Truyền
thông quốc tế đồng loạt đưa tin, cựu ĐBQH Việt Nam từng bị truất phế -
bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo -
Itaco (ITA), đã đâm đơn kiện nguyên Thủ tướng ông Nguyễn Tấn Dũng ra tòa
trọng tài quốc tế. Với lý do trong thời gian làm Thủ Tướng ông Nguyễn
Tấn Dũng đã có các quyết định sai trái, làm cho công ty của bà Yến thiệt
hại 2,5 tỷ đôla về lợi nhuận và vốn đầu tư trong dự án Nhiệt điện Kiên
Lương ở tỉnh Kiên Giang. Cụ thể vào ngày 18/3/2016, trước khi hết nhiệm
kỳ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định 428/QĐ-TTg phê duyệt điều
chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có
xét đến năm 2030, trong đó không có dự án Nhiệt điện Kiên Lương.
Theo VOA cho biết, Văn phòng Công ty Luật Buzbee (Văn phòng luật sư của nguyên đơn) cho hay, “Việc
ông Nguyễn Tấn Dũng hủy bỏ dự án này là hết sức vô lý và dựa trên những
lý do mang tính cá nhân chứ không liên quan gì đến nhiệm vụ của ông khi
ông đảm nhận cương vị Thủ tướng Việt Nam.”.
Vì sao Doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến kiện nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? |
Đáng chú ý, thông tin kể trên xuất hiện chỉ sau đúng một ngày, khi một số tờ báo trong nước đưa tin "Nữ đại gia Đặng Thị Hoàng Yến mất tích bí ẩn, 3,5 ngàn tỷ chưa biết bao giờ đòi được". Theo đó, theo báo cáo của kiểm toán, Nhiệt điện Kiên Lương là một dự án lớn nằm trong sơ đồ phát triển nguồn điện của Chính phủ. Tuy nhiên, dự án này đã dẫm chân tại chỗ sau hơn 10 năm vừa qua, đã gây nhiều bức xúc trong xã hội. Từ đó đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về năng lực tài chính của Tập đoàn Tân Tạo của bà Yến. Đồng thời cho rằng, ITA chưa đánh giá được chắc chắn khả năng thu hồi của các khoản đầu tư và khoản phải thu nói trên do việc này phụ thuộc vào khả năng tiếp tục thực hiện dự án Nhiệt điện Kiên Lương.
Cụ
thể, tới ngày 30/06/2019, ITA ghi nhận khoản đầu tư vào CTCP Đầu tư và
Phát triển Năng lượng Tân Tạo (TDEC) và CTCP Năng lượng Tân Tạo 2 (TEC
2) với giá trị lần lượt là gần 1,753 tỷ đồng và 418 tỷ đồng. Ngoài ra,
ITA còn có khoản phải thu từ TEDC với số tiền gần 1,343 tỷ đồng. Như
vậy, khoản đầu tư và phải thu từ 2 công ty có liên quan của ITA với tổng
trị giá hơn 3,5 ngàn tỷ đồng.
Theo báo VnEconomy ngày 18/11/2018 cũng cho hay, "Tập
đoàn Tân Tạo cho biết, để phát triển dự án này, họ đã đầu tư 270 triệu
USD và hiện nay vẫn phải trả lãi cho khoản đầu tư này. Do đó, Tập đoàn
Tân Tạo đó là cần bổ sung dự án Kiên Lương 1 vào Quy hoạch phát triển
điện lực Quốc gia nhằm đầu nối với hệ thống truyền tải điện quốc gia.". Và vẫn theo VnEconoomy cho biết thêm, "Phản
hồi kiến nghị của Tân Tạo, UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, năm 2016,
tỉnh Kiên Giang đã có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không đưa Nhà máy
nhiệt điện Kiên Lương vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy
hoạch 7) điều chỉnh và thu hồi chủ trương đầu tư Cảng nước sâu Nam Du
của công ty."
Theo nhà báo Hoàng tư Giang đã viết trên trang FB cá nhân cho biết, "Nhiệt
điện KL (Kiên Lương) dự kiến có công suất 1.200 MW và đầu tư ban đầu
theo hình thức xây dựng – vận hành – sở hữu (BOO). Chủ đầu tư tư muốn
được Chính phủ bảo lãnh toàn bộ cho các nghĩa vụ của mình. Đây là vấn
đề.
Theo
BOO, sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư dự án sở hữu và được
quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn,
nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo
quy định của pháp luật về đầu tư (theo NĐ 63). Thông thường, chủ đầu tư
phải có 15-20% vốn, còn 80% còn lại đi vay. Như vậy, nhà đầu tư tư nhân
“sở hữu” và “kinh doanh” dự án mà lại muốn CP (Chính Phủ) bảo lãnh cho
vốn vay thì rất khó, không theo thông lệ. Tất nhiên là CP nói không. Đây
là một trong những bế tắc.
Đến
Quy hoạch điện 7 thì ko còn thấy tên dự án trong đó. Sau này, sau nhiều
diễn biến khác, tỉnh gửi nhiều công văn đòi thu hồi vì dự án quá chậm.
Tuy nhiên, theo thông tin trên báo chí, chủ đầu tư nói đã đầu tư hàng
trăm triệu đô."
Qua
đó có thể hình dung ra rằng, Dự Án Nhiệt điện Kiên Lương của bà Đặng
Thị Hoàng Yến muốn được Chính Phủ Việt Nam đứng ra bảo lãnh vốn vay và
đã bị từ chối, dẫn đến việc dự án chậm tiến độ do không triển khai được
vì thiếu vốn. Và cuối cùng đã bị tỉnh Kiên Giang, nơi ông Nguyễn Thanh
Nghị con trai cả của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là Bí thư tỉnh ủy ra công
văn đòi thu hồi.
Được
biết, bà Đặng Thị Hoàng Yến từng là ĐBQH khoá XIII (nhiệm kỳ 2011
-2016) thuộc tỉnh Long An có mối quan hệ với cựu Chủ tịch Nước Trương
Tấn Sang, một đối thủ chính trị thuộc loại "một mất một còn" với cựu Thủ
Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong nhiều năm qua. Đáng chú ý, bà Đặng thị
Hoàng Yến bị Quốc Hội Việt Nam truất phế tư cách ĐBQH vì khai man lý
lịch. Bà Yến từng là đảng viên đảng CSVN có tên Mỹ là Maya Dangelas,
trước đó là công dân Việt Nam sau đã trở thành công dân Hoa Kỳ vào năm
2005. Và bà Đặng Thị Hoàng Yến còn được cho là chủ nhân của trang
website Quan Làm Báo đình đám phục vụ cho cuộc chiến phe phái trong nội
bộ lãnh đạo đảng CSVN một thời. Và sau đó bà Yến đã phải qua Mỹ để lánh
mặt hòng tránh sự trả thù của phe cánh ông Nguyễn Tấn Dũng.
Theo báo Dân Trí cho hay, "Theo
tỉnh Kiên Giang thì tại cuộc họp về vấn đề thu hồi chủ trương đầu tư
Trung tâm Điện lực Kiên Giang và Cảng nước sâu Nam Du, hồi cuối tháng
8/2017, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã kết luận như sau: Do tiến độ
triển khai chậm, đồng thời với chủ trương phát triển các nhà máy nhiệt
điện tuabin khí hỗn hợp tại Kiên Giang sử dụng khí Lô B dãn đến việc Dự
án Nhà máy Kiên Lương 1 và Kiên Lương 2 không có trong danh mục các dự
án nguồn điện đưa vào vận hành giai đoạn đến năm 2030 trong Quy hoạch
Điện VII điều chỉnh được Thủ tướng phê duyệt."
Vụ kiện của bà Yến lần này đã khiến người ta nhớ đến vụ án Vua “chả giò” Trịnh Vĩnh Bình, một Việt kiều người Hà Lan đã kiện chính phủ Việt Nam đòi bồi thườngvà đã thắng kiện tới 1.250.000 USD vào tháng 4/2019. Tuy nhiên một thắc mắc được dư luận được đặt ra là, vì sao bà Đặng Thị Hoàng Yến lại kiện nguyên Thủ tướng ông Nguyễn Tấn Dũng mà không kiện Chính Phủ Việt Nam như ông Trịnh Vĩnh Bình?
Vụ kiện của bà Yến lần này đã khiến người ta nhớ đến vụ án Vua “chả giò” Trịnh Vĩnh Bình, một Việt kiều người Hà Lan đã kiện chính phủ Việt Nam đòi bồi thườngvà đã thắng kiện tới 1.250.000 USD vào tháng 4/2019. Tuy nhiên một thắc mắc được dư luận được đặt ra là, vì sao bà Đặng Thị Hoàng Yến lại kiện nguyên Thủ tướng ông Nguyễn Tấn Dũng mà không kiện Chính Phủ Việt Nam như ông Trịnh Vĩnh Bình?
Theo
quan điểm của tác giả Nguyễn Quỳnh Thiên Trang trong bài viết "Đặng Thị
Hoàng Yến kiện Nguyễn Tấn Dũng: Có lý, nhưng cũng rất phi lý" đã cho
rằng, đối tượng bị đơn của Thông báo Trọng tài là vấn đề có vẻ không
thỏa đáng nhất trong toàn bộ vụ việc, ít nhất là về mặt pháp lý. Tuy
nhiên, những lập luận này có vẻ không hợp lý vì cựu thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng không thể là một bên trong tiến trình tố tụng liên quan đến tranh
chấp đầu tư. Theo đó, "Bên khởi kiện phải là nhà đầu tư. Bên bị kiện phải là chính phủ của quốc gia có cáo buộc vi phạm.
Chính
phủ của một quốc gia không thể khởi kiện ngược cá nhân, công ty của
quốc gia còn lại vì nhà đầu tư không phải là chủ thể có thẩm quyền tham
gia hiệp định đầu tư và từ đó không thể vi phạm cam kết mà hiệp định đầu
tư đó ghi nhận.
Cũng
cùng lý do ở trên, chỉ có chính phủ đại diện cho một quốc gia mới có
trách nhiệm (và tư cách) là bị đơn bồi thường trong tranh chấp nhà đầu
tư – quốc gia, bởi bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác trong bộ máy nhà
nước, dù nghỉ hưu hay còn đương nhiệm, đều không phải là bên ký kết của
một hiệp định đầu tư, và vì vậy, không thể vi phạm nghĩa vụ do hiệp định
đó ghi nhận. ".
Điều này cũng hoàn toàn đúng như nhận định của Luật sư Lê Công Định, trả lời phỏng vấn của RFA cho rằng, nói một cách chính xác bị đơn là chính phủ VN thì dù Chính phủ Việt Nam dưới quyền điều khiển của ông Dũng hay ông Nguyễn Xuân Phúc thì xác định bị đơn là chính phủ VN chính xác hơn. Xác định bị đơn là ông Nguyễn Tấn Dũng là không chính xác.
Tin tức về vụ kiện cựu Thủ tướng Dũng của bà Đặng Thị Hoàng Yến xuất hiện giữ lúc tin tức đấu đá nội bộ lãnh đạo Việt Nam rộ lên trước Đại Hội đảng CSVN lần thứ 13 (năm 2021) dễ làm cho người ta liên tưởng đến việc các phe nhóm trong đảng, cụ thể là phe của ông Tư Sang đang mượn tay bà Yến để "đánh" ông Dũng. Song một điều cần phải thấy rằng, đây là tín hiệu cho thấy cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn bình an vô sự giữa lúc ông Ba Dũng có nhiều biểu hiện cho thấy đã chấp nhận an phận làm người tử tế.
Đến đây phần nào đã rõ, dù muốn được bồi thường 2,5 tỷ USD, nhưng bà Đặng Thị Hoàng Yến lại "cố ý" chọn không đúng đối tượng bị đơn là Chính Phủ Việt Nam, mà muốn kiện theo đường vòng. Rất có thể câu trả lời cho câu hỏi "Vì sao bà Đặng Thị Hoàng Yến lại kiện nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà không kiện Chính phủ Việt Nam", có thể là bà Đặng Thị Hoàng Yến muốn sử dụng vụ kiện này là lý do thoái thác, trì hoãn nợ nần với các cổ đông trong Dự Án Nhiệt điện Kiên Lương nói riêng và trong sự nghiệp kinh doanh của bà ta nói chung. Hoặc có thể đây cũng là dấu hiệu cho thấy, cuộc thanh toán ân oán của "cuộc chiến Ba - Tư" cách đây gần 10 năm đã được tái khởi động.
Vụ án xuyên thế kỷ mà Thương gia Trịnh Vĩnh Bình đã thắng kiện chính phủ Việt Nam trên 1 tỷ USD, thì cuối cùng cũng lấy từ tiền thuế của người dân để trả nợ. Nay với vụ bà Đặng Thị Hoàng Yến kiện nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dẫu thắng thua chưa biết, nhưng nếu Chính Phủ Việt Nam lại thua thì lại tiền dân, chạy Trời đâu khỏi nắng. Đáng buồn là họ đều là những người một thời là đồng chí cộng sản cả. Người Cộng sản là giai cấp vô sản, vậy họ lấy tiền ở đâu ra mà lắm vậy?
Điều này cũng hoàn toàn đúng như nhận định của Luật sư Lê Công Định, trả lời phỏng vấn của RFA cho rằng, nói một cách chính xác bị đơn là chính phủ VN thì dù Chính phủ Việt Nam dưới quyền điều khiển của ông Dũng hay ông Nguyễn Xuân Phúc thì xác định bị đơn là chính phủ VN chính xác hơn. Xác định bị đơn là ông Nguyễn Tấn Dũng là không chính xác.
Tin tức về vụ kiện cựu Thủ tướng Dũng của bà Đặng Thị Hoàng Yến xuất hiện giữ lúc tin tức đấu đá nội bộ lãnh đạo Việt Nam rộ lên trước Đại Hội đảng CSVN lần thứ 13 (năm 2021) dễ làm cho người ta liên tưởng đến việc các phe nhóm trong đảng, cụ thể là phe của ông Tư Sang đang mượn tay bà Yến để "đánh" ông Dũng. Song một điều cần phải thấy rằng, đây là tín hiệu cho thấy cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn bình an vô sự giữa lúc ông Ba Dũng có nhiều biểu hiện cho thấy đã chấp nhận an phận làm người tử tế.
Đến đây phần nào đã rõ, dù muốn được bồi thường 2,5 tỷ USD, nhưng bà Đặng Thị Hoàng Yến lại "cố ý" chọn không đúng đối tượng bị đơn là Chính Phủ Việt Nam, mà muốn kiện theo đường vòng. Rất có thể câu trả lời cho câu hỏi "Vì sao bà Đặng Thị Hoàng Yến lại kiện nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà không kiện Chính phủ Việt Nam", có thể là bà Đặng Thị Hoàng Yến muốn sử dụng vụ kiện này là lý do thoái thác, trì hoãn nợ nần với các cổ đông trong Dự Án Nhiệt điện Kiên Lương nói riêng và trong sự nghiệp kinh doanh của bà ta nói chung. Hoặc có thể đây cũng là dấu hiệu cho thấy, cuộc thanh toán ân oán của "cuộc chiến Ba - Tư" cách đây gần 10 năm đã được tái khởi động.
Vụ án xuyên thế kỷ mà Thương gia Trịnh Vĩnh Bình đã thắng kiện chính phủ Việt Nam trên 1 tỷ USD, thì cuối cùng cũng lấy từ tiền thuế của người dân để trả nợ. Nay với vụ bà Đặng Thị Hoàng Yến kiện nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dẫu thắng thua chưa biết, nhưng nếu Chính Phủ Việt Nam lại thua thì lại tiền dân, chạy Trời đâu khỏi nắng. Đáng buồn là họ đều là những người một thời là đồng chí cộng sản cả. Người Cộng sản là giai cấp vô sản, vậy họ lấy tiền ở đâu ra mà lắm vậy?
Ngày 13 tháng 9 năm 2019
© Kami
(Blog RFA)
(Blog RFA)
Không có nhận xét nào