1.- BÃI TƯ CHÍNH Ở ĐÂU?
Vị trí bãi Tư Chính (Vanguard Bank) có 4 điểm đáng chú ý:
1) Bãi Tư Chính là một bãi san hô chìm dưới mặt nước biển, không phải là một hải đảo, nằm trong thềm lục địa (continental shelf). (BBC NEWS Tiếng Việt, 29-7-2019), và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT: Exclusive Economic Zone) 200 hải lý (370 Km) của Việt Nam, ở nam Côn Sơn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, do một tiểu đoàn Hải quân CSVN quản lý và khảo sát khí tượng.
2) Dưới lòng biển bãi Tư Chính có tiềm năng lớn về dầu hỏa và khí đốt, nên nhiều nước dòm ngó.
3) Bãi Tư Chính nằm trên trục giao thông hàng hải đông-tây và bắc-nam ở Biển Đông. Đây là con đường giữa Âu Châu, Phi Châu và Á Châu. Ở Á Châu, từ eo biển Hormuz (giữa Iran và và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhứt) đến eo biển Malacca (giữa Malaysia và đảo Sumatra thuộc Indonesia) là đoạn đường huyết mạch ra Biển Đông.
4) Theo công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc, bãi Tư Chính nằm trong vùng ĐQKT của Việt Nam. Trung Cộng không chịu nhận điều nầy, và tự quy định rằng bãi Tư Chính nằm trong đường nối 9 điểm của Trung Cộng trên Biển Đông.
Đường nầy trước kia chưa có. Cho đến đầu thế kỷ 20, nước Trung Hoa chỉ tới đảo Hải Nam. Một bản đồ năm 1948 thời Trung Hoa Dân Quốc vẽ thêm một đường gạch cách khoảng, nối 11 điểm trên Biển Đông mà Trung Hoa cho rằng thuộc chủ quyền Trung Hoa. Qua thời Trung Cộng đường nầy rút lại còn 9 điểm, tạo thành một khu vực có hình chữ U, giống hình lưỡi bò, rộng khoảng 80% diện tích Biển Đông.
Nếu kể từ đất liền Trung Cộng, đường lưỡi bò dài hơn 1,000 hải lý, chỉ cách đất liền các nước Philippines, Malaysia và Việt Nam trên 100 hải lý, “ăn vào 67 lô” dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông. (BBC tiếng Việt ngày 23-5-2018.) Cần chú ý là Trung Cộng quan niệm đường lưỡi bò của Trung Công là bất di dịch, bất chấp luật biển LHQ.
Hai thuật ngữ theo công ước về luật biển: 1) Thềm lục địa là phần đất nối dài từ đất liền chạy ra biển, thông thường là 200 hải lý. 2) Vùng ĐQKT rộng 200 hải lý kể từ hải phận. Nước chủ nhà chỉ được quyền đối với tầng đất vùng ĐQKT. Tầng nước biển và tầng bầu trời (không phận) vùng ĐQKT thuộc quốc tế. Thềm lục địa và vùng ĐQKT do luật biển LHQ quy định, không nước nào có quyền đi ngược lại luật nầy.
2.- BÃI TƯ CHÍNH NỔI SÓNG
Sau chiến tranh với CSVN năm 1979, Trung Cộng cải tiến quân đội, hiện đại hóa Hải quân để bành trướng bằng đường biển. Đại tướng Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing), tư lệnh Hải quân Trung Cộng từ 1982, đưa ra chiến lược xây dựng Hải quân Trung Cộng thành một lực lượng toàn cầu vào giữa thế kỷ 21.
Đáp lại chiến lược mới của Trung Cộng, Hoa Kỳ thời tổng tống Barack Obama quyết định xoay trục qua Á Châu, do ngoại trưởng Hillary Clinton công bố ngày 24-7-2010 tại diễn đàn hội nghị ASEAN ở Hà Nội năm 2010, làm cho Trung Cộng quan ngại. (Ngọc Trân, RFA, 31-7-2010.)
Khi Hải quân khá mạnh, Tập Cận Bình công bố dự án “một vành đai, một con đường” (nhất đới nhất lộ) năm 2013, phỏng theo “con đường tơ lụa” Trung Hoa thời xưa. Cũng trong năm nầy, ngày 25-7-2013, Hoa Kỳ và CSVN thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. (Chưa phải là đối tác chiến lược.). Lúc đó, CSVN hợp tác với các công ty tây phương thăm dò dầu khí trong vùng ĐQKT trên Biển Đông khiến Trung Cộng phật lòng vì Trung Cộng muốn hợp tác khai thác dầu khí với CSVN. Từ 2-5-2014, Trung Cộng đưa giàn khoan HD 981 đến đe dọa vùng ĐQKT Việt Nam, bị dân Việt biểu tình phản đối dữ dội. Trung Cộng rút giàn khoan HĐ81 ngày 16-7-2014.
Trước tình hình mới, ngày 02-10-2014, Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương với Việt Nam. Khi đến Việt Nam năm 2016, tổng thống Obama tuyên bố Hoa Kỳ dỡ bỏ toàn phần lệnh cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam, đưa đoàn Peace Corps (Đoàn Hòa bình) đến hoạt động ở Việt Nam, và mở Đại hoc Fulbright Việt Nam ở Sài Gòn.
Trong khi đó, Trung Cộng vẫn tiếp tục gây áp lực đối với CSVN, khiến năm 2017 CSVN phải dẹp bỏ hai dự án dầu khí lớn là Cá voi xanh ở Quảng Nam và Cá rồng đỏ ở bãi Tư Chính. Dự án Cá voi xanh “có trữ lượng ước tính 150 tỉ mét khối, sẽ đóng góp vào ngân sách Việt Nam gần 20 tỉ đô la.” (Thụy My, RFA, 16-11-2017.) Dự án Cá rồng đỏ được “ước tính là có trữ lượng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí gas”.(Bill Hayton, BBC News, 23-3- 2018.) Tiền trong túi mà không được lấy kể cũng ức!
Được thế, Trung Cộng làm tới, yêu cầu CSVN chấm dứt luôn hoạt động của dàn khoan Hakuryu 5 (Nhật Bản) do Công ty dầu khí Việt Nam hợp đồng với công ty Rosneft (Nga) thuê, đang hoạt động ở phía bắc bãi Tư Chính. Tuy nhiên, lần nầy CSVN không tuân hành lệnh của Trung Cộng. (VOA 26-7-2019).
Ngày 18-6-2019, Trung Cộng đưa tàu Hải Cảnh 35111, tuần tra khu vực tây bắc Tư Chính trong thềm lục địa Việt Nam. Ngày 3-7-2019, Trung Cộng đưa thêm tàu Hải Dương Địa Chất 8 (HDĐC 8) đến vùng ĐQKT Việt Nam, cũng gần Tư Chính. Đưa tàu nghiên cứu đến Tư Chính trong vùng ĐQKT của Việt Nam nói là để nghiên cứu địa chất ở đây, rõ ràng là một hành vi gây hấn
Tức thì xảy ra cuộc đối đầu giữa tàu hải cảnh hai nước. Hai tàu của Trung Cộng và bốn tàu của CSVN quần thảo nhau gần giàn khoan Hakuryu-5, trong khi tàu HDĐC8 tiếp tục khảo sát địa chấn tại đây. Bất ngờ, ngày 7-8-2019, Trung Cộng rút tàu HDĐC 8 khỏi bãi Tư Chính. Báo Hà Nội Mới ngày 12-8 loan tin do “nỗ lực không khoan nhượng của cơ quan chức năng” của nhà nước CSVN nên HĐĐC 8 rút lui. Dầu vậy, cũng thật bất ngờ, ngày 13-8-2019 HDĐC 8 quay lại bãi Tư Chính như vào chỗ không người.
3.- VÌ SAO BÃI TƯ CHÍNH NỔI SÓNG?
Trung Cộng đe dọa bãi Tư Chính lần nầy có thể vì hai lý do sâu xa: 1) Lý do thứ nhứt rất dễ hiểu: Trung Cộng đã đề nghị hợp tác với CSVN thăm dò và khai thác dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam, nhưng CSVN từ chối, mà CSVN lại hợp tác với các nước khác. 2) CSVN đang xích lại gần Hoa Kỳ.
Trong khi tiếp tục cuộc hành trình xoay trục qua Á Châu, Hoa Kỳ đưa ra chiến lược an ninh và quốc phòng “Ân Độ – Thái Bình Dương” năm 2017, càng làm cho Trung Cộng thêm nóng mặt. Ngày 27-5-2018, hai chiến hạm Hoa Kỳ mang hỏa tiễn, di chuyển trong hải phận quốc tế, và chỉ cách Hoàng Sa 12 hải lý. (BBC NEWS – Tiếng Việt, 27-5-2018) Tại hội nghị đối thoại Shangri-La lần thứ 17 ở Singapore từ 1-6-2018, khi một đại tá trong phái đoàn Trung Cộng chất vấn, bộ trương Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis trả lời: “We do not do freedom of navigation for America alone … it’s freedom for all nations, large and small, that need to transit those waters for their own prosperity and they have every reason to do so.” (Bonnie S. Glaser and Gregory Poling, “Vanishing Borders in the South China Sea – The U.S. Must Do More to Stop China’s Encroachments”, June 5, 2018.) (Xin tạm dịch: “Chúng tôi không thực hiện quyền tự do hàng hải cho riêng chúng tôi… Đó là tự do cho tất cả các quốc gia, lớn hay nhỏ, mà họ cần phải di chuyển trong những hải phận [quốc tế] đó cho sự phồn thịnh của nước họ, và họ có đủ lý lẽ để làm như thế.”)
Chíến lược nầy được ghi rõ trong “Indo-Pacific Strategy Report” (Báo cáo chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương”, dày 56 trang do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra ngày 1-6-2019, có đoạn riêng về Viêt Nam, như sau “ The Department is building a strategic partnership with Vietnam that is based on common interests and principles, including freedom of navigation, respect for a rules-based order in accordance with international law, and recognition of national sovereignty. The U.S.-Vietnam defense relationship has grown dramatically over the past several years, as symbolized by the historic March 2018 visit of a U.S. aircraft carrier for the first time since the Vietnam War.” (pp. 36-37) [Xin tạm dịch: “Bộ [Quốc phòng Hoa Kỳ] đang xây dựng một sự hợp tác chiến lược với Việt Nam, đặt căn bản trên những quyền lợi và nguyên tắc chung, gồm tự do hàng hải, sự tôn trọng một trật tự dựa trên quy luật phù hợp với luật quốc tế và sự tôn trọng chủ quyền quốc gia. Mối quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam phát triển một cách đáng kể trong nhiều năm qua, tiêu biểu là cuộc thăm viếng lịch sử của một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ vào tháng 3-2018, lần đầu tiên kể từ chiến tranh Việt Nam.”] (tt. 36-37.)
Sự đối đầu giữa kế hoạch “xoay trục qua Á Châu” và dự án “một vành đai một con đường” đưa đến một hình thức chiến tranh lạnh mới giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, và cuộc thương chiến giữa hai nước năm 2018. Trong thời gian gần đây Hoa Kỳ và CSVN lại tăng cường ngoại giao và thương mại.
Ngoài ra, tại hội nghị an ninh châu Á ở Singapore vào tháng 5-2019, đại diện CSVN “không hề nhắc đến” chủ trương ba không của CSVN như những lần trước. (Không liên minh quân sự với bất kỳ nước nào. Không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam. Không dựa vào nước này để chống nước kia. (RFA, 05-06-2019). Tất cả những sự việc trên làm cho Trung Cộng nghi ngờ CSVN, nên đưa tàu đến uy hiếp CSVN.
4 .- PHẢN ỨNG SAU VỤ BÃI TƯ CHíNH
Như thông lệ, ngày 16-7, CSVN lên tiếng nhẹ nhàng phản đối Trung Cộng. Sau đó, bộ Ngoại giao CSVN bất ngờ đổi giọng cứng rắn trong cuộc họp báo ngày 19-7-2019, tố cáo đích danh tàu Trung Cộng vi phạm thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam, mà không còn gọi là tàu lạ. Tại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Bangkok (Thái Lan) từ 31-7-2019, ngoại trưởng CSVN thẳng thừng lên án hành động của Trung Cộng tại Biển Đông. Khi hai ngoại trưởng CSVN và Trung Cộng gặp riêng, thì như hai người điếc nói chuyện với nhau, chẳng ai nghe ai. Mỗi bên giữ vững quan điểm của mình.
Bên cạnh CSVN, Hoa Kỳ là nước phản đối Trung Cộng mạnh mẽ nhứt. Ngày 20-7-2019, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên án Trung Cộng gây bất ổn tại Biển Đông, bắt nạt các quốc gia trong vùng, và yêu cầu Trung Cộng ngưng hành động xâm phạm quyền thăm dò và khai thác dầu khí các nước nầy trên Biển Đông.
Có ý kiến cho rằng đây là cơ hội thuận tiện để CSVN khởi kiện Trung Cộng ra Tòa án La Haye? Đúng là nên kiện để tính chuyện mai sau. Tuy nhiên, trong vụ án Scaborough do Philippines kiện Trung Cộng năm 2013, Tòa án Trọng tài thường trực (Permanent Court of Arbitration), trụ sở ở La Haye (Hòa Lan), phán quyết năm 2016 rằng Trung Cộng không có cơ sở lịch sử và pháp lý về đường lưỡi bò, và Trung Cộng không có quyền độc quyền làm chủ biển và tài nguyên trong vùng đường lưỡi bò, thì Trung Cộng chẳng quan tâm tí nào đến phán quyết nầy. Trung Cộng chỉ dùng lý của kẻ mạnh, dựa vào thế lực kinh tế và quân sự, thương thuyết song phương với từng nước để dễ dụ dỗ, dễ mua chuộc, và cũng dễ đe dọa
Khi tàu Trung Cộng quay lại bãi Tư Chính ngày 13-8, thì ngày 16-8, bộ Ngoại giao CSVN lên tiếng phản đối và yêu cầu Trung Cộng rút toàn bộ tàu bè ra khỏi biển Việt Nam. Ngày 21-8, Hoa Kỳ lên án Trung Cộng một lần nữa. Cùng ngày 22-8, CSVN lại phản đối Trung Cộng, và thông báo Việt Nam sẽ tham gia cuộc tập trận chung trên biển với các nước ASEAN và Hoa Kỳ từ ngày 2-9 đến ngày 6-9 từ phía bắc Thái Lan đến phía nam Ca Mau. Đáp lại, có thể để tránh đụng độ gây cấn, ngày 24-8, tàu HDĐC 8 tiến gần về phía đảo Phú Quý (Bình Thuận) và bờ biển Phan Thiết.
Khác với vụ đặc khu kinh tế năm vừa qua, lần nầy trong nước chỉ có một cuộc biểu tình nhỏ ngày 6-8, trước tòa đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội, liền bị dẹp yên ngay. Một nguồn tin từ trong nước cho biết rằng khi vụ Tư Chính căng thẳng, báo chí CS được phép đăng tin, và gợi ý chuyện biểu tình, nhưng anh chị em trong nước rất dè dặt, không muốn tổ chức “biểu tình quốc doanh” theo lệnh đảng CSVN. Dầu vậy, anh chị em chuẩn bị sẵn sàng, sẽ đứng lên khi cần. Việc chưa biểu tình của dân chúng trong tình thế căng thẳng hiện nay là một thái độ bất hợp tác và cũng là đối đầu với nhà nước CS.
5.- BÃI TƯ CHÍNH TRONG TAM GIÁC VIỆT NAM – HOA KỲ – TRUNG CỘNG
Mối quan hệ giữa CSVN và Trung Cộng bắt đầu khi Hồ Chí Minh từ Liên Xô qua Trung Hoa hoạt động năm 1924. Năm 1949, đảng CSTH thành công và lên nắm quyền. Lúc đó, CSVN thua trong chiến tranh với Pháp, liền qua Trung Cộng cầu viện. Nhờ thế, CSVN thành công năm 1954. Năm 1958, Phạm Văn Đồng ký công hàm thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng để đổi lấy viện trợ đánh miền Nam và thành công năm 1975. Sau một thời gian lạnh nhạt, Nguyễn Văn Linh qua Trung Cộng xin tái lập bang giao năm 1990 tại hội nghị Thành Đô. Để cầu viện, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh bí mật cam kết những gì, thì chỉ có chủ nợ biết. Trung Cộng chắc chắn dùng lởi cam kết bí mật của các con nợ để đòi lại, ví dụ công hàm Phạn Văn Đồng năm 1958 (đưa đến vụ Hoàng Sa năm 1974), mật ước Thành Đô năm 1990 (đưa đến hai hiệp định biên giới trên đất liền năm 1999 và trên biển 2000…)
Vấn đề Hoàng Sa trong công hàm Phạm Văn Đồng là vấn đề song phương giữa Trung Cộng và CSVN, quốc tế không can thiệp. Vấn đề bãi Tư Chính không dính đến công hàm trên, mà bãi Tư Chính lại nằm trên hải lộ quốc tế, tàu bè nhiều nước qua lại. Xâm phạn vùng biển bãi Tư Chính, Trung Cộng đụng chạm đến hải lộ quốc tế có tàu thuyền nhiều nước qua lại, nên bị nhiều nước phản đối khắp nơi trên thế giới. Ví dụ các nước Âu Châu ở xa Việt Nam mà cũng phản đối Trung Cộng.
Hoa Kỳ phản đối Trung Cộng chẳng phải vì riêng Việt Nam, mà vì cả các nước vùng Biển Đông và cả các nước có tàu bè qua lại trên Biển Đông, vừa thử thách Trung Cộng trong cuộc thương chiến giữa hai nước, vừa chận đứng tiềm năng dầu khí ở bãi Tư Chính lọt vào tay Trung Cộng, vừa bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông.
Như thế trong vấn đề bãi Tư Chính và cả Biển Đông, sự khác biệt căn bản giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng là Hoa Kỳ tôn trọng quy định Liên Hiệp Quốc về luật biển, chống lại việc Trung Cộng muốn độc chiếm Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Cộng, muốn làm gì cũng được theo lý của kẻ mạnh.
Sự khác biệt về quan điểm tự do lưu thông trên Biển Đông chỉ là một phần trong sự đối đầu giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ. Mối thâm thù của Trung Cộng đối với Hoa Kỳ bắt đầu từ thời chiến tranh lạnh sau thế chiến thứ hai. Vào đầu thập niên 70, vì cần liên kết để chống Liên Xô, nên hai bên tạm hòa hoãn.
Ngày 1-1-1979, Hoa Kỳ chính thức công nhận Trung Cộng. Tuy vậy Hoa Kỳ vẫn ban hành “Luật Quan hệ Đài Loan” ngày 10-4-1979, xác định mối quan hệ chính thức với Đài Loan, bảo vệ Đài Loan, tuy không có ngoại giao. Sau đó, Hoa Kỳ xoay trục qua Á Châu làm cho Trung Cộng tức giận, vì Hoa Kỳ là nước có thể gây trở ngại sự bành trướng của Trung Cộng. Gần đây nhứt, Hoa Kỳ quyết định mở cuộc chiến tranh thương mại có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Trung Cộng.
6.- THÔNG ĐIỆP BÃI TƯ CHÍNH
Sự kiện bãi Tư Chính dầu chỉ mới qua giai đoạn 1, đã bày ra một thực tế rõ ràng. Thế hệ lãnh đạo CS nợ máu và nợ tù cải tạo với nhân dân, nay đều đã chết. Thế hệ CS cầm quyền hiện nay là thế hệ thừa kế, thư lại quan lieu (bureaucracy), tự mãn hưởng thụ, không có tinh thần chiến đấu, dùng tài sản sẵn có của đất nước dâng cho kẻ thù để cầu an, chỉ giỏi đàn áp dân chúng, “hèn với giặc, ác với dân”. Nhờ tham nhũng, cán bộ CS hiện nay giàu có so với trước 1975, sống sung túc, xa hoa, trụy lạc, xa rời quần chúng.
Trong khi đó, nước Việt Nam càng ngày càng suy thoái. Giới lãnh đạo CS không có tầm nhìn chiến lược phù hợp với sự phát triển của thời đại. Biến cố Tư Chính bày ra rất rõ sự suy nhược, bất lực của đảng CS. Nhà nước CS, không đủ khả năng bảo vệ đất nước.
Trong nước, ngoài thành phần theo đảng CS để kiếm sống, đại đa số dân Việt hiện nay chỉ lo mưu sinh, không quan tâm đến chính trị, bất tín nhiệm và bất hợp tác với nhà nước CS, an phận cùng gia đình hoặc quên thế sự ở quán cà-phê, quán nhậu, và cả trụy lạc nữa. Nhà nước CS tự xem đất nước là của riêng đảng CS và xem dân như cỏ rác, thì dân không có lý do gì hợp tác với CS, hay hòa giải hòa hợp với CS.
Ngoài nước, người đàn anh Trung Cộng “4 tốt” chẳng tốt tý nào, chập chờn đe dọa, còn “16 chữ vàng” là cái bánh vẽ dụ khị CSVN vào vòng lệ thuộc. Hai nước “môi hở răng lạnh”, nhưng răng cắn lưỡi hoài, làm sao lưỡi chịu nỗi? Yếu thế, bạc nhược, không có tinh thần chiến đấu, lại là đàn em trong ý thức hệ CS, CSVN liên tục nhượng bộ, nhưng CSVN càng nhượng bộ, càng thỏa hiệp, thì Trung Cộng càng lấn tới, càng đòi hỏi. Sau Tư Chính, coi chừng Trung Cộng có thể sẽ vòi vĩnh những nơi khác, như Côn Sơn, Phú Quốc. Đảng CS bám theo Trung Cộng, sẽ có ngày câu “theo Tàu mất nước” trở thành hiện thực.
Về phía Hoa Kỳ, trong khi đang diễn ra thương chiến, Hoa Kỳ có thể liên kết với CSVN để chận đứng phía nam Trung Cộng, nhưng Hoa Kỳ dư biết CSVN đang đu giây nước đôi, nên cũng chẳng vội vàng gì trong việc mở rộng ngoại giao với CSVN. Ngày 26-6-2019, trên đài truyền hình Fox Business Nework (Hoa Kỳ), tổng thống Donald Trump mạnh mẽ chỉ trích CSVN lợi dụng Hoa Kỳ còn tệ hơn cả Trung Cộng. Trong thương mại và ngoại giao, Hoa Kỳ đòi hỏi các nước phải luôn luôn tôn trọng luật lệ nghiêm minh của Hoa Kỳ. Người Hoa Kỳ rất thực dụng, không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi vĩnh viễn, và không can thiệp vào những gì không liên hệ đến quyền lợi của họ.
Cần chú ý là từ trước cho đến nay, vụ bãi Tư Chính là sự kiện đầu tiên làm cho cả hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ quan tâm và lên tiếng phản đối Trung Cộng mạnh mẽ. Đây là cơ hội cho CSVN tăng cường giao dịch với Hoa Kỳ về nhiều mặt, nhưng phải dứt khoát thế đứng và tôn trọng luật lệ Hoa Kỳ và quốc tế.
Như thế, thông điệp của biến cố bãi Tư Chính rất rõ ràng là đã đến lúc CS phải quyết định: 1) Hoặc theo Tàu, đề còn đảng nhưng từ từ mất nước, mà mất nước thì cũng sẽ mất luôn đảng CS; ngoài ra, còn bị nhân dân nguyền rủa và sẽ kiếm cách đứng lên lật đổ. 2) Hoặc muốn sống còn với dân tộc, thì CS cần ý thức xu hướng thời đại là trào lưu dân chủ hóa toàn cầu, mà dân chúng Việt Nam từ lâu đã chọn lựa.
KẾT LUẬN
Hiện nay, đảng CSVN quyết định chọn lựa xu hướng dân chủ tuy rất khó khăn, vì người CS có thể mất địa vị, mất quyền lợi nhưng bù lại tránh khỏi nhiều nguy hiểm, kể cả nguy hiểm đến mạng sống. Kinh nghiệm Đông Âu cho thấy những nước biết chuyển hướng, như Ba Lan, Đông Đức, Liên Xô… tốt hơn và an toàn hơn là số phận của Nicolae Ceausescu ở Romania.
Nhà nước CSVN chẳng lẽ không biết lời truyền khẩu dân gian “Cộng sản chết rồi mà chưa chôn”? Hiện nay, việc dân chúng vùng lên chôn đảng CS thật khó, nhưng không phải là không thể xảy ra, vì lịch sử luôn luôn tiềm ẩn những đột biến bất ngờ. Có ai ngờ CS Đông Âu và Liên Xô mạnh như thế mà sụp đổ? Có ai nghĩ rằng cái chết của một sinh viên đưa đến cuộc cách mạng Hoa Lài ở Tunisia năm 2010? Đường đi khó, thật khó, nhưng đảng CS phải chọn lựa dứt khoát một lần cho tương lai của người CS.
Cuối cùng, nếu CS không tự chuyển hướng thì sẽ có ngày dân Việt vùng dậy, tự tiến lên con đường tự do dân chủ, sinh lộ duy nhứt dẫn đến tương lai tươi sáng cho dân tộc. Không còn con đường nào khác! (Trình bày tại Toronto tối 07-09-2019.)
TRẦN GIA PHỤNG
Vị trí bãi Tư Chính (Vanguard Bank) có 4 điểm đáng chú ý:
1) Bãi Tư Chính là một bãi san hô chìm dưới mặt nước biển, không phải là một hải đảo, nằm trong thềm lục địa (continental shelf). (BBC NEWS Tiếng Việt, 29-7-2019), và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT: Exclusive Economic Zone) 200 hải lý (370 Km) của Việt Nam, ở nam Côn Sơn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, do một tiểu đoàn Hải quân CSVN quản lý và khảo sát khí tượng.
2) Dưới lòng biển bãi Tư Chính có tiềm năng lớn về dầu hỏa và khí đốt, nên nhiều nước dòm ngó.
3) Bãi Tư Chính nằm trên trục giao thông hàng hải đông-tây và bắc-nam ở Biển Đông. Đây là con đường giữa Âu Châu, Phi Châu và Á Châu. Ở Á Châu, từ eo biển Hormuz (giữa Iran và và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhứt) đến eo biển Malacca (giữa Malaysia và đảo Sumatra thuộc Indonesia) là đoạn đường huyết mạch ra Biển Đông.
4) Theo công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc, bãi Tư Chính nằm trong vùng ĐQKT của Việt Nam. Trung Cộng không chịu nhận điều nầy, và tự quy định rằng bãi Tư Chính nằm trong đường nối 9 điểm của Trung Cộng trên Biển Đông.
Đường nầy trước kia chưa có. Cho đến đầu thế kỷ 20, nước Trung Hoa chỉ tới đảo Hải Nam. Một bản đồ năm 1948 thời Trung Hoa Dân Quốc vẽ thêm một đường gạch cách khoảng, nối 11 điểm trên Biển Đông mà Trung Hoa cho rằng thuộc chủ quyền Trung Hoa. Qua thời Trung Cộng đường nầy rút lại còn 9 điểm, tạo thành một khu vực có hình chữ U, giống hình lưỡi bò, rộng khoảng 80% diện tích Biển Đông.
Nếu kể từ đất liền Trung Cộng, đường lưỡi bò dài hơn 1,000 hải lý, chỉ cách đất liền các nước Philippines, Malaysia và Việt Nam trên 100 hải lý, “ăn vào 67 lô” dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông. (BBC tiếng Việt ngày 23-5-2018.) Cần chú ý là Trung Cộng quan niệm đường lưỡi bò của Trung Công là bất di dịch, bất chấp luật biển LHQ.
Hai thuật ngữ theo công ước về luật biển: 1) Thềm lục địa là phần đất nối dài từ đất liền chạy ra biển, thông thường là 200 hải lý. 2) Vùng ĐQKT rộng 200 hải lý kể từ hải phận. Nước chủ nhà chỉ được quyền đối với tầng đất vùng ĐQKT. Tầng nước biển và tầng bầu trời (không phận) vùng ĐQKT thuộc quốc tế. Thềm lục địa và vùng ĐQKT do luật biển LHQ quy định, không nước nào có quyền đi ngược lại luật nầy.
2.- BÃI TƯ CHÍNH NỔI SÓNG
Sau chiến tranh với CSVN năm 1979, Trung Cộng cải tiến quân đội, hiện đại hóa Hải quân để bành trướng bằng đường biển. Đại tướng Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing), tư lệnh Hải quân Trung Cộng từ 1982, đưa ra chiến lược xây dựng Hải quân Trung Cộng thành một lực lượng toàn cầu vào giữa thế kỷ 21.
Đáp lại chiến lược mới của Trung Cộng, Hoa Kỳ thời tổng tống Barack Obama quyết định xoay trục qua Á Châu, do ngoại trưởng Hillary Clinton công bố ngày 24-7-2010 tại diễn đàn hội nghị ASEAN ở Hà Nội năm 2010, làm cho Trung Cộng quan ngại. (Ngọc Trân, RFA, 31-7-2010.)
Khi Hải quân khá mạnh, Tập Cận Bình công bố dự án “một vành đai, một con đường” (nhất đới nhất lộ) năm 2013, phỏng theo “con đường tơ lụa” Trung Hoa thời xưa. Cũng trong năm nầy, ngày 25-7-2013, Hoa Kỳ và CSVN thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. (Chưa phải là đối tác chiến lược.). Lúc đó, CSVN hợp tác với các công ty tây phương thăm dò dầu khí trong vùng ĐQKT trên Biển Đông khiến Trung Cộng phật lòng vì Trung Cộng muốn hợp tác khai thác dầu khí với CSVN. Từ 2-5-2014, Trung Cộng đưa giàn khoan HD 981 đến đe dọa vùng ĐQKT Việt Nam, bị dân Việt biểu tình phản đối dữ dội. Trung Cộng rút giàn khoan HĐ81 ngày 16-7-2014.
Trước tình hình mới, ngày 02-10-2014, Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương với Việt Nam. Khi đến Việt Nam năm 2016, tổng thống Obama tuyên bố Hoa Kỳ dỡ bỏ toàn phần lệnh cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam, đưa đoàn Peace Corps (Đoàn Hòa bình) đến hoạt động ở Việt Nam, và mở Đại hoc Fulbright Việt Nam ở Sài Gòn.
Trong khi đó, Trung Cộng vẫn tiếp tục gây áp lực đối với CSVN, khiến năm 2017 CSVN phải dẹp bỏ hai dự án dầu khí lớn là Cá voi xanh ở Quảng Nam và Cá rồng đỏ ở bãi Tư Chính. Dự án Cá voi xanh “có trữ lượng ước tính 150 tỉ mét khối, sẽ đóng góp vào ngân sách Việt Nam gần 20 tỉ đô la.” (Thụy My, RFA, 16-11-2017.) Dự án Cá rồng đỏ được “ước tính là có trữ lượng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí gas”.(Bill Hayton, BBC News, 23-3- 2018.) Tiền trong túi mà không được lấy kể cũng ức!
Được thế, Trung Cộng làm tới, yêu cầu CSVN chấm dứt luôn hoạt động của dàn khoan Hakuryu 5 (Nhật Bản) do Công ty dầu khí Việt Nam hợp đồng với công ty Rosneft (Nga) thuê, đang hoạt động ở phía bắc bãi Tư Chính. Tuy nhiên, lần nầy CSVN không tuân hành lệnh của Trung Cộng. (VOA 26-7-2019).
Ngày 18-6-2019, Trung Cộng đưa tàu Hải Cảnh 35111, tuần tra khu vực tây bắc Tư Chính trong thềm lục địa Việt Nam. Ngày 3-7-2019, Trung Cộng đưa thêm tàu Hải Dương Địa Chất 8 (HDĐC 8) đến vùng ĐQKT Việt Nam, cũng gần Tư Chính. Đưa tàu nghiên cứu đến Tư Chính trong vùng ĐQKT của Việt Nam nói là để nghiên cứu địa chất ở đây, rõ ràng là một hành vi gây hấn
Tức thì xảy ra cuộc đối đầu giữa tàu hải cảnh hai nước. Hai tàu của Trung Cộng và bốn tàu của CSVN quần thảo nhau gần giàn khoan Hakuryu-5, trong khi tàu HDĐC8 tiếp tục khảo sát địa chấn tại đây. Bất ngờ, ngày 7-8-2019, Trung Cộng rút tàu HDĐC 8 khỏi bãi Tư Chính. Báo Hà Nội Mới ngày 12-8 loan tin do “nỗ lực không khoan nhượng của cơ quan chức năng” của nhà nước CSVN nên HĐĐC 8 rút lui. Dầu vậy, cũng thật bất ngờ, ngày 13-8-2019 HDĐC 8 quay lại bãi Tư Chính như vào chỗ không người.
3.- VÌ SAO BÃI TƯ CHÍNH NỔI SÓNG?
Trung Cộng đe dọa bãi Tư Chính lần nầy có thể vì hai lý do sâu xa: 1) Lý do thứ nhứt rất dễ hiểu: Trung Cộng đã đề nghị hợp tác với CSVN thăm dò và khai thác dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam, nhưng CSVN từ chối, mà CSVN lại hợp tác với các nước khác. 2) CSVN đang xích lại gần Hoa Kỳ.
Trong khi tiếp tục cuộc hành trình xoay trục qua Á Châu, Hoa Kỳ đưa ra chiến lược an ninh và quốc phòng “Ân Độ – Thái Bình Dương” năm 2017, càng làm cho Trung Cộng thêm nóng mặt. Ngày 27-5-2018, hai chiến hạm Hoa Kỳ mang hỏa tiễn, di chuyển trong hải phận quốc tế, và chỉ cách Hoàng Sa 12 hải lý. (BBC NEWS – Tiếng Việt, 27-5-2018) Tại hội nghị đối thoại Shangri-La lần thứ 17 ở Singapore từ 1-6-2018, khi một đại tá trong phái đoàn Trung Cộng chất vấn, bộ trương Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis trả lời: “We do not do freedom of navigation for America alone … it’s freedom for all nations, large and small, that need to transit those waters for their own prosperity and they have every reason to do so.” (Bonnie S. Glaser and Gregory Poling, “Vanishing Borders in the South China Sea – The U.S. Must Do More to Stop China’s Encroachments”, June 5, 2018.) (Xin tạm dịch: “Chúng tôi không thực hiện quyền tự do hàng hải cho riêng chúng tôi… Đó là tự do cho tất cả các quốc gia, lớn hay nhỏ, mà họ cần phải di chuyển trong những hải phận [quốc tế] đó cho sự phồn thịnh của nước họ, và họ có đủ lý lẽ để làm như thế.”)
Chíến lược nầy được ghi rõ trong “Indo-Pacific Strategy Report” (Báo cáo chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương”, dày 56 trang do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra ngày 1-6-2019, có đoạn riêng về Viêt Nam, như sau “ The Department is building a strategic partnership with Vietnam that is based on common interests and principles, including freedom of navigation, respect for a rules-based order in accordance with international law, and recognition of national sovereignty. The U.S.-Vietnam defense relationship has grown dramatically over the past several years, as symbolized by the historic March 2018 visit of a U.S. aircraft carrier for the first time since the Vietnam War.” (pp. 36-37) [Xin tạm dịch: “Bộ [Quốc phòng Hoa Kỳ] đang xây dựng một sự hợp tác chiến lược với Việt Nam, đặt căn bản trên những quyền lợi và nguyên tắc chung, gồm tự do hàng hải, sự tôn trọng một trật tự dựa trên quy luật phù hợp với luật quốc tế và sự tôn trọng chủ quyền quốc gia. Mối quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam phát triển một cách đáng kể trong nhiều năm qua, tiêu biểu là cuộc thăm viếng lịch sử của một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ vào tháng 3-2018, lần đầu tiên kể từ chiến tranh Việt Nam.”] (tt. 36-37.)
Sự đối đầu giữa kế hoạch “xoay trục qua Á Châu” và dự án “một vành đai một con đường” đưa đến một hình thức chiến tranh lạnh mới giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, và cuộc thương chiến giữa hai nước năm 2018. Trong thời gian gần đây Hoa Kỳ và CSVN lại tăng cường ngoại giao và thương mại.
Ngoài ra, tại hội nghị an ninh châu Á ở Singapore vào tháng 5-2019, đại diện CSVN “không hề nhắc đến” chủ trương ba không của CSVN như những lần trước. (Không liên minh quân sự với bất kỳ nước nào. Không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam. Không dựa vào nước này để chống nước kia. (RFA, 05-06-2019). Tất cả những sự việc trên làm cho Trung Cộng nghi ngờ CSVN, nên đưa tàu đến uy hiếp CSVN.
4 .- PHẢN ỨNG SAU VỤ BÃI TƯ CHíNH
Như thông lệ, ngày 16-7, CSVN lên tiếng nhẹ nhàng phản đối Trung Cộng. Sau đó, bộ Ngoại giao CSVN bất ngờ đổi giọng cứng rắn trong cuộc họp báo ngày 19-7-2019, tố cáo đích danh tàu Trung Cộng vi phạm thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam, mà không còn gọi là tàu lạ. Tại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Bangkok (Thái Lan) từ 31-7-2019, ngoại trưởng CSVN thẳng thừng lên án hành động của Trung Cộng tại Biển Đông. Khi hai ngoại trưởng CSVN và Trung Cộng gặp riêng, thì như hai người điếc nói chuyện với nhau, chẳng ai nghe ai. Mỗi bên giữ vững quan điểm của mình.
Bên cạnh CSVN, Hoa Kỳ là nước phản đối Trung Cộng mạnh mẽ nhứt. Ngày 20-7-2019, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên án Trung Cộng gây bất ổn tại Biển Đông, bắt nạt các quốc gia trong vùng, và yêu cầu Trung Cộng ngưng hành động xâm phạm quyền thăm dò và khai thác dầu khí các nước nầy trên Biển Đông.
Có ý kiến cho rằng đây là cơ hội thuận tiện để CSVN khởi kiện Trung Cộng ra Tòa án La Haye? Đúng là nên kiện để tính chuyện mai sau. Tuy nhiên, trong vụ án Scaborough do Philippines kiện Trung Cộng năm 2013, Tòa án Trọng tài thường trực (Permanent Court of Arbitration), trụ sở ở La Haye (Hòa Lan), phán quyết năm 2016 rằng Trung Cộng không có cơ sở lịch sử và pháp lý về đường lưỡi bò, và Trung Cộng không có quyền độc quyền làm chủ biển và tài nguyên trong vùng đường lưỡi bò, thì Trung Cộng chẳng quan tâm tí nào đến phán quyết nầy. Trung Cộng chỉ dùng lý của kẻ mạnh, dựa vào thế lực kinh tế và quân sự, thương thuyết song phương với từng nước để dễ dụ dỗ, dễ mua chuộc, và cũng dễ đe dọa
Khi tàu Trung Cộng quay lại bãi Tư Chính ngày 13-8, thì ngày 16-8, bộ Ngoại giao CSVN lên tiếng phản đối và yêu cầu Trung Cộng rút toàn bộ tàu bè ra khỏi biển Việt Nam. Ngày 21-8, Hoa Kỳ lên án Trung Cộng một lần nữa. Cùng ngày 22-8, CSVN lại phản đối Trung Cộng, và thông báo Việt Nam sẽ tham gia cuộc tập trận chung trên biển với các nước ASEAN và Hoa Kỳ từ ngày 2-9 đến ngày 6-9 từ phía bắc Thái Lan đến phía nam Ca Mau. Đáp lại, có thể để tránh đụng độ gây cấn, ngày 24-8, tàu HDĐC 8 tiến gần về phía đảo Phú Quý (Bình Thuận) và bờ biển Phan Thiết.
Khác với vụ đặc khu kinh tế năm vừa qua, lần nầy trong nước chỉ có một cuộc biểu tình nhỏ ngày 6-8, trước tòa đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội, liền bị dẹp yên ngay. Một nguồn tin từ trong nước cho biết rằng khi vụ Tư Chính căng thẳng, báo chí CS được phép đăng tin, và gợi ý chuyện biểu tình, nhưng anh chị em trong nước rất dè dặt, không muốn tổ chức “biểu tình quốc doanh” theo lệnh đảng CSVN. Dầu vậy, anh chị em chuẩn bị sẵn sàng, sẽ đứng lên khi cần. Việc chưa biểu tình của dân chúng trong tình thế căng thẳng hiện nay là một thái độ bất hợp tác và cũng là đối đầu với nhà nước CS.
5.- BÃI TƯ CHÍNH TRONG TAM GIÁC VIỆT NAM – HOA KỲ – TRUNG CỘNG
Mối quan hệ giữa CSVN và Trung Cộng bắt đầu khi Hồ Chí Minh từ Liên Xô qua Trung Hoa hoạt động năm 1924. Năm 1949, đảng CSTH thành công và lên nắm quyền. Lúc đó, CSVN thua trong chiến tranh với Pháp, liền qua Trung Cộng cầu viện. Nhờ thế, CSVN thành công năm 1954. Năm 1958, Phạm Văn Đồng ký công hàm thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng để đổi lấy viện trợ đánh miền Nam và thành công năm 1975. Sau một thời gian lạnh nhạt, Nguyễn Văn Linh qua Trung Cộng xin tái lập bang giao năm 1990 tại hội nghị Thành Đô. Để cầu viện, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh bí mật cam kết những gì, thì chỉ có chủ nợ biết. Trung Cộng chắc chắn dùng lởi cam kết bí mật của các con nợ để đòi lại, ví dụ công hàm Phạn Văn Đồng năm 1958 (đưa đến vụ Hoàng Sa năm 1974), mật ước Thành Đô năm 1990 (đưa đến hai hiệp định biên giới trên đất liền năm 1999 và trên biển 2000…)
Vấn đề Hoàng Sa trong công hàm Phạm Văn Đồng là vấn đề song phương giữa Trung Cộng và CSVN, quốc tế không can thiệp. Vấn đề bãi Tư Chính không dính đến công hàm trên, mà bãi Tư Chính lại nằm trên hải lộ quốc tế, tàu bè nhiều nước qua lại. Xâm phạn vùng biển bãi Tư Chính, Trung Cộng đụng chạm đến hải lộ quốc tế có tàu thuyền nhiều nước qua lại, nên bị nhiều nước phản đối khắp nơi trên thế giới. Ví dụ các nước Âu Châu ở xa Việt Nam mà cũng phản đối Trung Cộng.
Hoa Kỳ phản đối Trung Cộng chẳng phải vì riêng Việt Nam, mà vì cả các nước vùng Biển Đông và cả các nước có tàu bè qua lại trên Biển Đông, vừa thử thách Trung Cộng trong cuộc thương chiến giữa hai nước, vừa chận đứng tiềm năng dầu khí ở bãi Tư Chính lọt vào tay Trung Cộng, vừa bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông.
Như thế trong vấn đề bãi Tư Chính và cả Biển Đông, sự khác biệt căn bản giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng là Hoa Kỳ tôn trọng quy định Liên Hiệp Quốc về luật biển, chống lại việc Trung Cộng muốn độc chiếm Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Cộng, muốn làm gì cũng được theo lý của kẻ mạnh.
Sự khác biệt về quan điểm tự do lưu thông trên Biển Đông chỉ là một phần trong sự đối đầu giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ. Mối thâm thù của Trung Cộng đối với Hoa Kỳ bắt đầu từ thời chiến tranh lạnh sau thế chiến thứ hai. Vào đầu thập niên 70, vì cần liên kết để chống Liên Xô, nên hai bên tạm hòa hoãn.
Ngày 1-1-1979, Hoa Kỳ chính thức công nhận Trung Cộng. Tuy vậy Hoa Kỳ vẫn ban hành “Luật Quan hệ Đài Loan” ngày 10-4-1979, xác định mối quan hệ chính thức với Đài Loan, bảo vệ Đài Loan, tuy không có ngoại giao. Sau đó, Hoa Kỳ xoay trục qua Á Châu làm cho Trung Cộng tức giận, vì Hoa Kỳ là nước có thể gây trở ngại sự bành trướng của Trung Cộng. Gần đây nhứt, Hoa Kỳ quyết định mở cuộc chiến tranh thương mại có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Trung Cộng.
6.- THÔNG ĐIỆP BÃI TƯ CHÍNH
Sự kiện bãi Tư Chính dầu chỉ mới qua giai đoạn 1, đã bày ra một thực tế rõ ràng. Thế hệ lãnh đạo CS nợ máu và nợ tù cải tạo với nhân dân, nay đều đã chết. Thế hệ CS cầm quyền hiện nay là thế hệ thừa kế, thư lại quan lieu (bureaucracy), tự mãn hưởng thụ, không có tinh thần chiến đấu, dùng tài sản sẵn có của đất nước dâng cho kẻ thù để cầu an, chỉ giỏi đàn áp dân chúng, “hèn với giặc, ác với dân”. Nhờ tham nhũng, cán bộ CS hiện nay giàu có so với trước 1975, sống sung túc, xa hoa, trụy lạc, xa rời quần chúng.
Trong khi đó, nước Việt Nam càng ngày càng suy thoái. Giới lãnh đạo CS không có tầm nhìn chiến lược phù hợp với sự phát triển của thời đại. Biến cố Tư Chính bày ra rất rõ sự suy nhược, bất lực của đảng CS. Nhà nước CS, không đủ khả năng bảo vệ đất nước.
Trong nước, ngoài thành phần theo đảng CS để kiếm sống, đại đa số dân Việt hiện nay chỉ lo mưu sinh, không quan tâm đến chính trị, bất tín nhiệm và bất hợp tác với nhà nước CS, an phận cùng gia đình hoặc quên thế sự ở quán cà-phê, quán nhậu, và cả trụy lạc nữa. Nhà nước CS tự xem đất nước là của riêng đảng CS và xem dân như cỏ rác, thì dân không có lý do gì hợp tác với CS, hay hòa giải hòa hợp với CS.
Ngoài nước, người đàn anh Trung Cộng “4 tốt” chẳng tốt tý nào, chập chờn đe dọa, còn “16 chữ vàng” là cái bánh vẽ dụ khị CSVN vào vòng lệ thuộc. Hai nước “môi hở răng lạnh”, nhưng răng cắn lưỡi hoài, làm sao lưỡi chịu nỗi? Yếu thế, bạc nhược, không có tinh thần chiến đấu, lại là đàn em trong ý thức hệ CS, CSVN liên tục nhượng bộ, nhưng CSVN càng nhượng bộ, càng thỏa hiệp, thì Trung Cộng càng lấn tới, càng đòi hỏi. Sau Tư Chính, coi chừng Trung Cộng có thể sẽ vòi vĩnh những nơi khác, như Côn Sơn, Phú Quốc. Đảng CS bám theo Trung Cộng, sẽ có ngày câu “theo Tàu mất nước” trở thành hiện thực.
Về phía Hoa Kỳ, trong khi đang diễn ra thương chiến, Hoa Kỳ có thể liên kết với CSVN để chận đứng phía nam Trung Cộng, nhưng Hoa Kỳ dư biết CSVN đang đu giây nước đôi, nên cũng chẳng vội vàng gì trong việc mở rộng ngoại giao với CSVN. Ngày 26-6-2019, trên đài truyền hình Fox Business Nework (Hoa Kỳ), tổng thống Donald Trump mạnh mẽ chỉ trích CSVN lợi dụng Hoa Kỳ còn tệ hơn cả Trung Cộng. Trong thương mại và ngoại giao, Hoa Kỳ đòi hỏi các nước phải luôn luôn tôn trọng luật lệ nghiêm minh của Hoa Kỳ. Người Hoa Kỳ rất thực dụng, không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi vĩnh viễn, và không can thiệp vào những gì không liên hệ đến quyền lợi của họ.
Cần chú ý là từ trước cho đến nay, vụ bãi Tư Chính là sự kiện đầu tiên làm cho cả hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ quan tâm và lên tiếng phản đối Trung Cộng mạnh mẽ. Đây là cơ hội cho CSVN tăng cường giao dịch với Hoa Kỳ về nhiều mặt, nhưng phải dứt khoát thế đứng và tôn trọng luật lệ Hoa Kỳ và quốc tế.
Như thế, thông điệp của biến cố bãi Tư Chính rất rõ ràng là đã đến lúc CS phải quyết định: 1) Hoặc theo Tàu, đề còn đảng nhưng từ từ mất nước, mà mất nước thì cũng sẽ mất luôn đảng CS; ngoài ra, còn bị nhân dân nguyền rủa và sẽ kiếm cách đứng lên lật đổ. 2) Hoặc muốn sống còn với dân tộc, thì CS cần ý thức xu hướng thời đại là trào lưu dân chủ hóa toàn cầu, mà dân chúng Việt Nam từ lâu đã chọn lựa.
KẾT LUẬN
Hiện nay, đảng CSVN quyết định chọn lựa xu hướng dân chủ tuy rất khó khăn, vì người CS có thể mất địa vị, mất quyền lợi nhưng bù lại tránh khỏi nhiều nguy hiểm, kể cả nguy hiểm đến mạng sống. Kinh nghiệm Đông Âu cho thấy những nước biết chuyển hướng, như Ba Lan, Đông Đức, Liên Xô… tốt hơn và an toàn hơn là số phận của Nicolae Ceausescu ở Romania.
Nhà nước CSVN chẳng lẽ không biết lời truyền khẩu dân gian “Cộng sản chết rồi mà chưa chôn”? Hiện nay, việc dân chúng vùng lên chôn đảng CS thật khó, nhưng không phải là không thể xảy ra, vì lịch sử luôn luôn tiềm ẩn những đột biến bất ngờ. Có ai ngờ CS Đông Âu và Liên Xô mạnh như thế mà sụp đổ? Có ai nghĩ rằng cái chết của một sinh viên đưa đến cuộc cách mạng Hoa Lài ở Tunisia năm 2010? Đường đi khó, thật khó, nhưng đảng CS phải chọn lựa dứt khoát một lần cho tương lai của người CS.
Cuối cùng, nếu CS không tự chuyển hướng thì sẽ có ngày dân Việt vùng dậy, tự tiến lên con đường tự do dân chủ, sinh lộ duy nhứt dẫn đến tương lai tươi sáng cho dân tộc. Không còn con đường nào khác! (Trình bày tại Toronto tối 07-09-2019.)
TRẦN GIA PHỤNG
(Tiếng Dân)
Không có nhận xét nào