Theo Tạp chí Dân số thế giới (World Population Review), năm 2019, người Việt Nam lùn thứ 4 thế giới, chỉ cao hơn người Indonesia, Philippines và Bolivia.
Mới đây, Tạp chí Dân số thế giới đã công bố về chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới.
Trong đó, các nước châu Âu đứng đầu top các quốc gia cao nhất thế giới.
Trong top 10 nước lùn nhất thế giới, Việt Nam xếp thứ 4. Đàn ông Việt Nam cao trung bình 1,621m, phụ nữ cao trung bình 1,522m. Với chỉ số trên, người Việt Nam chỉ cao hơn người Indonesia, Philippines và Bolivia.
So với một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á, người Việt Nam có chiều cao rất khiêm tốn.
Trong khu vực Đông Bắc Á: Tại Trung Quốc, đàn ông cao trung bình 1,69m, phụ nữ 1,58m. Tại Hàn Quốc, đàn ông cao trung bình 1,707m, phụ nữ 1,574m. Tại Nhật Bản, đàn ông cao trung bình 1,72m, phụ nữ 1,58m.
Người Triều Tiên cũng cao hơn người Việt Nam, với chiều cao trung bình của nam giới là 1,656m và phụ nữ là 1,549m.
Trong khu vực Đông Nam Á, người Singapore có chiều cao khá nổi trội với nam giới 1,71m và nữ giới 1,60m; người Thái Lan có chiều cao trung bình 1,703m đối với nam giới và 1,59m đối với nữ giới. Đối với người Malaysia, con số này lần lượt là 1,663m (nam) và 1,547m (nữ).
Người Việt chỉ cao hơn người Indonesia (1,58m), Philippines (1,619m) và Bolivia (1,60m).
Theo UNICEF, Việt Nam cũng có tỷ lệ thấp còi cao nhất Đông Nam Á, với 23,8% ở trẻ em dưới 5 tuổi. Hàng năm, hơn 230.000 trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng.
Các chuyên gia dinh dưỡng trong nước đánh giá chiều cao người Việt tăng chậm nhiều thập kỷ. Từ năm 1975 – 2000, chiều cao người Việt tăng trung bình 1,1 cm mỗi thập kỷ. Năm 2000 – 2016, nam giới chỉ cao thêm 2,1 cm, nữ tăng 1 cm. Mức này thấp hơn nhiều so với chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới và thấp hơn chiều cao trung bình cùng nhóm tuổi của đa số các nước trong khu vực châu Á.
Nhiều ý kiến cho rằng người Việt Nam lùn là hệ quả của việc thiếu vận động, coi nhẹ thể dục thể thao ở độ tuổi thanh thiếu niên. Hiện nay, giáo dục thể chất ở các trường học đều chưa được coi trọng, với các môn học không hấp dẫn được học sinh, cũng chưa được biên soạn giáo trình nhắm vào mục đích giúp các em tăng trưởng chiều cao.
Thanh Thuỷ
Top 10 quốc gia lùn nhất thế giới (Theo World Population Review) |
Mới đây, Tạp chí Dân số thế giới đã công bố về chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới.
Trong đó, các nước châu Âu đứng đầu top các quốc gia cao nhất thế giới.
Trong top 10 nước lùn nhất thế giới, Việt Nam xếp thứ 4. Đàn ông Việt Nam cao trung bình 1,621m, phụ nữ cao trung bình 1,522m. Với chỉ số trên, người Việt Nam chỉ cao hơn người Indonesia, Philippines và Bolivia.
So với một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á, người Việt Nam có chiều cao rất khiêm tốn.
Trong khu vực Đông Bắc Á: Tại Trung Quốc, đàn ông cao trung bình 1,69m, phụ nữ 1,58m. Tại Hàn Quốc, đàn ông cao trung bình 1,707m, phụ nữ 1,574m. Tại Nhật Bản, đàn ông cao trung bình 1,72m, phụ nữ 1,58m.
Người Triều Tiên cũng cao hơn người Việt Nam, với chiều cao trung bình của nam giới là 1,656m và phụ nữ là 1,549m.
Trong khu vực Đông Nam Á, người Singapore có chiều cao khá nổi trội với nam giới 1,71m và nữ giới 1,60m; người Thái Lan có chiều cao trung bình 1,703m đối với nam giới và 1,59m đối với nữ giới. Đối với người Malaysia, con số này lần lượt là 1,663m (nam) và 1,547m (nữ).
Người Việt chỉ cao hơn người Indonesia (1,58m), Philippines (1,619m) và Bolivia (1,60m).
Theo UNICEF, Việt Nam cũng có tỷ lệ thấp còi cao nhất Đông Nam Á, với 23,8% ở trẻ em dưới 5 tuổi. Hàng năm, hơn 230.000 trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng.
Các chuyên gia dinh dưỡng trong nước đánh giá chiều cao người Việt tăng chậm nhiều thập kỷ. Từ năm 1975 – 2000, chiều cao người Việt tăng trung bình 1,1 cm mỗi thập kỷ. Năm 2000 – 2016, nam giới chỉ cao thêm 2,1 cm, nữ tăng 1 cm. Mức này thấp hơn nhiều so với chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới và thấp hơn chiều cao trung bình cùng nhóm tuổi của đa số các nước trong khu vực châu Á.
Nhiều ý kiến cho rằng người Việt Nam lùn là hệ quả của việc thiếu vận động, coi nhẹ thể dục thể thao ở độ tuổi thanh thiếu niên. Hiện nay, giáo dục thể chất ở các trường học đều chưa được coi trọng, với các môn học không hấp dẫn được học sinh, cũng chưa được biên soạn giáo trình nhắm vào mục đích giúp các em tăng trưởng chiều cao.
Thanh Thuỷ
(trithucvn.net)
Không có nhận xét nào