Ý kiến về khả năng Việt-Mỹ trở thành đối tác chiến lược khi hai nước có nhiều khác biệt về thể chế chính trị và nhân quyền.
Vài tháng qua đã có nhiều thảo luận về khả năng Hoa Kỳ-Việt Nam nâng tầm mối quan hệ từ "đối tác toàn diện" lên thành "đối tác chiến lược". Dưới đây là một số nhận định tiêu biểu.
Một số quan ngại
Theo ông Prashanth Parameswaran, tác giả bài viết hôm 12/9 trên The Diplomat, mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã tốt hơn nhiều so với thời chiến tranh Việt Nam. Hai nước bình thường hóa quan hệ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và tiếp tục duy trì tốt dưới thời Obama. Việc nâng tầm quan hệ Mỹ-Việt có ý nghĩa lớn với các nhà hoạch định chính sách cả hai nước. Nó phản ánh nỗ lực của Washington trong việc mở rộng mạng lưới các đồng minh và đối tác tại châu Á - Thái Bình Dương và tầm quan trọng của Việt Nam trong mạng lưới này, đồng thời nhấn mạnh cơ hội và thách thức mà Hà Nội phải cân nhắc.
Việc Mỹ-Việt nâng tầm quan hệ có thể có ý nghĩa lớn hơn là bản thân mối quan hệ này, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ - Trung Quốc tăng cường cạnh tranh về quyền lực trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và vai trò của Việt Nam trong các vấn đề như Biển Đông - nơi mà Trung Quốc ngày càng lấn lướt và Hà Nội chịu áp lực ngày càng lớn.
Mỹ gần đây đã tăng cường các hoạt động hợp tác với Việt Nam. Năm 2018, Mỹ mang hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tới Việt Nam. Năm nay, Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng dự kiến có chuyến công du Mỹ vào tháng 10/2019. Tuy nhiên, thực tế là Việt Nam và Mỹ vẫn có nhiều khác biệt trong nhiều lĩnh vực, từ thể chế tới quan điểm về nhân quyền. Việt Nam và Mỹ cũng có khác biệt trong quan điểm đối với vấn đề thương mại hoặc vấn đề Bắc Hàn - điều khiến quan hệ hai nước từng có vẻ khó 'toàn diện', chứ chưa nói đến 'chiến lược'. Chính vì thế, các cuộc thảo luận để nâng tầm mối quan hệ Mỹ - Việt cũng bao gồm cả các quan ngại, ông Prashanth Parameswaran bình luận.
Các nhà hoạch định chính sách sẽ cần cân nhắc các yếu tố quan trọng này để tính toán được mất khi nâng tầm mối quan hệ. Chẳng hạn, không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đã thấy Việt Nam trì hoãn một số hoạt động liên quan đến quốc phòng với Hoa Kỳ bất chấp những lợi ích có thể thấy rõ, vẫn theo tác giả Prashanth Parameswaran.
Các quan ngại nói trên không có nghĩa Việt Nam - Hoa Kỳ không mong muốn hoặc không thể nâng tầng hợp tác. Nhưng nó có nghĩa rằng cả Mỹ và Việt Nam cần đảm bảo rằng các vấn đề thực tế giữa hai nước phù hợp với bất cứ tầm mức quan hệ nào mà họ lựa chọn. Quan trọng nữa là, việc điều chỉnh tên gọi của mối quan hệ chỉ có giá trị khi cả hai bên cùng cam kết nỗ lực để biến tiềm năng hợp tác thành sự hợp tác trên thực tế.
Mỹ gửi tín hiệu 'hỗn hợp'
Nhà báo David Hutt, cũng về đề tài này, trên Asia Times lại cho rằng Mỹ gửi những tín hiệu không thống nhất đến Việt Nam, nói năm nay, Mỹ lên tiếng cáo buộc Trung Quốc có hành động 'bắt nạt' nước láng giềng Việt Nam. Mỹ cũng ngỏ ý "muốn củng cố mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Hà Nội, mặc dù Việt Nam vẫn tỏ ra thận trọng và vẫn duy trì các chính sách ngoại giao không cam kết,"
David Hutt cũng nhắc tới tin đồn gần đây rằng công ty dầu khí Mỹ ExxonMobil đang tìm cách rút dự án Cá Voi Xanh trị giá hàng tỷ đô la khỏi Việt Nam, và bình luận rằng: Nếu thực sự ExxonMobil rút - cứ cho là vì lý do tài chính chứ không phải địa chính trị - thì đây cũng là một cú nốc ao vào mối quan hệ Mỹ-Việt ở giai đoạn mang tính bước ngoặt. Hơn bao giờ hết, Hà Nội hiện đang tìm kiếm các cam kết từ Washington rằng họ sẽ đứng về phía mình trong bất kỳ cuộc xung đột có vũ trang nào với Trung Quốc trên Biển Đông.
Mỹ, tuy thế, đang gửi tín hiệu 'hỗn hợp'. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nảy nở dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã hai lần đến thăm Việt Nam và hiếm khi chỉ trích điều gì về đất nước được coi là vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất Đông Nam Á này, vẫn theo David Hutt. Nhưng ông Trump, bên cạnh đó, lại cũng rất phiền lòng với việc Việt Nam trở thành nơi sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng Trung Quốc nằm trong diện bị Mỹ đánh thuế, để trốn thuế. Ông Trump, hồi tháng Sáu đã gọi Việt Nam là nước 'lạm dụng tồi tệ nhất' trong một cuộc phỏng vấn truyền hình.
Tuy nhiên, chính quyền của ông Trung cũng lại phản ứng quyết liệt khi Trung Quốc mang tàu vào khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói Trung Quốc đã thực hiện một loạt các động thái hung hăng để can thiệp các hoạt động kinh tế lâu đời của Việt Nam.
"Việt-Mỹ đã hợp tác chiến lược nhiều mặt, trừ tên gọi"
Trong khi đó, tác giả Đoàn Xuân Lộc viết trên Asia Times, một yếu tố quan trọng của chính sách đối ngoại của Hà Nội là không liên minh. Để giúp đất nước tăng cường quan hệ ngoại giao, kinh tế và an ninh với các đối tác liên quan, chính phủ Việt Nam, do đó, đã tìm cách xây dựng một mạng lưới quan hệ đối tác. "Quan hệ đối tác toàn diện" là nấc thấp nhất trong mạng lưới này.
Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập "quan hệ đối tác toàn diện" tháng 7/2013. Như vậy, Việt Nam đứng sau Philippines, Thái Lan, Indonesia và Singapore - các đối tác chiến lược của Hoa Kỳ trong khu vực - về tầm quan trọng đối với Washington.
Trong khi đó, Việt Nam đã nâng tầm "quan hệ chiến lược" với 16 nước gồm Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc và Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Anh (2010), Đức (2011), Pháp, Indonesia, Ý, Singapore và Thái Lan ( 2013), Malaysia và Philippines (2015) và Úc (2017).
Trong ngôn ngữ ngoại giao của Hà Nội, tất nhiên, Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất của Việt Nam, trong khi Mỹ là một trong những quốc gia ít quan trọng nhất. Trên giấy tờ, mối "quan hệ đối tác toàn diện" của Việt Nam với Mỹ - nền kinh tế và quân sự lớn nhất thế giới - thậm chí còn xếp sau quan hệ "đối tác toàn diện" của Việt Nam với Myanmar - được thiết lập năm 2017.
Nhưng trên thực tế, Mỹ là đối tác quan trọng thứ hai của Việt Nam. Ở nhiều khía cạnh, Mỹ cũng quan trọng không kém Trung Quốc. Và Hà Nội hiểu rằng có một mối quan hệ khỏe mạnh với Mỹ mang tính sống còn với đất nước, giúp ổn định sự phát triển và tránh quá phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, ông Đoàn Xuân Lộc nhận định.
Hiện nay, sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông là một trong các yếu tố chính để Việt Nam tìm cách thắt chặt quan hệ với Mỹ, đặc biệt trong an ninh quốc phòng.
Nhìn chung, mặc dù vẫn có những khác biệt nhất định, đặc biệt là về các quyền tự do chính trị và nhân quyền, lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng phù hợp với nhau. Đối Việt Nam, mối quan hệ với Mỹ hiện tại về cơ bản là chiến lược trong nhiều lĩnh vực quan trọng, như an ninh và quốc phòng, mặc dù về tên gọi nó mới chỉ là "quan hệ đối tác toàn diện", vẫn theo tác giả Đoàn Xuân Lộc.
BBC News
Bản quyền hình ảnh LUONG THAI /Getty Images Image caption Ông Donald Trump và ông Nguyễn Phú Trọng bắt tay trước thềm Thượng đỉnh Trump-Kim ở Hà Nội hôm 27/2/2019 |
Vài tháng qua đã có nhiều thảo luận về khả năng Hoa Kỳ-Việt Nam nâng tầm mối quan hệ từ "đối tác toàn diện" lên thành "đối tác chiến lược". Dưới đây là một số nhận định tiêu biểu.
Một số quan ngại
Theo ông Prashanth Parameswaran, tác giả bài viết hôm 12/9 trên The Diplomat, mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã tốt hơn nhiều so với thời chiến tranh Việt Nam. Hai nước bình thường hóa quan hệ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và tiếp tục duy trì tốt dưới thời Obama. Việc nâng tầm quan hệ Mỹ-Việt có ý nghĩa lớn với các nhà hoạch định chính sách cả hai nước. Nó phản ánh nỗ lực của Washington trong việc mở rộng mạng lưới các đồng minh và đối tác tại châu Á - Thái Bình Dương và tầm quan trọng của Việt Nam trong mạng lưới này, đồng thời nhấn mạnh cơ hội và thách thức mà Hà Nội phải cân nhắc.
Việc Mỹ-Việt nâng tầm quan hệ có thể có ý nghĩa lớn hơn là bản thân mối quan hệ này, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ - Trung Quốc tăng cường cạnh tranh về quyền lực trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và vai trò của Việt Nam trong các vấn đề như Biển Đông - nơi mà Trung Quốc ngày càng lấn lướt và Hà Nội chịu áp lực ngày càng lớn.
Mỹ gần đây đã tăng cường các hoạt động hợp tác với Việt Nam. Năm 2018, Mỹ mang hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tới Việt Nam. Năm nay, Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng dự kiến có chuyến công du Mỹ vào tháng 10/2019. Tuy nhiên, thực tế là Việt Nam và Mỹ vẫn có nhiều khác biệt trong nhiều lĩnh vực, từ thể chế tới quan điểm về nhân quyền. Việt Nam và Mỹ cũng có khác biệt trong quan điểm đối với vấn đề thương mại hoặc vấn đề Bắc Hàn - điều khiến quan hệ hai nước từng có vẻ khó 'toàn diện', chứ chưa nói đến 'chiến lược'. Chính vì thế, các cuộc thảo luận để nâng tầm mối quan hệ Mỹ - Việt cũng bao gồm cả các quan ngại, ông Prashanth Parameswaran bình luận.
Các nhà hoạch định chính sách sẽ cần cân nhắc các yếu tố quan trọng này để tính toán được mất khi nâng tầm mối quan hệ. Chẳng hạn, không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đã thấy Việt Nam trì hoãn một số hoạt động liên quan đến quốc phòng với Hoa Kỳ bất chấp những lợi ích có thể thấy rõ, vẫn theo tác giả Prashanth Parameswaran.
Các quan ngại nói trên không có nghĩa Việt Nam - Hoa Kỳ không mong muốn hoặc không thể nâng tầng hợp tác. Nhưng nó có nghĩa rằng cả Mỹ và Việt Nam cần đảm bảo rằng các vấn đề thực tế giữa hai nước phù hợp với bất cứ tầm mức quan hệ nào mà họ lựa chọn. Quan trọng nữa là, việc điều chỉnh tên gọi của mối quan hệ chỉ có giá trị khi cả hai bên cùng cam kết nỗ lực để biến tiềm năng hợp tác thành sự hợp tác trên thực tế.
Mỹ gửi tín hiệu 'hỗn hợp'
Nhà báo David Hutt, cũng về đề tài này, trên Asia Times lại cho rằng Mỹ gửi những tín hiệu không thống nhất đến Việt Nam, nói năm nay, Mỹ lên tiếng cáo buộc Trung Quốc có hành động 'bắt nạt' nước láng giềng Việt Nam. Mỹ cũng ngỏ ý "muốn củng cố mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Hà Nội, mặc dù Việt Nam vẫn tỏ ra thận trọng và vẫn duy trì các chính sách ngoại giao không cam kết,"
David Hutt cũng nhắc tới tin đồn gần đây rằng công ty dầu khí Mỹ ExxonMobil đang tìm cách rút dự án Cá Voi Xanh trị giá hàng tỷ đô la khỏi Việt Nam, và bình luận rằng: Nếu thực sự ExxonMobil rút - cứ cho là vì lý do tài chính chứ không phải địa chính trị - thì đây cũng là một cú nốc ao vào mối quan hệ Mỹ-Việt ở giai đoạn mang tính bước ngoặt. Hơn bao giờ hết, Hà Nội hiện đang tìm kiếm các cam kết từ Washington rằng họ sẽ đứng về phía mình trong bất kỳ cuộc xung đột có vũ trang nào với Trung Quốc trên Biển Đông.
Mỹ, tuy thế, đang gửi tín hiệu 'hỗn hợp'. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nảy nở dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã hai lần đến thăm Việt Nam và hiếm khi chỉ trích điều gì về đất nước được coi là vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất Đông Nam Á này, vẫn theo David Hutt. Nhưng ông Trump, bên cạnh đó, lại cũng rất phiền lòng với việc Việt Nam trở thành nơi sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng Trung Quốc nằm trong diện bị Mỹ đánh thuế, để trốn thuế. Ông Trump, hồi tháng Sáu đã gọi Việt Nam là nước 'lạm dụng tồi tệ nhất' trong một cuộc phỏng vấn truyền hình.
Tuy nhiên, chính quyền của ông Trung cũng lại phản ứng quyết liệt khi Trung Quốc mang tàu vào khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói Trung Quốc đã thực hiện một loạt các động thái hung hăng để can thiệp các hoạt động kinh tế lâu đời của Việt Nam.
"Việt-Mỹ đã hợp tác chiến lược nhiều mặt, trừ tên gọi"
Trong khi đó, tác giả Đoàn Xuân Lộc viết trên Asia Times, một yếu tố quan trọng của chính sách đối ngoại của Hà Nội là không liên minh. Để giúp đất nước tăng cường quan hệ ngoại giao, kinh tế và an ninh với các đối tác liên quan, chính phủ Việt Nam, do đó, đã tìm cách xây dựng một mạng lưới quan hệ đối tác. "Quan hệ đối tác toàn diện" là nấc thấp nhất trong mạng lưới này.
Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập "quan hệ đối tác toàn diện" tháng 7/2013. Như vậy, Việt Nam đứng sau Philippines, Thái Lan, Indonesia và Singapore - các đối tác chiến lược của Hoa Kỳ trong khu vực - về tầm quan trọng đối với Washington.
Trong khi đó, Việt Nam đã nâng tầm "quan hệ chiến lược" với 16 nước gồm Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc và Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Anh (2010), Đức (2011), Pháp, Indonesia, Ý, Singapore và Thái Lan ( 2013), Malaysia và Philippines (2015) và Úc (2017).
Trong ngôn ngữ ngoại giao của Hà Nội, tất nhiên, Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất của Việt Nam, trong khi Mỹ là một trong những quốc gia ít quan trọng nhất. Trên giấy tờ, mối "quan hệ đối tác toàn diện" của Việt Nam với Mỹ - nền kinh tế và quân sự lớn nhất thế giới - thậm chí còn xếp sau quan hệ "đối tác toàn diện" của Việt Nam với Myanmar - được thiết lập năm 2017.
Nhưng trên thực tế, Mỹ là đối tác quan trọng thứ hai của Việt Nam. Ở nhiều khía cạnh, Mỹ cũng quan trọng không kém Trung Quốc. Và Hà Nội hiểu rằng có một mối quan hệ khỏe mạnh với Mỹ mang tính sống còn với đất nước, giúp ổn định sự phát triển và tránh quá phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, ông Đoàn Xuân Lộc nhận định.
Hiện nay, sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông là một trong các yếu tố chính để Việt Nam tìm cách thắt chặt quan hệ với Mỹ, đặc biệt trong an ninh quốc phòng.
Nhìn chung, mặc dù vẫn có những khác biệt nhất định, đặc biệt là về các quyền tự do chính trị và nhân quyền, lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng phù hợp với nhau. Đối Việt Nam, mối quan hệ với Mỹ hiện tại về cơ bản là chiến lược trong nhiều lĩnh vực quan trọng, như an ninh và quốc phòng, mặc dù về tên gọi nó mới chỉ là "quan hệ đối tác toàn diện", vẫn theo tác giả Đoàn Xuân Lộc.
BBC News
Không có nhận xét nào