Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải Việt
Nam vừa cho biết đã có kết quả trúng sơ tuyển thầu cao tốc Bắc – Nam,
nhưng đó là “tài liệu mật,” nên không thể tiết lộ.
Đồ họa của dự án cao tốc Bắc-Nam. (Ảnh chụp màn hình Người Lao Động) |
VTC
trích lời Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông hôm
4/9 cho biết có kết quả sơ tuyển thầu cao tốc Bắc - Nam nhưng đây là
“tài liệu mật, không thể công bố.”
“…Theo
quy định của pháp luật về đấu thầu, quá trình đánh giá, thẩm định, lựa
chọn nhà đầu tư thực hiện theo chế độ hồ sơ mật, không cung cấp cụ thể
được,” trang Vietnambiz trích lời ông Đông nói.
Vào
tháng 7, đài VOV cho biết tuyến Cao tốc Bắc-Nam có 60 bộ hồ sơ tham gia
sơ tuyển, trong đó có 16 nhà đầu tư Trung Quốc tham gia, đông nhất
trong số các doanh nghiệp ngoại dự thầu.
Các
doanh nghiệp của Trung Quốc nằm trong số những nhà đầu tư muốn đấu thầu
dự án cao tốc Bắc-Nam của Việt Nam giữa bối cảnh có những quan ngại từ
công chúng và cảnh báo của các chuyên gia về chất lượng kém cũng như
tham vọng bá quyền của Trung Quốc trong các dự án của họ.
Hôm
5/9, báo Lao động dẫn lời ông Nguyễn Ngọc Đông nói rằng qua kết quả sơ
tuyển của nhà đầu tư cao tốc Bắc-Nam, Bộ GTVT đã nhận được một số hồ sơ
đầu tư liên kết, liên doanh của các nhà đầu tư trong nước tham gia dự án
này.
Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về phát biểu của ông Đông.
Blogger
Chu Vĩnh Hải bình luận trên Facebook hôm 5/9: “Nhiều Facebookers đang
lên án thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khi cho rằng: “Kết quả trúng
thầu sơ tuyển cao tốc Bắc- Nam là tài liệu mật.” Lý do nêu ra là cần
công khai và minh bạch.
“Tôi
cho rằng, ý kiến của thứ trưởng Đông là đúng và chính xác. Các bạn nên
nhớ rằng, trúng thầu sơ tuyển chỉ là xác định nhà thầu đủ tiêu chuẩn
năng lực thi công, năng lực tài chính và uy tín... để thực hiện dự án.”
Blogger
Chu Vĩnh Hải lý giải rằng nếu công khai các nhà thầu trúng thầu sơ
tuyển sẽ dẫn đến một khả năng rất xấu: “các nhà thầu sẽ tiến hành thông
thầu (hiệp thương về giá), thực hiện quân xanh quân đỏ để bỏ thầu với
giá cao ngất.”
Trong
khi đó Blogger Nguyễn Đình Ngọc viết: “Theo hiểu biết của tôi, khi bọn
chúng muốn thông thầu theo kiểu "quân xanh quân đỏ" thì không cần cái
gọi là “tài liệu" mật, chúng cũng làm được. Chúng hoàn toàn dư sức mua
thông tin ngay từ Bộ GTVT, bằng nhiều cách. Cách dễ dàng nhất là bỏ số
tiền không cần lớn lắm để mua những người trực tiếp soạn hồ sơ, bán hồ
sơ…”
Vào
tháng 5/2019, một bản tuyên bố “phản đối dự án đường cao tốc Bắc-Nam”
lan truyền trên mạng xã hội, nêu ra một số quan ngại về chất lượng, tiến
độ, an ninh, chính trị, tuyên bố của “các tổ chức xã hội dân sự và
người dân khắp nơi” ở Việt Nam yêu cầu chính quyền “không vay vốn và
nhận đầu tư từ Trung Quốc” cho dự án này.
Báo
chí trong nước tường thuật rằng ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối
tác công-tư của bộ GTVT, nói với báo giới bên lề hội nghị rằng việc
nhiều nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm đến dự án cao tốc Bắc-Nam là “điều
hoàn toàn bình thường”.
Ông Huy nói thêm là nhà đầu tư Trung Quốc “giống như” các nhà đầu tư đến từ các nước khác, vì thế “không nên phân biệt đối xử.”
Vào
tháng 2/2019, Bộ GTVT công bố nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao
tốc Bắc - Nam, trong đó đề xuất xây dựng mới tuyến đường dài khoảng
1.559km chạy dọc hành lang Bắc - Nam, đi qua 20 địa phương, nối Hà Nội
và TP.HCM.
Theo
lộ trình dự kiến, đến tháng 9/2019, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiến hành
thẩm định, phê duyệt kết quả sơ tuyển nhà đầu tư. Từ tháng 10/2019
-1/2020, phát hành hồ sơ mời thầu. Từ tháng 1-2/2020, đánh giá hồ sơ mời
thầu và đến tháng 3/2020, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu
tư, theo báo Lao động.
(VOA)
Không có nhận xét nào