này, trước khi ông Huy Đức dùng Facebook khẳng định tin đồn Exxon rút khỏi mỏ Cá Voi xanh, hồi thứ hai tuần trước, thì trước đó mấy ngày, một nguồn tin thân cận với giới ngoại giao Việt Nam cũng cho người viết bài này biết tin đồn đó.
Một nửa sự thật
Tôi tạm đưa ra giả thuyết như sau: Những khó khăn về tài chính của Exxon là có thật, dẫn đến việc họ thương lượng với Hà Nội cũng là có thật. Nhưng theo như những gì mà viên chức dầu khí của Việt Nam trả lời BBC, thì cả hai bên đều có thật tâm hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề, chẳng hạn như sửa đổi luật dầu khí của Việt Nam.
Việc người Tàu mong muốn các quốc gia Đông Nam Á không hợp tác với ai khác ngoài họ, trong chuyện khai thác dầu mỏ ngoài biển, cũng có thật.
Từ những sự thật đó, phe mong muốn có sự xích lại gần Mỹ hơn nữa đã tung ra tin đồn Exxon rút lui, làm khuấy động mạng xã hội, gây áp lực lên phe tạm gọi là ý thức hệ bảo thủ, không muốn thân phương Tây, thậm chí muốn thân Tàu.
Hiện mọi người đang bàn tán với nhau là ông Tổng bí thư ĐCSVN, kiêm Chủ tịch nước, Nguyễn Phú Trọng có sang Mỹ hay không? Rồi nếu sang thì ông có ký thỏa thuận với Mỹ về nâng cấp quan hệ hai bên lên hàng chiến lược hay không?
Ông Trọng, với nhiều phát biểu mang tính giáo điều cộng sản của ông, thường bị cho là thuộc lớp bảo thủ thân Tàu. Nhưng một nhà quan sát người Việt tại Mỹ là ông Vuving có nói rằng, chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của ông Trọng tới Mỹ dưới thời Tổng thống Obama đã thay đổi tất cả.
Người Mỹ ra dấu với ông Trọng, rằng chúng tôi không làm gì ông và đảng của ông cả. Và dĩ nhiên ông Trọng cũng đã an tâm hơn về người Mỹ từ dạo ấy.
Nếu chúng ta hỏi rằng trong vụ án Đinh La Thăng, ông Huy Đức đã lấy tin từ phe nào muốn tấn công ông Thăng (và gián tiếp là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng), thì không khó để tìm ra câu trả lời. Chẳng phải ông Trọng đang được mệnh danh là “người đốt lò” vĩ đại đó sao?
Vậy có hay không cái tam giác: Nguyễn Phú Trọng-Cá Voi xanh-Huy Đức?
Và phải chăng cái tam giác này đang chịu sự tấn công của các phần tử thân Tàu trong ĐCSVN?
Và cái trục này đã phải ra đòn tấn công bằng cách khuấy động cảm xúc yêu nước của người Việt Nam?
Dù có là tin đồn hay không, có phải là kèn cựa phe phái chính trị hay không, thì sự kiện Cá Voi xanh cũng cho thấy một điều hiển nhiên là niềm hy vọng lớn lao của nhiều người Việt Nam vào phương Tây và ý chí muốn thoát khỏi mọi ảnh hưởng từ phương Bắc.
Jackhammer Nguyễn
Những lo ngại về việc Exxon Mobil rút khỏi mỏ khí đốt Cá Voi xanh được giải tỏa phần nào, sau khi có tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam, rằng không có gì thay đổi trong dự án này, và nhất là sau khi BBC Việt ngữ đưa ra bài phỏng vấn một viên chức cao cấp của ngành dầu khí Việt Nam, rằng Exxon đang cố gắng thương lượng vấn đề giá cả.
Những người lo ngại về tin đồn Exxon rút lui có lý do quan trọng, nhất là họ lo ngại mất đi sự hiện diện của người Mỹ ngoài khơi Việt Nam. Cảm xúc này không những có ở những người Việt Nam bình thường, mà còn có cả những quan chức ngành dầu khí của Việt Nam nữa.
Dầu khí là một ngành kinh tế của Việt Nam, vốn tiếp xúc với phương Tây ngay từ thời Việt Nam chưa cải cách kinh tế. Lúc đó là công ty nhà nước Liên doanh dầu khí Việt – Xô, một sự hợp tác khai thác chung mỏ dầu Bạch Hổ giữa Việt Nam và đồng minh cộng sản Liên Xô, khi nó chưa bị sụp đổ. Tham gia những dịch vụ kỹ thuật cho việc khai thác mỏ Bạch Hổ có nhiều công ty của Tây phương, đơn giản là vì Liên Xô không có nhiều kỹ thuật để khai thác dầu mỏ ở biển (vào thời điểm đó) như phương Tây.
Sự hiện diện của người Mỹ ngoài khơi Việt Nam là một sự trấn an, chống lại mối lo ngại sự xâm lấn của người Tàu. Lý lẽ này được đưa ra trong bài viết của tác giả Tim Daiss từ Đài Bắc trên báo Asia Times. Bài viết mang tựa đề là: “Những lý do có thể làm Exxon rời Việt Nam” (All the reasons ExxonMobil may leave Vietnam). Theo tác giả, những người Việt bên trong Việt Nam lo ngại sự rút đi của Exxon là một chiến thắng nữa cho kẻ thù phương Bắc của họ.
Một chuyên gia về Việt Nam là ông Carl Thayer, được Asia Times trích lời, đã đưa ra giả định nhiều lý do cho tin đồn về sự rút lui, nếu có của Exxon: Tàu làm áp lực cho cả Việt Nam và Exxon, Exxon đang tái cấu trúc trên phạm vi toàn cầu, Exxon và Việt Nam không thỏa thuận được với nhau về giá cả.
Trên hết, ông Thayer giả định rằng tin đồn là sai. Nhưng ngay từ khi tin đồn được tung ra, ông Carl Thayer khá bối rối khi trả lời BBC Việt ngữ, rằng ông không có tin tức gì nhiều. Nếu theo dõi những ý kiến của ông suốt 10 ngày qua, chúng ta không khỏi có cảm giác rằng ông vẫn còn bối rối.
Một chuyên gia được xem như có nhiều nguồn tin nội bộ bên trong Việt Nam như ông Thayer lại không tìm được nguồn nào khẳng định tin đồn có thật hay không, đưa ra một suy luận rằng, lời đồn đãi này đến từ những cấp bậc cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) mà những nguồn tin nội bộ của ông Thayer không với tới.
Điều đó càng có phần chắc hơn nữa khi tin đồn đó được khẳng định bởi một cây viết rất gần gũi các phe phái chính trị Việt Nam là ông Huy Đức.
Cách đây hơn 2 năm, trước khi ông Đinh La Thăng, sếp cũ của Tập đoàn dầu khí bị bắt, ông Huy Đức đã đưa ra những số liệu kinh tế rất chi tiết về những thiệt hại tài chính mà ông Thăng gây ra. Người đọc sẽ tự hỏi, cũng như một nhà báo Việt Nam nói với tôi, làm sao mà ông Huy Đức lại có những kiến thức để phân tích một cách chi tiết những số liệu về kinh tế như thế. Người ta cho rằng ông Huy Đức nhận được những phân tích ấy từ cấp cao nào đó của ĐCSVN.
Lần này, trước khi ông Huy Đức dùng Facebook khẳng định tin đồn Exxon rút khỏi mỏ Cá Voi xanh, hồi thứ hai tuần trước, thì trước đó mấy ngày, một nguồn tin thân cận với giới ngoại giao Việt Nam cũng cho người viết bài này biết tin đồn đó.
Một nửa sự thật
Tôi tạm đưa ra giả thuyết như sau: Những khó khăn về tài chính của Exxon là có thật, dẫn đến việc họ thương lượng với Hà Nội cũng là có thật. Nhưng theo như những gì mà viên chức dầu khí của Việt Nam trả lời BBC, thì cả hai bên đều có thật tâm hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề, chẳng hạn như sửa đổi luật dầu khí của Việt Nam.
Việc người Tàu mong muốn các quốc gia Đông Nam Á không hợp tác với ai khác ngoài họ, trong chuyện khai thác dầu mỏ ngoài biển, cũng có thật.
Từ những sự thật đó, phe mong muốn có sự xích lại gần Mỹ hơn nữa đã tung ra tin đồn Exxon rút lui, làm khuấy động mạng xã hội, gây áp lực lên phe tạm gọi là ý thức hệ bảo thủ, không muốn thân phương Tây, thậm chí muốn thân Tàu.
Hiện mọi người đang bàn tán với nhau là ông Tổng bí thư ĐCSVN, kiêm Chủ tịch nước, Nguyễn Phú Trọng có sang Mỹ hay không? Rồi nếu sang thì ông có ký thỏa thuận với Mỹ về nâng cấp quan hệ hai bên lên hàng chiến lược hay không?
Ông Trọng, với nhiều phát biểu mang tính giáo điều cộng sản của ông, thường bị cho là thuộc lớp bảo thủ thân Tàu. Nhưng một nhà quan sát người Việt tại Mỹ là ông Vuving có nói rằng, chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của ông Trọng tới Mỹ dưới thời Tổng thống Obama đã thay đổi tất cả.
Người Mỹ ra dấu với ông Trọng, rằng chúng tôi không làm gì ông và đảng của ông cả. Và dĩ nhiên ông Trọng cũng đã an tâm hơn về người Mỹ từ dạo ấy.
Nếu chúng ta hỏi rằng trong vụ án Đinh La Thăng, ông Huy Đức đã lấy tin từ phe nào muốn tấn công ông Thăng (và gián tiếp là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng), thì không khó để tìm ra câu trả lời. Chẳng phải ông Trọng đang được mệnh danh là “người đốt lò” vĩ đại đó sao?
Vậy có hay không cái tam giác: Nguyễn Phú Trọng-Cá Voi xanh-Huy Đức?
Và phải chăng cái tam giác này đang chịu sự tấn công của các phần tử thân Tàu trong ĐCSVN?
Và cái trục này đã phải ra đòn tấn công bằng cách khuấy động cảm xúc yêu nước của người Việt Nam?
Dù có là tin đồn hay không, có phải là kèn cựa phe phái chính trị hay không, thì sự kiện Cá Voi xanh cũng cho thấy một điều hiển nhiên là niềm hy vọng lớn lao của nhiều người Việt Nam vào phương Tây và ý chí muốn thoát khỏi mọi ảnh hưởng từ phương Bắc.
Jackhammer Nguyễn
(Tiếng Dân)
Không có nhận xét nào