Header Ads

  • Breaking News

    Trung Quốc 'sẽ còn gây sức ép' với các dự án dầu khí VN


    Một chuyên gia quan sát tình hình Biển Đông nói sau vụ Bãi Tư Chính và Rosneft sẽ đến lượt dự án của Việt Nam với ExxonMobil bị Trung Quốc gây sức ép.
    Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Trung Quốc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có các tàu 'nghiên cứu' Hải Dương Địa Chất, đưa vào các khu vực đang có 'tranh chấp' hoặc 'biến thành tranh chấp' ở Biển Đông và khu vực

    Hôm 10/9, Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát từ Úc thừa nhận với BBC News Tiếng Việt rằng ông không có thông tin để đánh giá có phải tập đoàn Mỹ ExxonMobil "muốn bán cổ phần trong dự án Cá Voi Xanh".

    Cây bút người Việt nổi tiếng, Huy Đức, hôm 9/9 đăng status trên Facebook: "ExxonMobil (US) bỏ cuộc! Trước sức ép của Tập các siêu cường đều bỏ mặc: UK (BP 2007), Nga 16, TBN (2018)…Xoay trục về đâu."

    Trên trang Facebook chính thức của ExxonMobil Việt Nam, người quản trị trang này viết trong một comment ngày 9/9: "ExonMobil Vietnam xin chào và cảm ơn bạn đã dành sự quan tâm cho Dự án Cá Voi Xanh. Hiện chúng tôi vẫn đang triển khai Dự án Cá Voi Xanh và sẽ không đưa ra ý kiến đối với những nguồn tin không chính thống."

    Trong khi đó, theo ông Carl Thayer, trả lời BBC hôm 10/09/2019 qua điện thư, một quan chức Việt Nam cho ông hay hôm 13/08 rằng sau vụ Tư Chính và Rosneft, sẽ đến lượt dự án Cá Voi Xanh (Blue Whale) bị Trung Quốc để ý đến.

    Bill Hayton: 'Cá Voi Xanh chặn Đường Lưỡi Bò'

    Bãi Tư Chính: TQ 'đẩy vấn đề' tinh vi hơn

    "Đối đầu" giữa các tàu TQ và VN lại xảy ra ở Biển Đông

    Bãi Tư Chính: TQ 'đẩy vấn đề' tinh vi hơn

    "Rất có khả năng Trung Quốc sẽ theo đuổi chính sách hai mũi. Họ sẽ gây sức ép với Việt Nam bằng cách quấy nhiễu các dự án khai thác dầu khí của Rosneft Vietnam ở lô 06/01. Và họ cũng sẽ gây sức ép để Việt Nam bắt đầu thảo luận về khai thác chung với Trung Quốc."

    "Nếu không thỏa mãn với tiến triển đó, Trung Quốc sẽ gây ra các vụ khiêu khích ở những lô dầu của ExxonMobil ở mỏ Cá Voi Xanh, nằm gần Đường chín đoạn."

    Một nguồn tin gần với giới khai thác dầu khí ở Biển Đông cho BBC hay hôm 10/09 rằng người này mới chỉ nghe "dự án Cá Voi Xanh đang tiếp tục được triển khai" bình thường.

    Hôm 9/9, trang Zing.vn đưa tin phó bí thư Đảng ủy PVN Nguyễn Xuân Cảnh cho biết một số dự án dầu khí như Cá Voi Xanh, Lô B vì vướng cơ chế mà chậm trễ, từ đó hiệu quả dự án không còn như trước.

    Dự án dầu khí Cá Voi Xanh được ông Nguyễn Xuân Cảnh nhắc đến tại hội nghị Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương ngày 9/9.

    "Các dự án như Cá Voi Xanh, Lô B như nồi cơm của PVN, nồi cơm của tăng trưởng GDP và thu ngân sách. Nhưng vướng cơ chế nọ, cơ chế kia nên bị chậm trễ hết rồi", ông Cảnh nói.

    Được biết, các việc bán, nhượng lại cổ phần của các tập đoàn dầu khí quốc tế đều diễn ra trong thời gian dài, đi kèm với việc tìm bên mua mới.

    Ngoài ra, việc đặt, di chuyển các dàn khoan đều cần thông báo hàng hải quốc tế công bố công khai nhiều tuần trước khi xảy ra.

    Do đó, việc một dự án lớn "rút đi", khỏi vùng biển của Việt Nam hay nước nào khác đều không thể xảy ra tức thời, như một số suy đoán trên mạng xã hội tiếng Việt.

    Chuyện không mới nhưng cơ sở hạ tầng của TQ thì mới

    Việc Trung Quốc gây sức ép với Việt Nam và đối tác nước ngoài khai thác dầu khí ở Biển Đông không phải là mới.

    Hồi tháng 6/2017, trả lời BBC Tiếng Việt, ông Bill Hayton, tác giả cuốn "Biển Đông: Cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á" (2014), hiện ở Anh Quốc, nhận định:

    "Trung Quốc quan ngại về hai dự án khai thác ngoài khơi cụ thể của Việt Nam. Đó là dự án Mỏ Cá Voi Xanh của ExxonMobil trong lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, và dự án Cá Rồng Đỏ ở lô 136-03 hợp tác với Talisman."

    Vào thời điểm đó, ông Hayton cho rằng "Trung Quốc không sẵn sàng gây đối đầu vào thời điểm hiện nay, vì sắp diễn ra Đại hội Đảng tại Bắc Kinh [cuối 2017-BBC]".

    Ngoài ra, "các căn cứ đảo nhân tạo của Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng", để tạo sự hỗ trợ cho các hoạt động sâu về phía Nam của Biển Đông.

    Còn nay, các công trình này đều đã hoàn tất và gần đây nhất, tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã dùng căn cứ ở các đảo nhân tạo ở Trường Sa để tiếp liệu trước khi quay lại bãi Tư Chính lần hai.

    BBC News

    Không có nhận xét nào