Ngày 02/09/2019, Hải Quân Mỹ và 10
nước thành viên khối Đông Nam Á tiến hành một cuộc tập trận hải quân
chung. Theo giới quan sát, nếu như quy mô cuộc tập trận không làm cho
Trung Quốc quan ngại, thì chiến dịch hải quân này có thể được xem như là
một tín hiệu chính trị mà ASEAN muốn gởi đến Bắc Kinh trong hồ sơ Biển
Đông.
Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Carl Vinson hoạt động tại Biển Đông. Ảnh chụp ngày 14/02/2018 |
Đây
là lần đầu tiên toàn bộ 10 quốc gia thành viên tham gia cuộc tập trận
hải quân chung với Hoa Kỳ, kể cả quân đội Miến đang hứng chịu các lệnh
trừng phạt của Mỹ. Đặc biệt, hoạt động quân sự này diễn ra sau một đợt
tập trận hải quân chung giữa Trung Quốc với ASEAN được tổ chức vào cuối
tháng 8/2019.
Chuyên
gia Collin Koh, thuộc Nanyang Technological University tại Singapore,
trên tờ South China Morning Post, lưu ý, việc diễn giải cuộc tập trận
này như là một động thái ngả theo Mỹ của ASEAN để cản đường Trung Quốc
sẽ là một sai lầm. ASEAN tiến hành diễn tập hải quân chung với cả hai
cường quốc và chiến lược này đã có từ lâu : Chơi với cả Hai, chứ không
chỉ với một cường quốc nào đó.
Trước
hết, ông Collin Koh ghi nhận quy mô cuộc tập trận Mỹ - ASEAN lần này
không làm cho các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc phải lo ngại.
Trên thực tế, Bắc Kinh đã quá quen thuộc với các cuộc tập trận đa phương
giữa Mỹ với các nước thành viên khối ASEAN.
Hơn
nữa, xét về sự chênh lệch về năng lực quân sự và nhất là hải quân cũng
như là những nhạy cảm chính trị có liên quan, một số nước trong khối
ASEAN không muốn để Bắc Kinh hiểu lầm rằng những nước này tham gia vào
kế hoạch kềm hãm Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu.
Thế
nhưng, chính cách hành xử của cường quốc châu Á trong việc xử lý các
tranh chấp tại Biển Đông và nhất là trong việc thiết lập Bộ Quy tắc ứng
xử trên Biển Đông COC đã khiến những nước này lo ngại. Do vậy, theo quan
điểm của ông Collin Koh, hoạt động quân sự này nên được hiểu đó là một
tín hiệu chính trị nhắm tới Trung Quốc.
Chính
việc Trung Quốc muốn đưa điều khoản sau đây trong văn bản dự thảo COC
đã khiến nhiều nước bất bình. Theo đó, « các bên có liên quan không nên
tham gia các hoạt động quân sự chung với các nước bên ngoài khu vực, trừ
phi các bên có liên quan được thông báo trước và cho biết không phản
đối ».
Điều
khoản này có tác động đến vấn đề chủ quyền, liên quan đến quyền được
chọn đối tác và thời điểm tiến hành tập trận chung. Những chiến dịch này
có một tầm quan trọng đối với các nước ASEAN trong việc xây dựng các
năng lực chung để đối phó với các thách thức an ninh ngày càng lớn.
Dù
cuộc tập trận lần này chỉ là một hành động mang tính biểu tượng, nhưng
cũng đủ khẳng định chiến lược của ASEAN : « Chơi với cả Trung Quốc và Mỹ
», không nghiêng về bên nào trong việc kiến tạo an ninh khu vực. Đối
với ASEAN, về lâu dài, chiến lược này còn nhắm tới việc mở rộng quan hệ
hơn nữa với nhiều cường quốc khác.
(RFI)
Không có nhận xét nào