Tổng thống Trump ăn tối cùng cha mẹ của Otto Warmbier
CNN cho biết, ông Fred và bà Cindy Warmbier, cha mẹ của Otto Warmbier, sẽ ăn tối tại Nhà Trắng cùng Tổng thống Trump và Đại sứ Mỹ tại Đức, ông Richard Grenell vào tối thứ Bảy.
Otto Warmbier là sinh viên đại học người Mỹ đã bị giam giữ tại Triều Tiên trong hơn một năm vì cáo buộc tội gián điệp. Anh được trở về Mỹ trong tình trạng hôn mê vào năm 2017 và qua đời ngay sau đó.
Vẫn chưa rõ bữa tối được lên kế hoạch như thế nào hay còn có những người khác tham gia hay không.
Ông Grenell đã ở Washington trong vài ngày qua, đã gặp gỡ gia đình Warmbier ở Đức vào tháng 8.
“Hôm nay tôi đã giới thiệu bà Cindy, mẹ của Otto Warmbier cho mẹ tôi, Judi. Bà Cindy tập trung vào việc mang lại công lý cho gia đình – và chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ”, ông Grenell viết chú thích cho bức ảnh đăng lên Instagram.
Chuyên gia gốc Úc bị bỏ tù ở Iran được xác định làm việc cho đại học Melbourne
Reuters đưa tin, một phụ nữ người Anh gốc Úc bị bỏ tù ở Iran được xác định là Kylie Moore-Gilbert, một chuyên gia về chính trị Trung Đông tại Đại học Melbourne.
Gia đình của cô Moore-Gilbert đã đưa ra tuyên bố thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, họ đã liên hệ chặt chẽ với chính phủ Úc và cảm ơn chính phủ và trường đại học đã hỗ trợ.
“Chúng tôi tin rằng cơ hội tốt nhất để đảm bảo sự trở lại an toàn của Kylie là thông qua các kênh ngoại giao”, gia đình cô nói.
Truyền thông Anh và Úc đã đưa tin rằng cô Moore-Gilbert đã bị chính quyền Iran kết án 10 năm tù.
Tạm dừng quá khứ, Rome cho phép tàu từ thiện đến cảng Ý
Theo bản tin cùng ngày của Reutes, chính phủ mới của Ý đã cho phép một tàu từ thiện của Pháp đến đảo Lampedusa vào thứ Bảy và đưa vào bờ 82 người di cư, đảo ngược chính sách đóng cửa, không khoan nhượng của chính quyền trước đó.
Ocean Viking được điều hành bởi các tổ chức từ thiện của Pháp, SOS Stewee và Bác sĩ không biên giới (MSF). Ocean Viking cho biết trên Twitter, họ được bật đèn xanh để đi đến Lampedusa, sáu ngày sau khi thực hiện cuộc giải cứu đầu tiên ra khỏi bờ biển Libya.
Tổ chức MSF cho biết, chính quyền Ý vừa cung cấp cho Ocean Viking một nơi an toàn. Các quan chức địa phương xác nhận tin tức.
Phiến quân Houthi tuyên bố tấn công bằng máy bay không người lái vào nhà máy dầu của Ả Rập Xê Út.
AP đưa tin, một phát ngôn viên thuộc quân đội cho phiến quân Houthi (được Iran hậu thuẫn) ở Yemen đã tuyên bố một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào hai cơ sở khai thác dầu lớn ở Ả Rập Xê Út.
Ông Yahia Sarie cho biết, người Houthis đã điều 10 máy bay không người lái tấn công một cơ sở chế biến dầu ở Buqyaq và mỏ dầu Khurais.
Ông cảnh báo các cuộc tấn công của phiến quân chống lại vương quốc sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn nếu cuộc chiến ở Yemen tiếp diễn.
Mỹ trừng phạt tin tặc Triều Tiên chuyên lấy cắp tiền cho Bình Nhưỡng
Theo bản tin hôm thứ Bảy (14/9) của Aljazeera, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã công bố lệnh trừng phạt đối với ba nhóm tin tặc Triều Tiên liên quan đến vụ tấn công mạng WannaCry hồi năm 2017, cũng như các vụ đột nhập vào hệ thống của những ngân hàng và các công ty tài chính thế giới.
WannaCry (muốn khóc) là một virus độc hại được các tin tặc Triều Tiên dùng để tống tiền. Vào tháng 5/2017, sau 3 ngày phát tán, gần 300.000 máy tính ở 150 quốc gia đã bị lây nhiễm loại virus nguy hiểm này. Các tin tặc yêu cầu chủ của các máy bị nhiễm virus, nếu không muốn tiếp tục bị làm phiền thì phải nộp cho chúng từ 300 tới 600 Euro, chi trả thông qua tiền ảo bitcoin.
Các nhóm tin tặc Triều Tiên chịu lệnh trừng phạt của Mỹ là Lazarus Group, Bluenoroff và Andariel. Những nhóm “hắc thủ bàn phím” này được cho là hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng cục Trinh sát (RGB), đơn vị tình báo chính của Triều Tiên, vốn đã bị Mỹ và Liên Hợp Quốc đưa vào danh sách trừng phạt.
Theo biện pháp trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ, tất cả các tài sản và các giao dịch của các nhóm tin tặc này ở Hoa Kỳ sẽ bị phong tỏa. Tuyên bố của Bộ Tài chính cũng cho biết bất kỳ tổ chức tài chính nước ngoài nào cố tình liên hệ với các nhóm tin tặc Triều Tiên cũng có thể bị xử phạt.
CNN cho biết, ông Fred và bà Cindy Warmbier, cha mẹ của Otto Warmbier, sẽ ăn tối tại Nhà Trắng cùng Tổng thống Trump và Đại sứ Mỹ tại Đức, ông Richard Grenell vào tối thứ Bảy.
Otto Warmbier là sinh viên đại học người Mỹ đã bị giam giữ tại Triều Tiên trong hơn một năm vì cáo buộc tội gián điệp. Anh được trở về Mỹ trong tình trạng hôn mê vào năm 2017 và qua đời ngay sau đó.
Vẫn chưa rõ bữa tối được lên kế hoạch như thế nào hay còn có những người khác tham gia hay không.
Ông Grenell đã ở Washington trong vài ngày qua, đã gặp gỡ gia đình Warmbier ở Đức vào tháng 8.
“Hôm nay tôi đã giới thiệu bà Cindy, mẹ của Otto Warmbier cho mẹ tôi, Judi. Bà Cindy tập trung vào việc mang lại công lý cho gia đình – và chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ”, ông Grenell viết chú thích cho bức ảnh đăng lên Instagram.
Chuyên gia gốc Úc bị bỏ tù ở Iran được xác định làm việc cho đại học Melbourne
Reuters đưa tin, một phụ nữ người Anh gốc Úc bị bỏ tù ở Iran được xác định là Kylie Moore-Gilbert, một chuyên gia về chính trị Trung Đông tại Đại học Melbourne.
Gia đình của cô Moore-Gilbert đã đưa ra tuyên bố thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, họ đã liên hệ chặt chẽ với chính phủ Úc và cảm ơn chính phủ và trường đại học đã hỗ trợ.
“Chúng tôi tin rằng cơ hội tốt nhất để đảm bảo sự trở lại an toàn của Kylie là thông qua các kênh ngoại giao”, gia đình cô nói.
Truyền thông Anh và Úc đã đưa tin rằng cô Moore-Gilbert đã bị chính quyền Iran kết án 10 năm tù.
Tạm dừng quá khứ, Rome cho phép tàu từ thiện đến cảng Ý
Theo bản tin cùng ngày của Reutes, chính phủ mới của Ý đã cho phép một tàu từ thiện của Pháp đến đảo Lampedusa vào thứ Bảy và đưa vào bờ 82 người di cư, đảo ngược chính sách đóng cửa, không khoan nhượng của chính quyền trước đó.
Ocean Viking được điều hành bởi các tổ chức từ thiện của Pháp, SOS Stewee và Bác sĩ không biên giới (MSF). Ocean Viking cho biết trên Twitter, họ được bật đèn xanh để đi đến Lampedusa, sáu ngày sau khi thực hiện cuộc giải cứu đầu tiên ra khỏi bờ biển Libya.
Tổ chức MSF cho biết, chính quyền Ý vừa cung cấp cho Ocean Viking một nơi an toàn. Các quan chức địa phương xác nhận tin tức.
Phiến quân Houthi tuyên bố tấn công bằng máy bay không người lái vào nhà máy dầu của Ả Rập Xê Út.
AP đưa tin, một phát ngôn viên thuộc quân đội cho phiến quân Houthi (được Iran hậu thuẫn) ở Yemen đã tuyên bố một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào hai cơ sở khai thác dầu lớn ở Ả Rập Xê Út.
Ông Yahia Sarie cho biết, người Houthis đã điều 10 máy bay không người lái tấn công một cơ sở chế biến dầu ở Buqyaq và mỏ dầu Khurais.
Ông cảnh báo các cuộc tấn công của phiến quân chống lại vương quốc sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn nếu cuộc chiến ở Yemen tiếp diễn.
Mỹ trừng phạt tin tặc Triều Tiên chuyên lấy cắp tiền cho Bình Nhưỡng
Theo bản tin hôm thứ Bảy (14/9) của Aljazeera, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã công bố lệnh trừng phạt đối với ba nhóm tin tặc Triều Tiên liên quan đến vụ tấn công mạng WannaCry hồi năm 2017, cũng như các vụ đột nhập vào hệ thống của những ngân hàng và các công ty tài chính thế giới.
WannaCry (muốn khóc) là một virus độc hại được các tin tặc Triều Tiên dùng để tống tiền. Vào tháng 5/2017, sau 3 ngày phát tán, gần 300.000 máy tính ở 150 quốc gia đã bị lây nhiễm loại virus nguy hiểm này. Các tin tặc yêu cầu chủ của các máy bị nhiễm virus, nếu không muốn tiếp tục bị làm phiền thì phải nộp cho chúng từ 300 tới 600 Euro, chi trả thông qua tiền ảo bitcoin.
Các nhóm tin tặc Triều Tiên chịu lệnh trừng phạt của Mỹ là Lazarus Group, Bluenoroff và Andariel. Những nhóm “hắc thủ bàn phím” này được cho là hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng cục Trinh sát (RGB), đơn vị tình báo chính của Triều Tiên, vốn đã bị Mỹ và Liên Hợp Quốc đưa vào danh sách trừng phạt.
Theo biện pháp trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ, tất cả các tài sản và các giao dịch của các nhóm tin tặc này ở Hoa Kỳ sẽ bị phong tỏa. Tuyên bố của Bộ Tài chính cũng cho biết bất kỳ tổ chức tài chính nước ngoài nào cố tình liên hệ với các nhóm tin tặc Triều Tiên cũng có thể bị xử phạt.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào