Chưa tới 6.000 trong số 4,5 triệu người Việt hải ngoại, hay chỉ hơn 0,1%, còn muốn giữ quốc tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, công nhận Hà Nội làm đại diện cho họ và gia đình.
Người Việt tiếp tục bỏ nước ra đi, đảng viên cộng sản muốn diễn biến hòa bình, dân thì nghèo, xã hội khủng hoảng, đất nước đối mặt với chiến tranh, nếu có một cuộc trưng cầu dân ý chắc có tới 99,99% người Việt muốn thay đổi thể chế.
Nhưng tại sao đến 99,99% muốn có tự do mà tình trạng chính trị tại Việt Nam vẫn như cũ.
Trong nước các tổ chức đấu tranh chính trị không thể hoạt động, nhưng tại sao ở hải ngoại các đảng cách mạng quốc gia lực lượng tiền phong cho cách mạng Việt Nam cũng lâm vào bế tắc.
Phải chăng mô hình và phương cách hoạt động của các đảng cách mạng đã lỗi thời?
Mô hình đảng cách mạng quốc gia
Nhiều người thắc mắc tại sao cấu trúc và cách thức sinh hoạt của hầu hết các đảng cách mạng quốc gia lại rất tương tự với đảng Cộng sản.
Vừa rồi một người bạn chuyển tôi “Đảng Quy và Đảng Chế” của một đảng cách mạng với nhận xét “y chang Việt cộng”.
Thật dễ hiểu vì nó cùng xuất xứ từ mô hình Xô Viết. Nhưng có thể ngay chính các đảng viên lãnh đạo đảng cách mạng quốc gia không hề hay biết điều này.
Trở về quá khứ vào năm 1894, Quốc dân đảng Trung Hoa được thành lập, nhưng không được các cường quốc phương Tây công nhận.
Đến năm 1923 mới được Liên Xô công nhận và viện trợ. Nhiều cố vấn Liên Xô được gởi sang Trung Hoa giúp tổ chức lại Quốc dân Đảng theo quy tắc, cấu trúc và cách thức hoạt động của đảng Cộng sản Liên Xô.
Liên Xô viện trợ xây dựng học viện chính trị để đào tạo các tuyên truyền viên kỹ thuật huy động quần chúng và xây dựng tổ chức đảng.
Tưởng Giới Thạch còn được phái sang Moskva học tập quân sự và chính trị.
Quốc dân Đảng được Tổng thống Tưởng Giới Thạch mang sang Đài Loan và sử dụng cho đến thập niên 1990 mới chuyển đổi thành một đảng chính trị.
Trong một thời gian dài từ 1949-90, Đài Loan dưới ách cai trị độc tài của Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng.
Giai đoạn 1923-30 lại là khoảng thời gian rất nhiều đảng cách mạng quốc gia Việt Nam được hình thành, nên đa số bị ảnh hưởng bởi quy tắc, cấu trúc và cách hoạt động của Quốc Dân Đảng Trung Hoa.
Đảng Cộng sản Việt Nam thì lại áp dụng mô hình của đảng Cộng sản Trung Hoa cũng phát xuất từ mô hình Xô Viết.
Khi đất nước bị chia đôi các đảng cách mạng quốc gia chuyển vào Nam và khi miền Nam lọt vào tay cộng sản lại chuyển sang Hoa Kỳ.
Một số đảng cách mạng được thành lập ở Hoa Kỳ sau này cũng sử dụng mô hình Xô Viết. Có thể họ hoàn toàn không biết về điều này.
Trong thời kỳ kháng Pháp các đảng cách mạng quốc gia tập hợp chung quanh Quốc trưởng Bảo Đại, các tổ chức này mất đi cơ hội đầu tiên để chuyển đổi thành các đảng chính trị.
Bước sang giai đoạn Việt Nam Cộng Hòa mô hình đảng Xô Viết vẫn không được thay đổi.
Ở Hoa Kỳ, khi chiến tranh lạnh chấm dứt, cộng sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, việc đối kháng vũ trang không thể tiếp tục, mô hình vẫn không được chuyển đổi.
Hiện nay trước sự chuyển biến của thế giới và tại Việt Nam các đảng cách mạng vẫn tiếp tục duy trì mô hình, chưa có dấu hiệu nào cho thấy họ muốn thay đổi.
Đương nhiên mỗi tổ chức có những đặc điểm khác nhau, xin được vắn tắc nêu lên sự khác biệt chính yếu giữa các đảng chính trị và đảng cách mạng giúp hiểu được tình trạng đấu tranh chính trị ở hải ngoại.
Lãnh tụ và lãnh đạo
Hình tượng lãnh tụ luôn được các đảng cách mạng dựng lên làm thước đo cho tổ chức.
Điều đáng nói là tất cả các lãnh tụ khi thành lập đảng đều trong lứa tuổi thanh niên, cao nhất là 40.
Nhưng tầng lớp lãnh đạo các đảng cách mạng ngày nay đều ở tuổi cao niên 60, 70 trở lên. Nếu có người trẻ hơn lãnh đạo thì thường thuộc diện cha truyền con nối.
Tuổi tác không phải là vấn đề nếu có sự cạnh tranh quyền lực chính trị một công khai và dân chủ như các đảng chính trị ở Tây Phương và ở Mỹ.
Tập trung dân chủ (độc tài)...
Các đảng cách mạng theo mô hình Xô Viết, tổ chức theo hàng dọc từ trên xuống dưới, theo nguyên tắc tập trung dân chủ (độc tài) và nhất nguyên.
Mọi thành viên phải tuyệt đối trung thành với đảng, thường xuyên học tập các tài liệu và thi hành các chỉ thị từ trên đưa xuống.
Đoàn kết thống nhất chỉ thực hiện với những ai chấp nhận mệnh lệnh của đảng nếu không sẽ bị loại trừ.
Các thành viên cấp thấp thường không có cơ hội để đề đạt ý kiến cá nhân.
Đảng trở thành một guồng máy. Đảng viên trở thành người máy: nghĩ, nói và hành động theo chỉ thị của đảng.
Sức mạnh của đảng dựa trên kỷ luật, sự trung thành và khả năng thực hiện các chỉ thị được tầng lớp lãnh đạo đưa ra.
Trong giai đoạn đấu tranh vũ trang cần kỷ luật và bí mật, phương cách tập trung dân chủ giúp các đảng cách mạng hoạt động khá hữu hiệu.
Dân chủ
Ngược lại các đảng chính trị sinh hoạt theo thể thức dân chủ dựa trên cương lĩnh và điều lệ dân chủ.
Nhờ vậy lãnh đạo, đường lối và chính sách của các đảng chính trị liên tục thay đổi để thích ứng với thời cuộc.
Các thành viên gắn bó với nhau dựa trên lý tưởng, đường lối, chính sách, chiến lược và quyền lợi.
Các đảng viên không bị đòi hỏi phải trung thành với đảng với lãnh đạo với lãnh tụ, lại còn thường xuyên thách thức quyền lực của tầng lớp lãnh đạo.
Đảng viên trẻ hay các đảng viên mới gia nhập nếu có khả năng lãnh đạo, khả năng thuyết phục đa số đều có cơ hội để trở thành lãnh đạo.
Đảng viên dễ dàng chuyển sinh hoạt từ một đảng sang đảng khác vẫn được đảng mới trọng dụng và không bị đảng cũ xem là phản đảng.
Đảng chính trị đoàn kết thống nhất theo hàng ngang và từ dưới lên trên bằng cách thương lượng đưa ra nhóm lãnh đạo và đường lối thích ứng với từng thời kỳ.
Các phe cánh trong đảng luôn công khai tranh luận về đường lối và chính sách của đảng.
Khi có mâu thuẫn đảng chính trị không tìm cách loại trừ nhau mà giải quyết bằng cách thương lượng hay lấy phiếu quyết định một cách dân chủ.
Đảng cách mạng
Đảng viên đảng cách mạng thường mang tâm lý ngụy biện, phủ nhận trách nhiệm cá nhân, tuyên truyền dối trá, thậm chí còn bảo vệ tội ác của tầng lớp lãnh đạo.
Các đảng cách mạng dùng tuyên truyền để định hướng dư luận nắm quần chúng tạo thời cơ cầm quyền.
Các đảng cách mạng xây dựng những phong trào, những tổ chức quần chúng làm cánh tay nối dài cho đảng.
Khi có thực lực đảng cách mạng biến cả các tổ chức dân sự độc lập, các cộng đồng thành các cánh tay nối dài của đảng, gây tình trạng mất đoàn kết và phân hóa cộng đồng.
Các đảng cách mạng nghiêng về việc vũ trang cướp và nắm chính quyền nên sẵn sàng sử dụng mọi phương cách và phương tiện để tiêu diệt kẻ thù.
Khi nắm được chính quyền thường trở thành độc tài đảng trị.
Các đảng cách mạng khó lập liên minh và nếu có liên minh đều lỏng lẻo chỉ trong giai đoạn ngắn hay trong một vài công tác nhất định.
Về lâu dài văn hóa cách mạng ăn sâu vào tiềm thức nên cần nhận thức thật mạnh mẽ của cả tập thể mới thay đổi được.
Đảng chính trị
Nhờ công khai, minh bạch và dân chủ các đảng chính trị liên tục tìm hiểu nguyện vọng quần chúng, nguyện vọng thành viên để đề ra những chính sách thích hợp nhất trong mỗi giai đoạn cạnh tranh với nhau để được cầm quyền.
Các đảng chính trị luôn quan tâm đến các phong trào độc lập, các tổ chức dân sự, lắng nghe nguyện vọng và thuyết phục quần chúng dồn phiếu cho mình.
Mục tiêu cao nhất của các đảng chính trị là được cầm quyền bằng lá phiếu cử tri qua các cuộc bầu cử tự do.
Bởi thế mọi thành viên đảng chính trị luôn luôn đổi mới bản thân bằng cách học hỏi và thay đổi liên tục.
Sự liên tục thay đổi tạo nên sức mạnh cho các đảng chính trị và dẫn đến sự không ngừng phát triển của đảng và của đất nước.
Khác với đảng cách mạng luôn cố nặn ra hình ảnh của kẻ thù, đảng chính trị có liên minh và đối thủ rõ ràng.
Các đảng chính trị thường tạo liên minh bền vững, bằng cách tự điều chỉnh chính sách và quyền lợi tránh những mâu thuẫn gây rạn nứt giữa các đảng với nhau.
Một thể chế tự do và dân chủ chỉ có thể thiết lập và phát triển dựa vào các đảng chính trị.
Tạm kết
Người Việt trong nước chưa có cơ hội tham gia các tổ chức chính trị cũng như chưa có kinh nghiệm sinh hoạt chính trị dân chủ khi Việt Nam thay đổi sẽ vô cùng khó khăn cho những người dám đứng ra nhận lãnh trách nhiệm điều hành đất nước.
Đáng tiếc, nhiều tổ chức đấu tranh thành lập và sinh hoạt chính yếu ở Mỹ nhưng cách sinh hoạt và văn hóa không khác gì đảng Cộng sản.
Thế giới và Việt Nam đang chuyển đổi nếu các đảng cách mạng không chấp nhận chuyển biến thành các đảng chính trị sẽ trở thành đảng phản cách mạng bị lịch sử đào thải.
Tình hình thế giới đang biến động, tình thế Việt Nam cũng phải thay đổi đã chọn sai đường thì đi hướng nào cũng vẫn là sai, đổi mới cách nào cũng vẫn lỗi thời.
Nhận ra con đường mình đi sai, chọn con đường mới chính là hành động cách mạng.
Những người đang sửa soạn thành lập một đảng hay có ý muốn gia nhập một đảng cần hết sức thận trọng để tránh rơi vào con đường cách mạng theo mô hình Xô Viết đã lỗi thời.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
Đảng cách mạng đã lỗi thời? |
Người Việt tiếp tục bỏ nước ra đi, đảng viên cộng sản muốn diễn biến hòa bình, dân thì nghèo, xã hội khủng hoảng, đất nước đối mặt với chiến tranh, nếu có một cuộc trưng cầu dân ý chắc có tới 99,99% người Việt muốn thay đổi thể chế.
Nhưng tại sao đến 99,99% muốn có tự do mà tình trạng chính trị tại Việt Nam vẫn như cũ.
Trong nước các tổ chức đấu tranh chính trị không thể hoạt động, nhưng tại sao ở hải ngoại các đảng cách mạng quốc gia lực lượng tiền phong cho cách mạng Việt Nam cũng lâm vào bế tắc.
Phải chăng mô hình và phương cách hoạt động của các đảng cách mạng đã lỗi thời?
Mô hình đảng cách mạng quốc gia
Nhiều người thắc mắc tại sao cấu trúc và cách thức sinh hoạt của hầu hết các đảng cách mạng quốc gia lại rất tương tự với đảng Cộng sản.
Vừa rồi một người bạn chuyển tôi “Đảng Quy và Đảng Chế” của một đảng cách mạng với nhận xét “y chang Việt cộng”.
Thật dễ hiểu vì nó cùng xuất xứ từ mô hình Xô Viết. Nhưng có thể ngay chính các đảng viên lãnh đạo đảng cách mạng quốc gia không hề hay biết điều này.
Trở về quá khứ vào năm 1894, Quốc dân đảng Trung Hoa được thành lập, nhưng không được các cường quốc phương Tây công nhận.
Đến năm 1923 mới được Liên Xô công nhận và viện trợ. Nhiều cố vấn Liên Xô được gởi sang Trung Hoa giúp tổ chức lại Quốc dân Đảng theo quy tắc, cấu trúc và cách thức hoạt động của đảng Cộng sản Liên Xô.
Liên Xô viện trợ xây dựng học viện chính trị để đào tạo các tuyên truyền viên kỹ thuật huy động quần chúng và xây dựng tổ chức đảng.
Tưởng Giới Thạch còn được phái sang Moskva học tập quân sự và chính trị.
Quốc dân Đảng được Tổng thống Tưởng Giới Thạch mang sang Đài Loan và sử dụng cho đến thập niên 1990 mới chuyển đổi thành một đảng chính trị.
Trong một thời gian dài từ 1949-90, Đài Loan dưới ách cai trị độc tài của Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng.
Giai đoạn 1923-30 lại là khoảng thời gian rất nhiều đảng cách mạng quốc gia Việt Nam được hình thành, nên đa số bị ảnh hưởng bởi quy tắc, cấu trúc và cách hoạt động của Quốc Dân Đảng Trung Hoa.
Đảng Cộng sản Việt Nam thì lại áp dụng mô hình của đảng Cộng sản Trung Hoa cũng phát xuất từ mô hình Xô Viết.
Khi đất nước bị chia đôi các đảng cách mạng quốc gia chuyển vào Nam và khi miền Nam lọt vào tay cộng sản lại chuyển sang Hoa Kỳ.
Một số đảng cách mạng được thành lập ở Hoa Kỳ sau này cũng sử dụng mô hình Xô Viết. Có thể họ hoàn toàn không biết về điều này.
Trong thời kỳ kháng Pháp các đảng cách mạng quốc gia tập hợp chung quanh Quốc trưởng Bảo Đại, các tổ chức này mất đi cơ hội đầu tiên để chuyển đổi thành các đảng chính trị.
Bước sang giai đoạn Việt Nam Cộng Hòa mô hình đảng Xô Viết vẫn không được thay đổi.
Ở Hoa Kỳ, khi chiến tranh lạnh chấm dứt, cộng sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, việc đối kháng vũ trang không thể tiếp tục, mô hình vẫn không được chuyển đổi.
Hiện nay trước sự chuyển biến của thế giới và tại Việt Nam các đảng cách mạng vẫn tiếp tục duy trì mô hình, chưa có dấu hiệu nào cho thấy họ muốn thay đổi.
Đương nhiên mỗi tổ chức có những đặc điểm khác nhau, xin được vắn tắc nêu lên sự khác biệt chính yếu giữa các đảng chính trị và đảng cách mạng giúp hiểu được tình trạng đấu tranh chính trị ở hải ngoại.
Lãnh tụ và lãnh đạo
Hình tượng lãnh tụ luôn được các đảng cách mạng dựng lên làm thước đo cho tổ chức.
Điều đáng nói là tất cả các lãnh tụ khi thành lập đảng đều trong lứa tuổi thanh niên, cao nhất là 40.
Nhưng tầng lớp lãnh đạo các đảng cách mạng ngày nay đều ở tuổi cao niên 60, 70 trở lên. Nếu có người trẻ hơn lãnh đạo thì thường thuộc diện cha truyền con nối.
Tuổi tác không phải là vấn đề nếu có sự cạnh tranh quyền lực chính trị một công khai và dân chủ như các đảng chính trị ở Tây Phương và ở Mỹ.
Tập trung dân chủ (độc tài)...
Các đảng cách mạng theo mô hình Xô Viết, tổ chức theo hàng dọc từ trên xuống dưới, theo nguyên tắc tập trung dân chủ (độc tài) và nhất nguyên.
Mọi thành viên phải tuyệt đối trung thành với đảng, thường xuyên học tập các tài liệu và thi hành các chỉ thị từ trên đưa xuống.
Đoàn kết thống nhất chỉ thực hiện với những ai chấp nhận mệnh lệnh của đảng nếu không sẽ bị loại trừ.
Các thành viên cấp thấp thường không có cơ hội để đề đạt ý kiến cá nhân.
Đảng trở thành một guồng máy. Đảng viên trở thành người máy: nghĩ, nói và hành động theo chỉ thị của đảng.
Sức mạnh của đảng dựa trên kỷ luật, sự trung thành và khả năng thực hiện các chỉ thị được tầng lớp lãnh đạo đưa ra.
Trong giai đoạn đấu tranh vũ trang cần kỷ luật và bí mật, phương cách tập trung dân chủ giúp các đảng cách mạng hoạt động khá hữu hiệu.
Dân chủ
Ngược lại các đảng chính trị sinh hoạt theo thể thức dân chủ dựa trên cương lĩnh và điều lệ dân chủ.
Nhờ vậy lãnh đạo, đường lối và chính sách của các đảng chính trị liên tục thay đổi để thích ứng với thời cuộc.
Các thành viên gắn bó với nhau dựa trên lý tưởng, đường lối, chính sách, chiến lược và quyền lợi.
Các đảng viên không bị đòi hỏi phải trung thành với đảng với lãnh đạo với lãnh tụ, lại còn thường xuyên thách thức quyền lực của tầng lớp lãnh đạo.
Đảng viên trẻ hay các đảng viên mới gia nhập nếu có khả năng lãnh đạo, khả năng thuyết phục đa số đều có cơ hội để trở thành lãnh đạo.
Đảng viên dễ dàng chuyển sinh hoạt từ một đảng sang đảng khác vẫn được đảng mới trọng dụng và không bị đảng cũ xem là phản đảng.
Đảng chính trị đoàn kết thống nhất theo hàng ngang và từ dưới lên trên bằng cách thương lượng đưa ra nhóm lãnh đạo và đường lối thích ứng với từng thời kỳ.
Các phe cánh trong đảng luôn công khai tranh luận về đường lối và chính sách của đảng.
Khi có mâu thuẫn đảng chính trị không tìm cách loại trừ nhau mà giải quyết bằng cách thương lượng hay lấy phiếu quyết định một cách dân chủ.
Đảng cách mạng
Đảng viên đảng cách mạng thường mang tâm lý ngụy biện, phủ nhận trách nhiệm cá nhân, tuyên truyền dối trá, thậm chí còn bảo vệ tội ác của tầng lớp lãnh đạo.
Các đảng cách mạng dùng tuyên truyền để định hướng dư luận nắm quần chúng tạo thời cơ cầm quyền.
Các đảng cách mạng xây dựng những phong trào, những tổ chức quần chúng làm cánh tay nối dài cho đảng.
Khi có thực lực đảng cách mạng biến cả các tổ chức dân sự độc lập, các cộng đồng thành các cánh tay nối dài của đảng, gây tình trạng mất đoàn kết và phân hóa cộng đồng.
Các đảng cách mạng nghiêng về việc vũ trang cướp và nắm chính quyền nên sẵn sàng sử dụng mọi phương cách và phương tiện để tiêu diệt kẻ thù.
Khi nắm được chính quyền thường trở thành độc tài đảng trị.
Các đảng cách mạng khó lập liên minh và nếu có liên minh đều lỏng lẻo chỉ trong giai đoạn ngắn hay trong một vài công tác nhất định.
Về lâu dài văn hóa cách mạng ăn sâu vào tiềm thức nên cần nhận thức thật mạnh mẽ của cả tập thể mới thay đổi được.
Đảng chính trị
Nhờ công khai, minh bạch và dân chủ các đảng chính trị liên tục tìm hiểu nguyện vọng quần chúng, nguyện vọng thành viên để đề ra những chính sách thích hợp nhất trong mỗi giai đoạn cạnh tranh với nhau để được cầm quyền.
Các đảng chính trị luôn quan tâm đến các phong trào độc lập, các tổ chức dân sự, lắng nghe nguyện vọng và thuyết phục quần chúng dồn phiếu cho mình.
Mục tiêu cao nhất của các đảng chính trị là được cầm quyền bằng lá phiếu cử tri qua các cuộc bầu cử tự do.
Bởi thế mọi thành viên đảng chính trị luôn luôn đổi mới bản thân bằng cách học hỏi và thay đổi liên tục.
Sự liên tục thay đổi tạo nên sức mạnh cho các đảng chính trị và dẫn đến sự không ngừng phát triển của đảng và của đất nước.
Khác với đảng cách mạng luôn cố nặn ra hình ảnh của kẻ thù, đảng chính trị có liên minh và đối thủ rõ ràng.
Các đảng chính trị thường tạo liên minh bền vững, bằng cách tự điều chỉnh chính sách và quyền lợi tránh những mâu thuẫn gây rạn nứt giữa các đảng với nhau.
Một thể chế tự do và dân chủ chỉ có thể thiết lập và phát triển dựa vào các đảng chính trị.
Tạm kết
Người Việt trong nước chưa có cơ hội tham gia các tổ chức chính trị cũng như chưa có kinh nghiệm sinh hoạt chính trị dân chủ khi Việt Nam thay đổi sẽ vô cùng khó khăn cho những người dám đứng ra nhận lãnh trách nhiệm điều hành đất nước.
Đáng tiếc, nhiều tổ chức đấu tranh thành lập và sinh hoạt chính yếu ở Mỹ nhưng cách sinh hoạt và văn hóa không khác gì đảng Cộng sản.
Thế giới và Việt Nam đang chuyển đổi nếu các đảng cách mạng không chấp nhận chuyển biến thành các đảng chính trị sẽ trở thành đảng phản cách mạng bị lịch sử đào thải.
Tình hình thế giới đang biến động, tình thế Việt Nam cũng phải thay đổi đã chọn sai đường thì đi hướng nào cũng vẫn là sai, đổi mới cách nào cũng vẫn lỗi thời.
Nhận ra con đường mình đi sai, chọn con đường mới chính là hành động cách mạng.
Những người đang sửa soạn thành lập một đảng hay có ý muốn gia nhập một đảng cần hết sức thận trọng để tránh rơi vào con đường cách mạng theo mô hình Xô Viết đã lỗi thời.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
Không có nhận xét nào