Chữ ký này đem lại cho Tô Lâm bao nhiêu tiền?
Các đối thủ chính trị của Tô Lâm tung công văn “Tối Mật” số 418/BCA-TCAN do chính Tô Lâm ký ngày 9 tháng 3 năm 2015 lên mạng xã hội. Đây là bằng chứng xác thực tố cáo Tô Lâm đã đóng vai trò quan trọng trong vụ chuyển nhượng cổ phần giữa AVG và MobiFone.
Vai trò của Tô Lâm như thế nào trong vụ đại án tham nhũng này?
Theo nội dung công văn thì thời điểm đó Tô Lâm với quân hàm thượng tướng, thứ trưởng Bộ công an, phụ trách an ninh đã chấp thuận việc chuyển nhượng cổ phần giữa AVG và MobiFone là giao dịch kinh tế giữa hai doanh nghiệp có định hướng của nhà nước.
Có được quan điểm này của thượng tướng Tô Lâm, thứ trưởng Bộ công an thì Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông cùng với lãnh đạo MobiFone rất yên tâm để thực thi kế hoạch phạm tội của mình. Đây là hành vi bảo kê tội phạm của Tô Lâm. Tô Lâm đóng vai trò đồng phạm trong việc giúp sức tích cực cho người khác phạm tội. Có được sự phê chuẩn này từ người đứng đầu cơ quan bảo vệ pháp luật thì bất cứ ai cũng có thể tha hồ phạm tội mà không sợ bị trừng phạt.
Thứ hai, để che đậy hành vi bảo kê tội phạm của bản thân và các đồng phạm khác, Tô Lâm đã chỉ đạo Bộ thông tin và truyền thông quản lý chặt chẽ thông tin, tài liệu liên quan tới vụ chuyển nhượng. Và đưa các tài liệu giao dịch này vào danh mục tài liệu bí mật của Bộ thông tin và truyền thông. Ngay bản thân công văn số 418/BCA-TCAN cũng rất bình thường nhưng cũng được xếp loại “Tối Mật”.
Có thể nói Tô Lâm và các thuộc hạ của mình ở Bộ công an cực kỳ lưu manh và thủ đoạn trong vụ đại án tham nhũng này.
Trong hoạt động kinh tế thì việc mua bán, sát nhập giữa các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước là hết sức bình thường nếu chúng diễn ra đúng trình tự luật pháp và đúng với qui luật kinh tế thị trường.
Nhưng trong vụ chuyển nhượng cổ phần giữa AVG và MobiFone thì AVG là một doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ, có nguy cơ phá sản rất cao. Giá trị doanh nghiệp chưa tới 2 ngàn tỷ đồng, nhưng tổ chức tội phạm này đã nâng giá lên trên 8,9 ngàn tỷ để chúng lấy tiền chia nhau.
Kết quả cựu Bộ trưởng và đương kim Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đã bị bắt cùng với tất cả các lãnh đạo của MobiFone.
Chỉ còn những kẻ tòng phạm bên Bộ công an vẫn tìm mọi cách dấu mặt và che đậy tội phạm. Trong đó Tô Lâm đóng vai trò chính.
Đây là giao dịch kinh tế giữa hai doanh nghiệp, một là doanh nghiệp cổ phần 100% tư nhân, một là doanh nghiệp nhà nước nhưng do Bộ thông tin và truyền thông quản lý. Không liên quan gì tới Bộ công an.
Tại sao Tô Lâm và Bộ công an lại dính vào vụ chuyển nhượng cổ phần giữa AVG và MobiFone này?
Những dư luận, đồn đoán về doanh nghiệp AVG là sân sau của hàng loạt các quan chức cao cấp của Bộ công an có từ khi doanh nghiệp này mới thành lập. Đặc biệt là khi xảy ra vụ va chạm tranh chấp bản quyền truyền hình giải bóng đá V-League giữa AVG và Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam VPF từ năm 2010. Kết quả AVG của Phạm Nhật Vũ bị thua. Để trả thù bầu Kiên lúc đó là phó Chủ tịch của VPF, Phạm Nhật Vũ đã dùng thế lực bảo kê của mình trong Bộ công an là Tô Lâm để đưa Nguyễn Đức Kiên tức bầu Kiên vào tù năm 2012.
Những người thạo tin cho biết Tô Lâm và các thuộc hạ của ông ta có rất nhiều cổ phần trong AVG. Và nếu vụ AVG được chuyển nhượng trót lọt thì Tô Lâm kiếm được trên 1,000 (một ngàn) tỷ đồng trong tay.
Đó là lý do tại sao Tô Lâm lại sốt sắng trong vụ AVG mặc dù không thuộc thẩm quyền của mình.
Sau khi vẫn vào được Bộ chính trị và giữ được ghế Bộ trưởng Bộ công an, Tô Lâm biết thân phận của mình luôn luôn bị nguy hiểm rình rập bởi hai lý do:
Thứ nhất là đệ ruột của Nguyễn Tấn Dũng(cả hai là kẻ thù của Nguyễn Phú Trọng);
Thứ hai là dính đến nhiều vụ tham nhũng.
Nên Tô Lâm hết sức khuyển mã, bất chấp pháp luật quốc tế mà phạm tội bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đàn áp phong trào dân chủ trong nước,...
Gần đây Tô Lâm đã lấy lòng được Phú Trọng, được Phú Trọng phong hàm đại tướng và tin dùng.
Nhưng giờ đây bằng chứng phạm tội của Tô Lâm đã rất rõ ràng, liệu Phú Trọng có máu lạnh mà xử Tô Lâm không?
Những kẻ tòng phạm với Tô Lâm là Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Nhật Vũ đã bị khởi tố và tạm giam với các tội danh Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, Nhận hối lộ và Đưa hối lộ, theo điều 220, 354 và 364 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Nếu Tô Lâm bị bắt và khởi tố thì Tô Lâm sẽ bị thêm tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điều 356 Bộ luật hình sự 2015.
Nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước đang chờ quyết định của “chủ lò” Nguyễn Phú Trọng.
Theo FB Nguyễn Văn Đài
Vai trò của Tô Lâm trong vụ đại án tham nhũng AVG và MobiFone? |
Các đối thủ chính trị của Tô Lâm tung công văn “Tối Mật” số 418/BCA-TCAN do chính Tô Lâm ký ngày 9 tháng 3 năm 2015 lên mạng xã hội. Đây là bằng chứng xác thực tố cáo Tô Lâm đã đóng vai trò quan trọng trong vụ chuyển nhượng cổ phần giữa AVG và MobiFone.
Vai trò của Tô Lâm như thế nào trong vụ đại án tham nhũng này?
Theo nội dung công văn thì thời điểm đó Tô Lâm với quân hàm thượng tướng, thứ trưởng Bộ công an, phụ trách an ninh đã chấp thuận việc chuyển nhượng cổ phần giữa AVG và MobiFone là giao dịch kinh tế giữa hai doanh nghiệp có định hướng của nhà nước.
Có được quan điểm này của thượng tướng Tô Lâm, thứ trưởng Bộ công an thì Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông cùng với lãnh đạo MobiFone rất yên tâm để thực thi kế hoạch phạm tội của mình. Đây là hành vi bảo kê tội phạm của Tô Lâm. Tô Lâm đóng vai trò đồng phạm trong việc giúp sức tích cực cho người khác phạm tội. Có được sự phê chuẩn này từ người đứng đầu cơ quan bảo vệ pháp luật thì bất cứ ai cũng có thể tha hồ phạm tội mà không sợ bị trừng phạt.
Thứ hai, để che đậy hành vi bảo kê tội phạm của bản thân và các đồng phạm khác, Tô Lâm đã chỉ đạo Bộ thông tin và truyền thông quản lý chặt chẽ thông tin, tài liệu liên quan tới vụ chuyển nhượng. Và đưa các tài liệu giao dịch này vào danh mục tài liệu bí mật của Bộ thông tin và truyền thông. Ngay bản thân công văn số 418/BCA-TCAN cũng rất bình thường nhưng cũng được xếp loại “Tối Mật”.
Có thể nói Tô Lâm và các thuộc hạ của mình ở Bộ công an cực kỳ lưu manh và thủ đoạn trong vụ đại án tham nhũng này.
Trong hoạt động kinh tế thì việc mua bán, sát nhập giữa các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước là hết sức bình thường nếu chúng diễn ra đúng trình tự luật pháp và đúng với qui luật kinh tế thị trường.
Nhưng trong vụ chuyển nhượng cổ phần giữa AVG và MobiFone thì AVG là một doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ, có nguy cơ phá sản rất cao. Giá trị doanh nghiệp chưa tới 2 ngàn tỷ đồng, nhưng tổ chức tội phạm này đã nâng giá lên trên 8,9 ngàn tỷ để chúng lấy tiền chia nhau.
Kết quả cựu Bộ trưởng và đương kim Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đã bị bắt cùng với tất cả các lãnh đạo của MobiFone.
Chỉ còn những kẻ tòng phạm bên Bộ công an vẫn tìm mọi cách dấu mặt và che đậy tội phạm. Trong đó Tô Lâm đóng vai trò chính.
Đây là giao dịch kinh tế giữa hai doanh nghiệp, một là doanh nghiệp cổ phần 100% tư nhân, một là doanh nghiệp nhà nước nhưng do Bộ thông tin và truyền thông quản lý. Không liên quan gì tới Bộ công an.
Tại sao Tô Lâm và Bộ công an lại dính vào vụ chuyển nhượng cổ phần giữa AVG và MobiFone này?
Những dư luận, đồn đoán về doanh nghiệp AVG là sân sau của hàng loạt các quan chức cao cấp của Bộ công an có từ khi doanh nghiệp này mới thành lập. Đặc biệt là khi xảy ra vụ va chạm tranh chấp bản quyền truyền hình giải bóng đá V-League giữa AVG và Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam VPF từ năm 2010. Kết quả AVG của Phạm Nhật Vũ bị thua. Để trả thù bầu Kiên lúc đó là phó Chủ tịch của VPF, Phạm Nhật Vũ đã dùng thế lực bảo kê của mình trong Bộ công an là Tô Lâm để đưa Nguyễn Đức Kiên tức bầu Kiên vào tù năm 2012.
Những người thạo tin cho biết Tô Lâm và các thuộc hạ của ông ta có rất nhiều cổ phần trong AVG. Và nếu vụ AVG được chuyển nhượng trót lọt thì Tô Lâm kiếm được trên 1,000 (một ngàn) tỷ đồng trong tay.
Đó là lý do tại sao Tô Lâm lại sốt sắng trong vụ AVG mặc dù không thuộc thẩm quyền của mình.
Sau khi vẫn vào được Bộ chính trị và giữ được ghế Bộ trưởng Bộ công an, Tô Lâm biết thân phận của mình luôn luôn bị nguy hiểm rình rập bởi hai lý do:
Thứ nhất là đệ ruột của Nguyễn Tấn Dũng(cả hai là kẻ thù của Nguyễn Phú Trọng);
Thứ hai là dính đến nhiều vụ tham nhũng.
Nên Tô Lâm hết sức khuyển mã, bất chấp pháp luật quốc tế mà phạm tội bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đàn áp phong trào dân chủ trong nước,...
Gần đây Tô Lâm đã lấy lòng được Phú Trọng, được Phú Trọng phong hàm đại tướng và tin dùng.
Nhưng giờ đây bằng chứng phạm tội của Tô Lâm đã rất rõ ràng, liệu Phú Trọng có máu lạnh mà xử Tô Lâm không?
Những kẻ tòng phạm với Tô Lâm là Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Nhật Vũ đã bị khởi tố và tạm giam với các tội danh Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, Nhận hối lộ và Đưa hối lộ, theo điều 220, 354 và 364 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Nếu Tô Lâm bị bắt và khởi tố thì Tô Lâm sẽ bị thêm tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điều 356 Bộ luật hình sự 2015.
Nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước đang chờ quyết định của “chủ lò” Nguyễn Phú Trọng.
Theo FB Nguyễn Văn Đài
Không có nhận xét nào