Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và TBT, CTN Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp tại Hà Nội hôm 27/2/2019. |
Mục đích chuyến đi
Trong cuộc hội đàm tại Hà Nội hôm 27/2/2019, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã mời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ trong năm nay để tiếp tục trao đổi về những biện pháp tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nêu điểm khác biệt lớn nhất giữa lần dự kiến đi Mỹ vào giữa năm 2019 của Nguyễn Phú Trọng và lần dự kiến thứ hai vào tháng 10 cùng năm là hội chứng “Tàu Trung Quốc”.
Ông phân tích rằng trước tháng 5 năm 2019 chưa có vụ tàu Trung Quốc gây hấn ở khu vực Bãi Tư Chính, do đó quan hệ Việt - Mỹ có cần thiết được đẩy lên tầm ‘đối tác chiến lược’ hay không cũng không quá khẩn thiết đối với ông Trọng và giới chóp bu trong Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam, dù trước đó đã liên tiếp xảy ra hai vụ Trung Quốc gây hấn đều ở Bãi Tư Chính vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018.
Nhưng kể từ đầu tháng 7 năm 2019, khi Trung Quốc ngang nhiên đem tàu thăm dò dầu khí vào khu vực Bãi Tư Chính, thì tình hình đã khác hẳn, kéo theo cán cân đàm phán Việt - Mỹ đã nghiêng hẳn về phía Mỹ, xét trên phương diện ‘ai cần ai hơn’ vào lúc này?
“Bài toán đặt ra với Nguyễn Phú Trọng hiện thời là trong khi ông ta vẫn tuyệt đối ‘cấm khẩu’ về vụ tàu Hải Dương và giới quan chức cấp dưới của ông ta cũng ‘sao y bản chánh’, ông ta phải gấp rút thời gian để lôi kéo được người Mỹ tham gia bảo vệ không chỉ vùng biển mà cả vùng trời của Việt Nam ở Biển Đông.”
Nhà báo tự do Nguyễn Ngọc Già, cũng là một người theo dõi sát thời cuộc, nhận định chuyến đi dự kiến vào tháng 10, nếu diễn ra, thì đó là một tín hiệu tốt cho ĐCSVN nói chung và cho Bộ chính trị nói riêng, trong tình thế hiện nay mà ông ví với thành ngữ “thù trong giặc ngoài”.
Ông nêu điểm tương đồng không thay đổi trong mối quan hệ Việt - Mỹ từ năm 1946 cho đến nay:
“Đặt trong bối cảnh tình hình hiện nay, tôi nhớ tới năm 2013, ông Trương Tấn Sang, đương kim Chủ tịch nước lúc bấy giờ, sang thăm chính thức Hoa Kỳ và có mang bức thư của ông Hồ Chí Minh năm 1946 gửi Tổng thống Harry Truman (dù không nhận được hồi âm), gọi là tặng lại cho Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Barack Obama.
Nội dung bức thư đó chúng ta thấy rất rõ ở điểm: Việt Nam đang cầu viện Hoa Kỳ can thiệp vào tình hình Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là một thông điệp quá rõ để thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang rất cần Hoa Kỳ.”
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc lại cho rằng mục đích chuyến đi của Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ, mà theo Giáo sư Carl Thayer là khoảng tháng 10, là để mở rộng quan hệ Việt - Mỹ và giải quyết những vấn đề nóng bỏng hiện nay trên Biển Đông. Trong đó, Mỹ với vai trò và tính cách là một cường quốc có quyền lợi ở khu vực này. Tuy nhiên ông không đánh giá cao chuyến đi sắp tới bởi một số lý do sau:
“Thứ nhất, sức khỏe của ông Trọng chưa thể bảo đảm cho một chuyến đi dài ngày; Thứ hai là trong quan hệ Việt - Mỹ, không thể một sớm một chiều mà có thể thay đổi từ quan hệ đối tác chiến lược sang đối tác chiến lược toàn diện.
Một điểm nữa, Tổng thống Donald Trump là một ông “sáng nắng chiều mưa”, và Việt Nam không phải là trọng điểm chiến lược của Mỹ ở châu Á- Thái Bình Dương. Do đó mối quan hệ Việt - Mỹ trong thời gian trước mắt chưa có gì bảo đảm để khắng khít theo mong muốn của Việt Nam với chính sách “ba không”.”
Ông Đinh Kim Phúc cho rằng nếu muốn đẩy mối quan hệ Việt - Mỹ hiện nay thêm một bước thì chỉ cần cấp Bộ trưởng ngoại giao là đủ chứ không cần tới nguyên thủ quốc gia.
Liên quan đến quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ, Luật sư Vũ Đức Khanh, một người luôn theo dõi tình hình chính trị Việt Nam từ Canada thì cho rằng ông Trọng không có khả năng "tăng tốc" mối quan hệ này vì hạn chế về tuổi tác và ý thức hệ. Tuy vậy ông nhận xét:
“Với những gì chúng ta có thể quan sát được về mặt nổi trong quan hệ Việt - Trung và những căng thẳng đang có trên Biển Đông, khả năng một quan hệ tầm chiến lược toàn diện sẽ được nâng cấp trong chuyến thăm Nhà Trắng kỳ này của ông Trọng”.
Việt Nam kỳ vọng điều gì?
Tại cuộc họp báo thường kỳ vào chiều ngày 14/3/2019, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ sang thăm Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thời gian chuyến thăm sẽ được thu xếp vào thời điểm thích hợp.
Vào cuối tháng 4/2019, Bộ Trưởng Công An CSVN Tô Lâm dẫn đầu một phái đoàn cấp cao của Việt Nam thăm Mỹ theo lời mời của các cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ.
Trong cuộc gặp với Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ David Hale, ông Tô Lâm nói: “Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau.”
Đó là cách nói của ông Tô Lâm, còn với nhận định của giới chuyên gia về tình hình chính trị thì theo ông Phạm Chí Dũng, với tình hình Biển Đông như hiện nay, Việt Nam phải làm sao đạt được quan hệ ‘đối tác chiến lược’ với Mỹ, để bảo đảm rằng quốc gia đối trọng duy nhất với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ hỗ trợ chế độ cộng sản Việt Nam khai thác dầu khí. Ông nêu ra giải pháp:
“Nhưng muốn đạt được ý đồ trên, chính thể độc đảng ở Việt Nam lại phải tính đến việc từ bỏ một phần hoặc toàn bộ chính sách ‘ba không’ giáo điều và vô bổ của nó, nhất là hai nguyên tắc không liên kết với nước này để chống lại nước khác và không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam đã tự lấy đá ghè chân mình.”
Chính sách “3 không” của Việt Nam bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.
Việt Nam cho rằng chính sách này thể hiện Việt Nam giữ trạng thái cân bằng trong quan hệ với các cường quốc.
Ở một nhìn nhận khác, ông Nguyễn Ngọc Già khẳng định rằng, trong chuyến thăm Mỹ lần này, phía Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu của Hoa Kỳ về mặt kinh tế với hai vấn đề quan trọng là thâm thủng mậu dịch và thao túng tiền tệ. Việt Nam không nên để Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ như Donald Trump đã từng cảnh báo.
Ngoài vấn đề kinh tế, một vấn đề nữa mà theo ông Việt Nam cần phải nắm lấy cơ hội ngay, đó là quốc phòng:
“Bây giờ họ không chần chừ được nữa, không có đường lui nữa với tình hình Bãi Tư Chính nói riêng và tình hình Biển Đông kết hợp với tình hình Hong Kong, Đài Loan…”
Ông Nguyễn Ngọc Già cũng nhận định thêm rằng, Việt Nam có thể thực hiện hay nhượng bộ một số điều để làm vừa lòng Hoa Kỳ, trừ nhân quyền và thể chế độc đảng:
“Một điểm duy nhất xuyên suốt mà theo tôi, những ai có quan tâm thời cuộc đều thấy rất rõ từ thời Trần Đại Quang làm Chủ Tịch nước, đó là họ sẵn sàng đáp ứng tất cả những yêu cầu của Hoa kỳ, nhưng họ chỉ mong muốn phía Hoa Kỳ phải tôn trọng thể chế độc đảng. Tôi nghĩ rằng trong thời điểm hiện nay, có thể Hoa Kỳ vẫn sẽ chấp nhận điều đó.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nhận xét rằng dù có “chiều” lòng Hoa Kỳ tới đâu, dù có thể hiện quan điểm mới của Việt Nam trong chính sách mà Việt Nam hay gọi là “đa dạng hóa, đa phương hóa” thì cũng không giải quyết được tình hình hiện nay cho Việt Nam, vì Việt Nam hiện vẫn là một nước nhỏ, kinh tế thì vẫn còn nghèo, quân sự thì hạn chế bên cạnh một cường quốc hung hãn như Trung Quốc:
“Chính vì vậy mà hơn một tháng qua, ông Nguyễn Phú Trọng không hề lên tiếng trong vấn đề biển đảo. Tôi nghĩ rằng đó là thế thủ, chừa đường lui để tiếp tục quan hệ với Trung Quốc trong tương lai nếu Trung Quốc tạm chấm dứt, tạm đình chỉ hoặc thay đổi phương hướng của mình về tình hình Biển Đông.”
Hôm 26/8/2019, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc có những hành động xâm lấn cưỡng bức đối với các hoạt động khai thác dầu khí ở vùng nước mà Việt Nam đòi chủ quyền. Bộ Quốc phòng Mỹ gọi các hành động của Trung Quốc là chiến thuật bắt nạt các nước, đồng thời khẳng định cam kết của Mỹ trong việc tiếp tục bảo vệ các đồng minh và đối tác để đảm bảo tự do hàng hải và các hoạt động kinh tế ở khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương.
Trong cuộc hội đàm tại Hà Nội hôm 27/2/2019, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã mời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ trong năm nay để tiếp tục trao đổi về những biện pháp tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nêu điểm khác biệt lớn nhất giữa lần dự kiến đi Mỹ vào giữa năm 2019 của Nguyễn Phú Trọng và lần dự kiến thứ hai vào tháng 10 cùng năm là hội chứng “Tàu Trung Quốc”.
Ông phân tích rằng trước tháng 5 năm 2019 chưa có vụ tàu Trung Quốc gây hấn ở khu vực Bãi Tư Chính, do đó quan hệ Việt - Mỹ có cần thiết được đẩy lên tầm ‘đối tác chiến lược’ hay không cũng không quá khẩn thiết đối với ông Trọng và giới chóp bu trong Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam, dù trước đó đã liên tiếp xảy ra hai vụ Trung Quốc gây hấn đều ở Bãi Tư Chính vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018.
Nhưng kể từ đầu tháng 7 năm 2019, khi Trung Quốc ngang nhiên đem tàu thăm dò dầu khí vào khu vực Bãi Tư Chính, thì tình hình đã khác hẳn, kéo theo cán cân đàm phán Việt - Mỹ đã nghiêng hẳn về phía Mỹ, xét trên phương diện ‘ai cần ai hơn’ vào lúc này?
“Bài toán đặt ra với Nguyễn Phú Trọng hiện thời là trong khi ông ta vẫn tuyệt đối ‘cấm khẩu’ về vụ tàu Hải Dương và giới quan chức cấp dưới của ông ta cũng ‘sao y bản chánh’, ông ta phải gấp rút thời gian để lôi kéo được người Mỹ tham gia bảo vệ không chỉ vùng biển mà cả vùng trời của Việt Nam ở Biển Đông.”
Nhà báo tự do Nguyễn Ngọc Già, cũng là một người theo dõi sát thời cuộc, nhận định chuyến đi dự kiến vào tháng 10, nếu diễn ra, thì đó là một tín hiệu tốt cho ĐCSVN nói chung và cho Bộ chính trị nói riêng, trong tình thế hiện nay mà ông ví với thành ngữ “thù trong giặc ngoài”.
Ông nêu điểm tương đồng không thay đổi trong mối quan hệ Việt - Mỹ từ năm 1946 cho đến nay:
“Đặt trong bối cảnh tình hình hiện nay, tôi nhớ tới năm 2013, ông Trương Tấn Sang, đương kim Chủ tịch nước lúc bấy giờ, sang thăm chính thức Hoa Kỳ và có mang bức thư của ông Hồ Chí Minh năm 1946 gửi Tổng thống Harry Truman (dù không nhận được hồi âm), gọi là tặng lại cho Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Barack Obama.
Nội dung bức thư đó chúng ta thấy rất rõ ở điểm: Việt Nam đang cầu viện Hoa Kỳ can thiệp vào tình hình Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là một thông điệp quá rõ để thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang rất cần Hoa Kỳ.”
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc lại cho rằng mục đích chuyến đi của Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ, mà theo Giáo sư Carl Thayer là khoảng tháng 10, là để mở rộng quan hệ Việt - Mỹ và giải quyết những vấn đề nóng bỏng hiện nay trên Biển Đông. Trong đó, Mỹ với vai trò và tính cách là một cường quốc có quyền lợi ở khu vực này. Tuy nhiên ông không đánh giá cao chuyến đi sắp tới bởi một số lý do sau:
“Thứ nhất, sức khỏe của ông Trọng chưa thể bảo đảm cho một chuyến đi dài ngày; Thứ hai là trong quan hệ Việt - Mỹ, không thể một sớm một chiều mà có thể thay đổi từ quan hệ đối tác chiến lược sang đối tác chiến lược toàn diện.
Một điểm nữa, Tổng thống Donald Trump là một ông “sáng nắng chiều mưa”, và Việt Nam không phải là trọng điểm chiến lược của Mỹ ở châu Á- Thái Bình Dương. Do đó mối quan hệ Việt - Mỹ trong thời gian trước mắt chưa có gì bảo đảm để khắng khít theo mong muốn của Việt Nam với chính sách “ba không”.”
Ông Đinh Kim Phúc cho rằng nếu muốn đẩy mối quan hệ Việt - Mỹ hiện nay thêm một bước thì chỉ cần cấp Bộ trưởng ngoại giao là đủ chứ không cần tới nguyên thủ quốc gia.
Liên quan đến quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ, Luật sư Vũ Đức Khanh, một người luôn theo dõi tình hình chính trị Việt Nam từ Canada thì cho rằng ông Trọng không có khả năng "tăng tốc" mối quan hệ này vì hạn chế về tuổi tác và ý thức hệ. Tuy vậy ông nhận xét:
“Với những gì chúng ta có thể quan sát được về mặt nổi trong quan hệ Việt - Trung và những căng thẳng đang có trên Biển Đông, khả năng một quan hệ tầm chiến lược toàn diện sẽ được nâng cấp trong chuyến thăm Nhà Trắng kỳ này của ông Trọng”.
Việt Nam kỳ vọng điều gì?
Tại cuộc họp báo thường kỳ vào chiều ngày 14/3/2019, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ sang thăm Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thời gian chuyến thăm sẽ được thu xếp vào thời điểm thích hợp.
Vào cuối tháng 4/2019, Bộ Trưởng Công An CSVN Tô Lâm dẫn đầu một phái đoàn cấp cao của Việt Nam thăm Mỹ theo lời mời của các cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ.
Trong cuộc gặp với Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ David Hale, ông Tô Lâm nói: “Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau.”
Đó là cách nói của ông Tô Lâm, còn với nhận định của giới chuyên gia về tình hình chính trị thì theo ông Phạm Chí Dũng, với tình hình Biển Đông như hiện nay, Việt Nam phải làm sao đạt được quan hệ ‘đối tác chiến lược’ với Mỹ, để bảo đảm rằng quốc gia đối trọng duy nhất với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ hỗ trợ chế độ cộng sản Việt Nam khai thác dầu khí. Ông nêu ra giải pháp:
“Nhưng muốn đạt được ý đồ trên, chính thể độc đảng ở Việt Nam lại phải tính đến việc từ bỏ một phần hoặc toàn bộ chính sách ‘ba không’ giáo điều và vô bổ của nó, nhất là hai nguyên tắc không liên kết với nước này để chống lại nước khác và không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam đã tự lấy đá ghè chân mình.”
Chính sách “3 không” của Việt Nam bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.
Việt Nam cho rằng chính sách này thể hiện Việt Nam giữ trạng thái cân bằng trong quan hệ với các cường quốc.
Ở một nhìn nhận khác, ông Nguyễn Ngọc Già khẳng định rằng, trong chuyến thăm Mỹ lần này, phía Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu của Hoa Kỳ về mặt kinh tế với hai vấn đề quan trọng là thâm thủng mậu dịch và thao túng tiền tệ. Việt Nam không nên để Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ như Donald Trump đã từng cảnh báo.
Ngoài vấn đề kinh tế, một vấn đề nữa mà theo ông Việt Nam cần phải nắm lấy cơ hội ngay, đó là quốc phòng:
“Bây giờ họ không chần chừ được nữa, không có đường lui nữa với tình hình Bãi Tư Chính nói riêng và tình hình Biển Đông kết hợp với tình hình Hong Kong, Đài Loan…”
Ông Nguyễn Ngọc Già cũng nhận định thêm rằng, Việt Nam có thể thực hiện hay nhượng bộ một số điều để làm vừa lòng Hoa Kỳ, trừ nhân quyền và thể chế độc đảng:
“Một điểm duy nhất xuyên suốt mà theo tôi, những ai có quan tâm thời cuộc đều thấy rất rõ từ thời Trần Đại Quang làm Chủ Tịch nước, đó là họ sẵn sàng đáp ứng tất cả những yêu cầu của Hoa kỳ, nhưng họ chỉ mong muốn phía Hoa Kỳ phải tôn trọng thể chế độc đảng. Tôi nghĩ rằng trong thời điểm hiện nay, có thể Hoa Kỳ vẫn sẽ chấp nhận điều đó.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nhận xét rằng dù có “chiều” lòng Hoa Kỳ tới đâu, dù có thể hiện quan điểm mới của Việt Nam trong chính sách mà Việt Nam hay gọi là “đa dạng hóa, đa phương hóa” thì cũng không giải quyết được tình hình hiện nay cho Việt Nam, vì Việt Nam hiện vẫn là một nước nhỏ, kinh tế thì vẫn còn nghèo, quân sự thì hạn chế bên cạnh một cường quốc hung hãn như Trung Quốc:
“Chính vì vậy mà hơn một tháng qua, ông Nguyễn Phú Trọng không hề lên tiếng trong vấn đề biển đảo. Tôi nghĩ rằng đó là thế thủ, chừa đường lui để tiếp tục quan hệ với Trung Quốc trong tương lai nếu Trung Quốc tạm chấm dứt, tạm đình chỉ hoặc thay đổi phương hướng của mình về tình hình Biển Đông.”
Hôm 26/8/2019, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc có những hành động xâm lấn cưỡng bức đối với các hoạt động khai thác dầu khí ở vùng nước mà Việt Nam đòi chủ quyền. Bộ Quốc phòng Mỹ gọi các hành động của Trung Quốc là chiến thuật bắt nạt các nước, đồng thời khẳng định cam kết của Mỹ trong việc tiếp tục bảo vệ các đồng minh và đối tác để đảm bảo tự do hàng hải và các hoạt động kinh tế ở khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương.
Diễm Thi
(RFA)
Không có nhận xét nào