Ông Trump: Cuộc gặp với Kim có thể sớm xảy ra
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Hai nói rằng một cuộc gặp khác với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un “có thể sẽ sớm diễn ra”, theo Yonhap.
Ông Trump nói điều này với các phóng viên khi ông đến trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York để tham gia cuộc họp Đại hội đồng.
Từ khi nhậm chức đến nay, Tổng thống Trump đã có 3 cuộc gặp chính thức với ông Kim. Cuộc gặp lịch sử đầu tiên diễn ra vào tháng 6/2018 tại Singapore, cuộc gặp thứ hai diễn ra vào tháng 2/2019 tại Hà Nội, và cuộc gặp thứ ba vào cuối tháng Sáu tại Bàn Môn Điếm, địa điểm nằm trên đường biên giới liên Triều.
Mỹ tổ chức sự kiện lên án Bắc Kinh đàn áp nhân quyền
Hôm thứ Hai, chính quyền Tổng thống Trump đã tổ chức một sự kiện mang tên “Kêu gọi toàn cầu về bảo vệ tự do tín ngưỡng”, trong đó gửi đi một tín hiệu cảnh cáo tới Bắc Kinh về tình trạng đàn áp đức tin ở Trung Quốc đại lục.
Trong sự kiện này, ông Trump tuyên bố: “Là Tổng thống, việc bảo vệ tự do tín ngưỡng là một trong những ưu tiên cao nhất của tôi, luôn luôn là như vậy”. Sau đó, cấp phó của ông, Phó Tổng thống Mike Pence đã lên án đích danh chính quyền Trung Quốc đàn áp tự do tín ngưỡng.
Hôm thứ Ba (giờ Mỹ), tức đêm nay theo giờ Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ tổ chức một sự kiện khác bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, để thảo luận về việc Bắc Kinh đàn áp người dân tộc Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.
Những sự kiện nêu trên tiếp nối những ngày mà chính quyền Trung Quốc liên tiếp bị lên án về các hành vi đàn áp tín ngưỡng và nhân quyền.
Hồng Kông cũng lao đao vì thương chiến
Cơ quan xúc tiến thương mại Hồng Kông, hôm thứ Hai, cho biết hàng xuất khẩu của thành phố năm nay sẽ bị sụt giảm lớn nhất trong 10 năm qua vì ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, theo SCMP.
Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông (HKTDC) dự báo rằng xuất khẩu của thành phố sẽ giảm 4% trong năm nay, đây là kết quả tồi tệ nhất kể từ năm 2009 – thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Dự báo này phủ nhận hoàn toàn một dự đoán trước đó rằng xuất khẩu của đặc khu sẽ tăng 2% trong năm 2019.
Dự báo của HKTDC đưa ra cùng ngày với công bố của Cục Quản lý Hải quan Trung Quốc rằng các chuyến hàng từ đại lục đến Hồng Kông đã giảm 7,7% trong 8 tháng đầu năm nay, so với cùng kỳ năm 2018, cho thấy một mức giảm lớn so với mức 6,3% trong sáu tháng đầu năm 2019. Điều này cũng sẽ khiến Trung Quốc gặp thiệt hại lớn khi Hồng Kông là một kênh quan trọng giúp giải quyết đầu ra cho hàng hóa nước này.
Nghị sĩ Mỹ: Hãy ngừng mua hàng hóa Trung Quốc
Thượng nghị sĩ Rick Scott hôm thứ Hai (23/9) nói với CNBC rằng người Mỹ cần chấm dứt mua bán các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc nhằm gây sức ép buộc Bắc Kinh phải thay đổi tập quán thương mại của mình.
Nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa đại diện cho bang Florida kêu gọi trong chương trình “Squawk Box” của CNBC: “Hãy ngừng mua hàng hóa Trung Quốc. Điều đó sẽ có tác động lớn nhất đến nền kinh tế của họ. Đó là điều duy nhất buộc họ phải thay đổi những gì họ đang làm. Họ vẫn chưa cảm nhận được áp lực khiến họ phải thay đổi”.
Ông Scott kêu gọi: “Chúng ta phải đứng lên chống lại Trung Quốc. Chúng ta không có lựa chọn nào khác”.
Afghanistan: ít nhất 35 người chết trong một đám cưới
Có ít nhất 35 thường dân tham dự một tiệc cưới đã thiệt mạng và 13 người khác bị thương vì cuộc đột kích của lực lượng chính phủ Afghanistan nhắm vào nơi ẩn náu của các chiến binh Hồi giáo cực đoan, hai quan chức ở miền nam tỉnh Helmand cho biết thông tin hôm thứ Hai, theo Reuters.
Các quan chức nói rằng, quân đội chính phủ đã tấn công ngôi nhà mà Taliban sử dụng để huấn luyện những kẻ đánh bom tự sát. Tuy nhiên ngôi nhà này nằm cạnh nhà cô dâu và nhiều người tham dự lễ cưới không kịp thoát khỏi đám cháy lan từ ngôi nhà do Taliban chiếm giữ.
Pháp, Đức, Anh nói Iran là thủ phạm tấn công Ả Rập
Trong một tuyên bố chung tại Liên Hợp Quốc, các nhà lãnh đạo của Anh, Pháp và Đức kết luận Iran là thủ phạm gây ra các cuộc tấn công vào hai cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Xê Út vào ngày 14/9 bằng máy bay không người lái, theo Aljazeera.
“Đối với chúng tôi, rõ ràng, Iran chịu trách nhiệm về cuộc tấn công này. Không có lời giải thích hợp lý nào khác”, Thủ tướng Đức, Thủ tướng Anh và Tổng thống Pháp đồng tình trong tuyên bố chung do Pháp công bố.
Căng thẳng ở Trung Đông đã gia tăng sau các cuộc tấn công những cơ sở dầu mỏ của Ả Rập, ảnh hưởng tới một nửa sản lượng từ nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, sở hữu 5% nguồn cung dầu toàn cầu, tương đương với khoảng 5,7 triệu thùng mỗi ngày.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Hai nói rằng một cuộc gặp khác với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un “có thể sẽ sớm diễn ra”, theo Yonhap.
Ông Trump nói điều này với các phóng viên khi ông đến trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York để tham gia cuộc họp Đại hội đồng.
Từ khi nhậm chức đến nay, Tổng thống Trump đã có 3 cuộc gặp chính thức với ông Kim. Cuộc gặp lịch sử đầu tiên diễn ra vào tháng 6/2018 tại Singapore, cuộc gặp thứ hai diễn ra vào tháng 2/2019 tại Hà Nội, và cuộc gặp thứ ba vào cuối tháng Sáu tại Bàn Môn Điếm, địa điểm nằm trên đường biên giới liên Triều.
Mỹ tổ chức sự kiện lên án Bắc Kinh đàn áp nhân quyền
Hôm thứ Hai, chính quyền Tổng thống Trump đã tổ chức một sự kiện mang tên “Kêu gọi toàn cầu về bảo vệ tự do tín ngưỡng”, trong đó gửi đi một tín hiệu cảnh cáo tới Bắc Kinh về tình trạng đàn áp đức tin ở Trung Quốc đại lục.
Trong sự kiện này, ông Trump tuyên bố: “Là Tổng thống, việc bảo vệ tự do tín ngưỡng là một trong những ưu tiên cao nhất của tôi, luôn luôn là như vậy”. Sau đó, cấp phó của ông, Phó Tổng thống Mike Pence đã lên án đích danh chính quyền Trung Quốc đàn áp tự do tín ngưỡng.
Hôm thứ Ba (giờ Mỹ), tức đêm nay theo giờ Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ tổ chức một sự kiện khác bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, để thảo luận về việc Bắc Kinh đàn áp người dân tộc Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.
Những sự kiện nêu trên tiếp nối những ngày mà chính quyền Trung Quốc liên tiếp bị lên án về các hành vi đàn áp tín ngưỡng và nhân quyền.
Hồng Kông cũng lao đao vì thương chiến
Cơ quan xúc tiến thương mại Hồng Kông, hôm thứ Hai, cho biết hàng xuất khẩu của thành phố năm nay sẽ bị sụt giảm lớn nhất trong 10 năm qua vì ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, theo SCMP.
Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông (HKTDC) dự báo rằng xuất khẩu của thành phố sẽ giảm 4% trong năm nay, đây là kết quả tồi tệ nhất kể từ năm 2009 – thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Dự báo này phủ nhận hoàn toàn một dự đoán trước đó rằng xuất khẩu của đặc khu sẽ tăng 2% trong năm 2019.
Dự báo của HKTDC đưa ra cùng ngày với công bố của Cục Quản lý Hải quan Trung Quốc rằng các chuyến hàng từ đại lục đến Hồng Kông đã giảm 7,7% trong 8 tháng đầu năm nay, so với cùng kỳ năm 2018, cho thấy một mức giảm lớn so với mức 6,3% trong sáu tháng đầu năm 2019. Điều này cũng sẽ khiến Trung Quốc gặp thiệt hại lớn khi Hồng Kông là một kênh quan trọng giúp giải quyết đầu ra cho hàng hóa nước này.
Nghị sĩ Mỹ: Hãy ngừng mua hàng hóa Trung Quốc
Thượng nghị sĩ Rick Scott hôm thứ Hai (23/9) nói với CNBC rằng người Mỹ cần chấm dứt mua bán các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc nhằm gây sức ép buộc Bắc Kinh phải thay đổi tập quán thương mại của mình.
Nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa đại diện cho bang Florida kêu gọi trong chương trình “Squawk Box” của CNBC: “Hãy ngừng mua hàng hóa Trung Quốc. Điều đó sẽ có tác động lớn nhất đến nền kinh tế của họ. Đó là điều duy nhất buộc họ phải thay đổi những gì họ đang làm. Họ vẫn chưa cảm nhận được áp lực khiến họ phải thay đổi”.
Ông Scott kêu gọi: “Chúng ta phải đứng lên chống lại Trung Quốc. Chúng ta không có lựa chọn nào khác”.
Afghanistan: ít nhất 35 người chết trong một đám cưới
Có ít nhất 35 thường dân tham dự một tiệc cưới đã thiệt mạng và 13 người khác bị thương vì cuộc đột kích của lực lượng chính phủ Afghanistan nhắm vào nơi ẩn náu của các chiến binh Hồi giáo cực đoan, hai quan chức ở miền nam tỉnh Helmand cho biết thông tin hôm thứ Hai, theo Reuters.
Các quan chức nói rằng, quân đội chính phủ đã tấn công ngôi nhà mà Taliban sử dụng để huấn luyện những kẻ đánh bom tự sát. Tuy nhiên ngôi nhà này nằm cạnh nhà cô dâu và nhiều người tham dự lễ cưới không kịp thoát khỏi đám cháy lan từ ngôi nhà do Taliban chiếm giữ.
Pháp, Đức, Anh nói Iran là thủ phạm tấn công Ả Rập
Trong một tuyên bố chung tại Liên Hợp Quốc, các nhà lãnh đạo của Anh, Pháp và Đức kết luận Iran là thủ phạm gây ra các cuộc tấn công vào hai cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Xê Út vào ngày 14/9 bằng máy bay không người lái, theo Aljazeera.
“Đối với chúng tôi, rõ ràng, Iran chịu trách nhiệm về cuộc tấn công này. Không có lời giải thích hợp lý nào khác”, Thủ tướng Đức, Thủ tướng Anh và Tổng thống Pháp đồng tình trong tuyên bố chung do Pháp công bố.
Căng thẳng ở Trung Đông đã gia tăng sau các cuộc tấn công những cơ sở dầu mỏ của Ả Rập, ảnh hưởng tới một nửa sản lượng từ nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, sở hữu 5% nguồn cung dầu toàn cầu, tương đương với khoảng 5,7 triệu thùng mỗi ngày.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào