Chuyện Bãi Tư Chính và chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng |
Người
ta hy vọng rằng, trong chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch
Nước Nguyễn Phú Trọng lần này, quan hệ Việt - Mỹ từ đối tác toàn diện sẽ
được nâng mức lên thành đối tác chiến lược toàn diện. Thậm chí không ít
người còn lạc quan khi cho rằng, sau chuyến thăm Mỹ lần này của ông
Trọng, Việt Nam sẽ trở thành một đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ, giữa
lúc Trung Quốc ngày càng gia tăng gây hấn đối với Việt Nam trên Biển
Đông nói chung và khu vực Bãi Tư Chính nói riêng.
Cá nhân tôi cho rằng, cứ nhìn vào diễn biến xảy ra trên Bãi Tư Chính sẽ đoán được ông Trọng có đi thăm Mỹ hay không? Tại sao lại nói như vậy?
Cá nhân tôi cho rằng, cứ nhìn vào diễn biến xảy ra trên Bãi Tư Chính sẽ đoán được ông Trọng có đi thăm Mỹ hay không? Tại sao lại nói như vậy?
Việc
Trung Quốc gia tăng gây hấn đối với chủ quyền Việt Nam trên khu vực
Biển Đông nói chung và gần đây là Bãi Tư Chính, về mặt chiến lược không
ngoài mục đích khẳng định chủ quyền biển và các thực thể nằm trong đường
đứt khúc 9 đoạn phi pháp của họ nhằm độc chiếm Biển Đông. Còn vấn đề
Bãi Tư Chính nổi lên trong vài ba tháng gần đây, thì thoạt đầu tưởng
chừng là một bước tiến mới trong yêu sách, nhằm khẳng định quyền khai
thác và hợp tác khai thác tài nguyên biển với các nước có liên quan
trong khu vực Biển Đông, như nội dung dự thảo COC của Trung Quốc đối với
các thành viên Asian. Nhưng xem xét kỹ tình hình chính trường Việt Nam
gân đây sẽ thấy, một kịch bản "Nội công, ngoại kích" trong cuộc chiến
phe phái nội bộ đảng CSVN nhằm ngăn chặn chuyến thăm Mỹ Tổng Bí thư kiêm
Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng .
Hoàn toàn không phải vô tình mà người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ông Cảnh Sảng, ngày 18/9/2019 đột nhiên tuyên bố trơ trẽn khi nói rằng Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính. Đồng thời ông Cảnh Sảng còn cho rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, quyền chủ quyền và tái phán đối với vùng nước ở Bãi Tư Chính trong khu vực quần đảo Trường Sa. Song theo ông Greg Poling, giám đốc AsiaMTI đã viết bình luận trên twitter cho rằng: "Trung Quốc vừa làm vừa vẽ cho ra chuyện. Bộ Ngoại giao TQ muốn tránh đề cập đến đường 9 vạch, nhưng vẫn yêu sách mọi thứ trong đó. Vì vậy, bộ này hợp lí hóa các hành động TQ ngoài khơi của VN với việc nói rằng bãi ngầm Vạn An (bãi Tư Chính) là một phần của quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp.”.
Song vẫn theo ông Greg Poling, "Vấn đề: không phải vậy", mà vấn đề ở chỗ Trung quốc muốn kéo vấn đề Bãi Tư Chính gắn với các tranh chấp trong khu vực quần đảo Trường Sa giữa các bên. Điều này cho thấy, trong vấn đề Bãi Tư Chính phía Trung Quốc đang lúng túng về lý lẽ, với lý do: "Bãi Tư chính là bãi ngầm dưới mặt biển. Thể địa lí trên măt biển khi triều cao gần với lô 06/01 nhất là đảo Trường Sa cách đó gần 190 nm. Bờ biển VN chỉ cách đó 140 nm. Ngay cả khi theo lập trường của TQ là phán quyết của trọng tài năm 2016 là không hợp lệ và Trường Sa được hưởng EEZ / CS (thềm lục đia), thì quả thật vô lí để yêu sách lô 06/01.".
Hoàn toàn không phải vô tình mà người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ông Cảnh Sảng, ngày 18/9/2019 đột nhiên tuyên bố trơ trẽn khi nói rằng Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính. Đồng thời ông Cảnh Sảng còn cho rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, quyền chủ quyền và tái phán đối với vùng nước ở Bãi Tư Chính trong khu vực quần đảo Trường Sa. Song theo ông Greg Poling, giám đốc AsiaMTI đã viết bình luận trên twitter cho rằng: "Trung Quốc vừa làm vừa vẽ cho ra chuyện. Bộ Ngoại giao TQ muốn tránh đề cập đến đường 9 vạch, nhưng vẫn yêu sách mọi thứ trong đó. Vì vậy, bộ này hợp lí hóa các hành động TQ ngoài khơi của VN với việc nói rằng bãi ngầm Vạn An (bãi Tư Chính) là một phần của quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp.”.
Song vẫn theo ông Greg Poling, "Vấn đề: không phải vậy", mà vấn đề ở chỗ Trung quốc muốn kéo vấn đề Bãi Tư Chính gắn với các tranh chấp trong khu vực quần đảo Trường Sa giữa các bên. Điều này cho thấy, trong vấn đề Bãi Tư Chính phía Trung Quốc đang lúng túng về lý lẽ, với lý do: "Bãi Tư chính là bãi ngầm dưới mặt biển. Thể địa lí trên măt biển khi triều cao gần với lô 06/01 nhất là đảo Trường Sa cách đó gần 190 nm. Bờ biển VN chỉ cách đó 140 nm. Ngay cả khi theo lập trường của TQ là phán quyết của trọng tài năm 2016 là không hợp lệ và Trường Sa được hưởng EEZ / CS (thềm lục đia), thì quả thật vô lí để yêu sách lô 06/01.".
Một
câu hỏi được đặt ra là, vì sao bỗng nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại Giao
Trung Quốc ông Cảnh Sảng ngày 18/9/2019 lại để lộ ra điểm yếu "chết
người" của phía Trung Quốc về vấn đề Bãi Tư Chính như vậy? Có lẽ nguyên
nhân là vì, vấn đề Bãi Tư Chính có liên quan đến nội tình chính trị của
đảng CSVN trước chuyến đi Mỹ của Tổng Bí thư Trọng. Còn nhớ trước đây ít
ngày, nhà báo Huy Đức cây bút tín hiệu được cho là thuộc phe cựu Chủ
tịch Nước Trương Tấn Sang đã bất ngờ đưa tin về việc ExxonMobil rút khỏi
dự án Cá Voi Xanh nhằm kích thích sự phẫn nộ của dư luận trong việc xử
lý vấn đề Bãi Tư Chính của chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng sau khi
kiểm chứng, người ta thấy rằng việc rút khỏi dự án Cá Voi Xanh của
ExxonMobil không liên quan đến sức ép của Trung Quốc.
Phải
chăng Trung Quốc và một bộ phận trong nội bộ đảng CSVN đang muốn đẩy
tầm quan trọng của vấn đề Bãi Tư Chính để phục vụ cho một mưu đồ chính
trị nhắm đến chuyến thăm Mỹ của ông Trọng?
Cũng không phải vô lý khi facebooker Đặng Sơn Duân, một người theo dõi chặt chẽ sự kiện Bãi Tư Chính trong những ngày này cho rằng, "Những người đầu tiên đưa tin này dĩ nhiên có thừa lão luyện để kiểm tra và bảo vệ uy tín của họ, bằng cách không đưa fake news hay tin đồn vô căn cứ đối với những sự kiện như thế này. Tuy nhiên, tôi chỉ không ưa được kiểu gán ghép gượng ép và vô duyên vào chuyện “xoay trục” với “thoát Trung” mà thôi. À, vào cả Trump nữa".
Cũng không phải vô lý khi facebooker Đặng Sơn Duân, một người theo dõi chặt chẽ sự kiện Bãi Tư Chính trong những ngày này cho rằng, "Những người đầu tiên đưa tin này dĩ nhiên có thừa lão luyện để kiểm tra và bảo vệ uy tín của họ, bằng cách không đưa fake news hay tin đồn vô căn cứ đối với những sự kiện như thế này. Tuy nhiên, tôi chỉ không ưa được kiểu gán ghép gượng ép và vô duyên vào chuyện “xoay trục” với “thoát Trung” mà thôi. À, vào cả Trump nữa".
Về lịch sử tranh chấp khu vực Bãi Tư Chính đã cho thấy, Việt Nam đã từng có một thời mạnh mẽ và quyết liệt trước một Trung Quốc mưu đồ độc chiếm biển Đông. Đặc biệt đối với chủ quyền bãi Tư Chính và các vùng nước xung quanh. Cụ thể, theo nhà báo Chu Vĩnh Hải cho biết: "Năm 1992, như để thăm dò thái độ của Việt Nam, phía Trung Quốc âm thầm cấp phép cho hãng dầu Crestone Energy Corporationcủa Mỹ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại bãi Tư Chính. Khi tàu thăm dò địa chấn của Crestone hoạt động trái phép ở bãi Tư Chính của Việt Nam, phía Việt Nam đã phái hai tàu hải quân xua đuổi quyết liệt. Trung Quốc cũng điều hai tàu hải quân ra đối đầu với hai tàu hải quân Việt Nam, nhưng trước thái độ mạnh mẽ và kiên quyết của hải quân Việt Nam, hai tàu hải quân Trung Quốc và tàu thăm dò địa chấn của Crestone đã phải ngậm ngùi rút khỏi bãi Tư Chính.
Vào năm 1994, phía Trung Quốc lại âm thầm cấp phép cho hãng dầu Mobil và Crestone của Mỹ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại bãi Tư Chính. Và Việt Nam đã phản ứng dữ dội và mạnh mẽ hơn sự kiện 1992 bằng cách cho nhiều tàu chiến ra xua đuổi. Hải quân Trung Quốc và tàu thăm dò của Mobil cùng Crestione đành phải rút đi trong hậm hực.".
Thế nhưng, đến nay, sự mạnh mẽ và quyết liệt ấy gần như đã biến mất. Cụ thể, ngày mồng 3/7/2019, tàu thăm dò địa chấn Haiyang Dizhi 8 và nhiều tàu hộ tống khác của Trung Quốc ngang nhiên vi phạm chủ quyền Việt Nam ở bãi Tư Chính, ngay lập tức truyền thông quốc tế và mạng xã hội ào ạt thông tin chi tiết, cụ thể. Và đối ngược lại, phải đến hơn 2 tuần sau, đến ngày 16-7, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới công khai thông tin thiếu cụ thể với thái độ hết sức rụt rè. Cũng may, cường độ cũng như các tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cũng dần được cải thiện, có phần cứng rắn hơn. Một phát hiện rất thú vị của facebooker Đặng Sơn Duân, một người theo dõi chặt chẽ sự kiện Bãi Tư Chính ngày 21/9/2019 khi cho rằng, cường độ; lịch trình hoạt động... của tàu thăm dò địa chấn Haiyang Dizhi 8 và các tàu hộ tống khác của Trung Quốc trong khu vực Bãi Tư chính trong thời gian gần đây, phụ thuộc vào 03 yếu tố, nhưng mức độ cần thiết tạo sức ép của dư luận xã hội lên chính phủ Việt Nam được xếp hàng đầu.
Điều đó có thể thấy rằng, có một thế lực chính trị trong ban lãnh đạo Việt Nam đã và đang cấu kết với Trung Quốc dùng sự kiện Bãi Tư Chính để đánh phá lẫn nhau. Cụ thể hơn là ngăn chặn chuyến thăm Mỹ của của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng, với mục đích cản trở việc nâng quan hệ Việt - Mỹ từ đối tác toàn diện thành đối tác chiến lược toàn diện. Kể cả việc Việt Nam sẽ trở thành một đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ.
Nếu đúng như thế thì bè lũ ấy đã phạm tội phản bội Tổ Quốc? Theo Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 của Nước CHXHCN Việt Nam về “Tội phản bội Tổ quốc” đã quy định: "Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc (...), tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình".
Nếu biết sức mạnh chính trị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kể từ trước Đại hội 12 cho đến nay là dựa vào phe cánh chính trị Nghệ Tĩnh (bao gồm Nghệ An và Hà Tĩnh), do cựu Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng trước đây cầm đầu. Đừng quên, ông Nguyễn Sinh Hùng là người có công rất lớn trong việc hỗ trợ ông Nguyễn Phú Trọng trở thành Tổng Bí thư trong Đại hội 12, sau chuyến thăm Trung Quốc bất thường nửa đêm kết thúc Hội Nghị TW 13 – Khóa 11 trước ngày Đại Hội 12 khai mạc chỉ vẻ vẹn có 4 ngày, để Quốc Vụ Viện Trung Quốc ra nghị quyết cho phép quân đội nước CHND Trung Hoa được phép đưa quân đội ra nước ngoài để bảo vệ thành quả Xã Hội Chủ Nghĩa, điều quyết định dẫn đến thất bại ê chề của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đại Hội 12 (Tháng Giêng 2016).
Việc có đến 16 Ủy viên trung ương đảng tại Đại Hội khóa 12 là người quê ở Hà Tĩnh, có liên quan gì đến tiền lại quả hàng trăm triệu USD từ dự án Formosa Hà Tĩnh, dùng để mua phiếu hay không đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Song chỉ biết, vì mối tâm giao mờ ám đó, mà nguyên Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đã thoát tội và hoàn toàn vô can trong đại án Ngân Hàng Đại Dương (Ocean Bank) của Hà Văn Thắm. Chú ý vụ việc nóng trong những ngày này, đó là việc rộ lên thông tin đòi xử lý trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong vụ án mua bán thuốc ung thư giả. Đây không phải là một việc vô tình bị lôi ra vào lúc này, nếu biết bà Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng là người Hà Tĩnh, đồng hương với Huy Đức và Trương Tấn Sang thì thấy, phe Nghệ Tĩnh đang ăn đòn nặng.
Chuyện bảo vệ chủ quyền Bãi Tư Chính của Việt Nam trước sự quấy phá của Trung Quốc, có sự tiếp tay của một bộ phận phe nhóm trong ban lãnh đạo Việt Nam là chuyện không thể chối cãi. Vì thế đòi hỏi mọi người Việt Nam phải hết sức tỉnh táo, chớ để mình trở thành công cụ tiếp tay cho bè lũ bán nước. Bảo về chủ quyền biển là công việc cực kỳ khó khăn, vì đây những công việc lâu dài và trường kỳ của các bên liên quan, không thể là công việc một sớm một chiều. Trái lại nếu ai không nắm được nguyên tắc này, khi có sự đòi hỏi các hành động nóng vội trên mức cần thiết lập tức sẽ mắc bẫy, để Trung Quốc lấy cớ trả đũa tấn công quân sự, đánh chiếm các đảo tiền tiêu hoặc toàn bộ các đảo của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, như bài họ Philippines mất bãi cạn Scarborough năm 2012.
Việc Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng có đến thăm Mỹ theo lời mời của Tổng thống Donald Trump trong một vài ngày gần đây hay không? Câu trả lời không phải do ông Trọng có quyền quyết định, mà nó sẽ chính là hàn thử biểu của cuộc chiến phe phái sẽ cho thấy, phe thân Trung Cộng trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam đang mạnh hay yếu.
Ông Trọng không đi Mỹ, Trung Quốc sẽ hết quấy rối Việt Nam ở Bãi Tư Chính.
Ngày 21 tháng 9 năm 2019
© Kami
(Blog RFA)
(Blog RFA)
Không có nhận xét nào