Câu chuyện đà điểu chui đầu vào cát
mỗi khi thấy bão ập tới hay có kẻ thù nguy hiểm rình rập thực ra chỉ là
câu chuyện ngụ ngôn không có thật, người xưa chỉ lấy hình ảnh to lớn của
đà điểu đứng một mình giữa hoang sơ cúi đầu tìm thức ăn gây ấn tượng nó
đang tránh né điều gì đó đang ập tới nhằm ngụ ý phê phán những con
người có chức phận nhưng không hoàn thành trách nhiệm của mình, như con
đà điểu trốn tránh trách nhiệm phải bảo vệ chính nó.
Khu nhà kho Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông bị phá hủy do vụ cháy hôm 28/8/2019. |
Câu
chuyện này không khác mấy với thái độ chui đầu xuống cát của UBND thành
phố Hà Nội trong mấy ngày qua khi nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông
bị cháy gây phát tán chất độc thủy ngân có thể làm cho người dân quanh
vùng bị nhiễm chất độc này. Từ khi xảy ra vụ cháy cho đến những tranh
cãi về các thông báo cho người dân tránh xa vùng bị nhiễm độc, người dân
cả nước thật sự ngạc nhiên khi UBND thành phố Hà Nội hoàn toàn im lặng,
không hề có bất cứ chỉ đạo nào đối phó với tại họa này trong khi vai
trò mà UBND thành phố mang trên vai là phải nhanh chóng xử lý vụ việc
nhanh nhất có thể.
Câu
chuyện về thông báo khẩn cấp của UBND phường Hạ Đình cho thấy trách
nhiệm của một chủ tịch phường lớn hơn nhiều lần lãnh đạo cấp cao hơn.
Ngay hôm sau khi đám cháy xảy ra thông bao của phường Hạ Đình cho biết
số bụi khói, không khí nhiễm bẩn chắc chắn sẽ gây tổn hại đến sức khỏe
người dân trên một số địa bàn của phường Hạ Đình vì vậy phường khuyến
nghị người dân không sử dụng thực phẩm rau, hoa quả gia cầm, cá, lợn
được nuôi trong vòng bán kính 1 Km tính từ tâm đám cháy trong vòng 21
ngày.
Nhận
xét về văn bản này TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch mạng lưới không khí
sạch Việt Nam, cho rằng thông báo của UBND phường Hạ Đình phát đi là rất
kịp thời, cần thiết, hữu ích. Ông Tùng cho rằng tuy văn bản do chính
quyền phường ban hành nhưng đã được cơ quan chuyên môn tư vấn rất kỹ vì
các khuyến cáo đưa ra khá chính xác, chi tiết. Người soạn thảo, ký cho
ban hành đã nhìn thấy rõ nguy cơ về ô nhiễm hóa chất của một vụ cháy
không phải thông thường kho hàng của một nhà máy sản xuất có chứa hóa
chất trong khu dân cư đông đúc, khuyến cáo như vậy là cần thiết.
Tuy
nhiên văn bản cần thiết này dưới mắt của cấp cao hơn là UBND quận Thanh
Xuân lại cho rằng không phù hợp với cương vị của một chủ tịch phường do
đó bà Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân (Hà Nội) Lê Mai Trang cho biết, UBND
quận đã kiểm điểm nghiêm khắc đối với UBND phường Hạ Đình vì đã ban
hành văn bản vượt quá thẩm quyền và chưa đủ cơ sở, khiến người dân hoang
mang, lo lắng.
Một lần nữa UBND thành phố Hà Nội vẫn rúc đầu xuống cát.
Sau
khi phán xử UBND phường Hạ Đình, hai ngày sau quận Thanh Xuân tiến hành
cho lấy mẫu quan trắc môi trường rồi vội kết luận: An toàn! Nhưng sau
đó Bộ Tài nguyên-Môi trường đã chứng minh môi trường không hề an toàn
đối với sức khỏe người dân.
TS
Nguyễn Đức Sơn, Viện phó Viện Sức khỏe Nghề nghiệp - Môi trường thuộc
Bộ Y tế, người trực tiếp dẫn đoàn của đơn vị này đến quan trắc khu vực
đám cháy tại công ty Rạng Đông, khẳng định với báo chí chưa từng có văn
bản nào trả lời kết quả quan trắc môi trường sau vụ cháy tại công ty
Rạng Đông, như thông tin do UBND quận Thanh Xuân tự đưa ra. Vậy hóa ra
UBND quận Thanh Xuân đang dùng chiêu trò trấn an quần chúng bằng phương
pháp trấn áp thông tin một chiều.
Ngay
cả việc làm sai trái đi ngược lại với “đạo đức cách mạng” này của quận
Thanh Xuân thì UBND thành phố Hà Nội, đơn vị chủ quản của nó vẫn tiếp
tục im lặng làm như Thanh Xuân trực thuộc thành phố HCM.
Người
dân không cần sự quan tâm hay trách nhiệm gì của UBND thành phố Hà Nội
vì họ biết có quan tâm thì cũng chỉ là những thông báo vô thưởng vô phạt
chẳng mấy ai nghe, nhưng dù sao thì một thông báo dù ngớ ngẩn cũng có
thể gọi là “quan ngại” sức khỏe quần chúng, có đâu tâm lý đà điểu đã làm
cho cán bộ từ thấp đến cao trong cái UB này chỉ biết nhìn nhau chờ đợi.
Người
dân không nói nhưng ông Lưu Bình Nhưỡng, đại biều quốc hội đã nói. Theo
ông thì “Trong việc này, lẽ ra Thành phố phải có trách nhiệm nhưng lại
không làm. Thậm chí khi người ta làm có trách nhiệm thì lại lờ đi không
bênh vực, cũng không công khai thông tin. Vì thế, dư luận có quyền đặt
dấu hỏi về việc Thành phố bao che cho quận Thanh Xuân - đơn vị liên quan
trực tiếp nhưng cũng chưa có động thái kịp thời ứng phó với sự cố”
Vào
ngày 4 tháng 9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Võ Tuấn Nhân cho
biết có 15,1- 27,2 kg thủy ngân đã phát tán ra môi trường vì vậy Bộ Tài
nguyên - Môi trường xác định phạm vi vùng có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến
sức khoẻ người dân là trong khoảng cách 500 m tính từ hàng rào nhà máy
bị cháy và cho hay, đã kiến nghị TP. Hà Nội phối hợp với Bộ Quốc phòng
triển khai tẩy độc khu vực bị cháy. Ngoài ra, khuyến cáo người dân trong
vùng phạm vi bán kính cách hàng rào nhà kho cháy đến 500m áp dụng các
biện pháp vệ sinh, phòng ngừa phơi nhiễm bảo vệ sức khỏe.
Vậy
là phường Hạ Đình đã làm một công việc hết sức cần thiết tuy thẩm quyền
của một phường không cho phép quyết định một việc vượt quá chức năng
của nó. Tuy nhiên trong đối phó với thảm họa, hành động quyết đoán này
cẩn được nhân rộng thay vì phủ nhận bởi vì văn bản kịp thời này làm cho
người dân hiểu rõ mức độ nguy hiềm của chất độc trong nước và không khí,
nó cảnh báo chứ không o ép người dân phải ngay lập tức di tản tránh tai
họa, phần việc này thuộc trách nhiệm của UBND thành phố, cấp cao nhất
và có đủ thẩm quyền nhất cho những hành động tiếp theo kể cả việc thông
báo gỡ bỏ những biện pháp mà phường Hạ Đình đưa ra lúc ban đầu.
Cho
tới nay đã hơn một tuần lễ, theo Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch
Mai cho biết kể từ sau khi vụ cháy xảy ra, đã có trên 100 người được làm
xét nghiệm thủy ngân máu và một số người đã được lấy nước tiểu 24 giờ
để xét nghiệm thủy ngân, đã có 82 người ghi nhận có thủy ngân trong máu
với hàm lượng thấp 10 mcg/L (mức tối đa cho phép). Tuy thấp nhưng đây là
dấu hiệu đã có sự xuất hiện của thủy ngân trong nước hay trong không
khí. Từ thấp đến cao là một khả năng hoàn toàn có thể.
Báo
chí đã có ý kiến chuyên gia cho rằng Hà Nội cần buộc các nhà máy công
nghiệp có hóa chất độc hại di dời ra khỏi nội đô vì mỗi lần có sự cố thì
người dân không biết tránh đâu vì hạ tầng phòng chống thảm họa của Việt
Nam là một bi kịch, nếu có sự cố lớn xảy ra thì tai họa sẽ rất khôn
lường. Tuy nhiên theo nhiều người trách nhiệm cho biết chủ trương di dời
các cơ sở sản xuất ô nhiễm, độc hại ra khỏi nội đô đã được quyết định
từ những năm 2010 tới 2014 nhưng từ đó đến nay vẫn chưa thực hiện.
Và một lần nữa trách nhiệm của chú đà điểu đã được nhắc tới mặc dù không ai tin rằng chú sẽ nghe và phản hồi tích cực.
Mặc Lâm
(Blog VOA)
Không có nhận xét nào