Lãnh đạo Hồng Kông yêu cầu Mỹ không can thiệp
AFP cho biết, trong cuộc họp báo thứ Ba (10/9), trưởng đặc khu Carrie Lam yêu cầu Mỹ không can thiệp vào cách giải quyết của chính quyền đối với biểu tình đặc khu.
Bình luận trên được đưa ra sau khi vào Chủ nhật (8/20), người biểu tình tuần hành đến lãnh sự quán Mỹ tại Hồng Kông, kêu gọi chính quyền Trump thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông. Đạo luật này cho phép chính phủ Mỹ đánh giá mức độ tự chủ chính trị của đặc khu hàng năm để xác định có nên tiếp tục tình trạng thương mại đặc biệt theo Đạo luật Chính sách Mỹ – Hồng Kông năm 1992 hay không.
Bà Lam phát biểu trước các phóng viên “Bất kỳ quốc gia nào can thiệp vào các vấn đề của Hồng Kông là cực kỳ không phù hợp. Tôi hy vọng không có thêm ai ở Hồng Kông tìm cách tiếp cận để yêu cầu Mỹ thông qua đạo luật này”. Trưởng đặc khu cho biết thêm, bất kỳ thay đổi nào trong mối quan hệ kinh tế với Washington sẽ đe dọa “lợi ích chung”.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) ngừng mua dầu của Venezuela trong tháng thứ 2
Động thái này của CNPC để tránh vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Retuers cho biết, CNPC đã bất ngờ dừng nhập dầu Venezuela vào tháng trước sau khi chính quyền Trump đóng băng tài sản của chính phủ Venezuela tại Mỹ, đồng thời cảnh báo các công ty không được giao dịch với công ty dầu lửa nhà nước Venezuela PDVSA.
Một nguồn tin cho biết, CNPC sẽ không nhập dầu từ Venezuela nhưng không nói rõ việc đình chỉ sẽ kéo dài đến khi nào. CNPC từ chối bình luận khi Reuters yêu cầu. Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho biết, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Venezuela đã giảm 40% trong tháng 7 xuống chỉ còn hơn 700.000 tấn, mức thấp nhất trong 5 năm gần đây.
Trung Quốc ‘vô cùng bất mãn’ khi Hoàng Chi Phong gặp Ngoại trưởng Đức
Trung Quốc bày tỏ sự tức giận hôm thứ Ba sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas gặp nhà hoạt động nổi tiếng Hồng Kông Hoàng Chi Phong, đồng thời tuyên bố các nước khác không có quyền can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Ruters cho biết, Phong đã gặp ông Maas vào thứ Hai (9/9) tại Berlin trong một sự kiện do tờ Bild của Đức tổ chức.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh cho biết trong một cuộc họp báo, Trung Quốc “vô cùng bất mãn và kiên quyết phản đối” việc Đức cho phép Hoàng Chi Phong tới gặp Bộ trưởng Ngoại giao Heiko Maas.
Bà Hoa tuyên bố “Bất kỳ âm mưu nào dựa vào các thế lực nước ngoài để đề cao bản thân, bất kỳ hành động hoặc lời nói nào nhằm chia rẽ đất nước chắc chắn thất bại”.
Trung Quốc cũng thúc giục Đức tránh truyền tải thông điệp sai cho “lực lượng ly khai Hồng Kông”, đồng thời kêu gọi ông Maas tuân thủ những điều cơ bản của luật pháp quốc tế và hành động dựa trên lợi ích chung chứ không phải là “kẻ phá hoại mối quan hệ”.
Nhật Bản có thể xả nước nhiễm xạ ra Thái Bình Dương
Reuters đưa tin, Bộ trưởng môi trường Nhật Bản cho biết hôm thứ Ba, nước nhiễm xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima có thể phải đổ trực tiếp ra biển vì hết chỗ chứa.
“Lựa chọn duy nhất là trút nước nhiễm phóng xạ xuống đại dương để nước biển pha loãng nó. Chính phủ sẽ thảo luận về vấn đề này, nhưng tôi chỉ muốn nêu ý kiến cá nhân”, Bộ trưởng Yoshiaki Harada nói trong cuộc họp báo ở Tokyo hôm nay.
Chính phủ đang chờ báo cáo từ hội đồng chuyên gia trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về cách xử lý nước nhiễm phóng xạ.
Tuy nhiên, phương án xả thải ra Thái Bình Dương có thể sẽ vấp phải phản ứng dữ dội từ các nước láng giềng như Hàn Quốc. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố, nước này đã yêu cầu Nhật Bản “đưa ra quyết định sáng suốt và thận trọng về vấn đề này”.
Tàu Canada đi qua eo biển Đài Loan
Taiwan News cho biết, tàu khu trục HMCS Ottawa của Canada di chuyển qua eo biển Đài Loan hôm thứ Ba, thực thi quyền tự do hàng hải.
Bộ Quốc phòng Đài Loan đã xác nhận rằng vào sáng nay rằng tàu HMCS Ottawa hướng về phía nam. Nó kích hoạt hệ thống nhận dạng tự động nhằm đảm bảo không bị ngăn cản trong quá trình di chuyển.
Truyền thông Đài Loan cho biết, con tàu gần đây đã thực hiện chuyến thăm cảng tới Pyeongtaek, Hàn Quốc và đang trên đường đến Thái Lan. Theo báo cáo của China Times, nhiệm vụ hiện tại của Ottawa tại Thái Bình Dương là hỗ trợ thực thi các lệnh trừng phạt quốc tế nhắm vào Triều Tiên.
AFP cho biết, trong cuộc họp báo thứ Ba (10/9), trưởng đặc khu Carrie Lam yêu cầu Mỹ không can thiệp vào cách giải quyết của chính quyền đối với biểu tình đặc khu.
Bình luận trên được đưa ra sau khi vào Chủ nhật (8/20), người biểu tình tuần hành đến lãnh sự quán Mỹ tại Hồng Kông, kêu gọi chính quyền Trump thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông. Đạo luật này cho phép chính phủ Mỹ đánh giá mức độ tự chủ chính trị của đặc khu hàng năm để xác định có nên tiếp tục tình trạng thương mại đặc biệt theo Đạo luật Chính sách Mỹ – Hồng Kông năm 1992 hay không.
Bà Lam phát biểu trước các phóng viên “Bất kỳ quốc gia nào can thiệp vào các vấn đề của Hồng Kông là cực kỳ không phù hợp. Tôi hy vọng không có thêm ai ở Hồng Kông tìm cách tiếp cận để yêu cầu Mỹ thông qua đạo luật này”. Trưởng đặc khu cho biết thêm, bất kỳ thay đổi nào trong mối quan hệ kinh tế với Washington sẽ đe dọa “lợi ích chung”.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) ngừng mua dầu của Venezuela trong tháng thứ 2
Động thái này của CNPC để tránh vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Retuers cho biết, CNPC đã bất ngờ dừng nhập dầu Venezuela vào tháng trước sau khi chính quyền Trump đóng băng tài sản của chính phủ Venezuela tại Mỹ, đồng thời cảnh báo các công ty không được giao dịch với công ty dầu lửa nhà nước Venezuela PDVSA.
Một nguồn tin cho biết, CNPC sẽ không nhập dầu từ Venezuela nhưng không nói rõ việc đình chỉ sẽ kéo dài đến khi nào. CNPC từ chối bình luận khi Reuters yêu cầu. Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho biết, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Venezuela đã giảm 40% trong tháng 7 xuống chỉ còn hơn 700.000 tấn, mức thấp nhất trong 5 năm gần đây.
Trung Quốc ‘vô cùng bất mãn’ khi Hoàng Chi Phong gặp Ngoại trưởng Đức
Trung Quốc bày tỏ sự tức giận hôm thứ Ba sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas gặp nhà hoạt động nổi tiếng Hồng Kông Hoàng Chi Phong, đồng thời tuyên bố các nước khác không có quyền can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Ruters cho biết, Phong đã gặp ông Maas vào thứ Hai (9/9) tại Berlin trong một sự kiện do tờ Bild của Đức tổ chức.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh cho biết trong một cuộc họp báo, Trung Quốc “vô cùng bất mãn và kiên quyết phản đối” việc Đức cho phép Hoàng Chi Phong tới gặp Bộ trưởng Ngoại giao Heiko Maas.
Bà Hoa tuyên bố “Bất kỳ âm mưu nào dựa vào các thế lực nước ngoài để đề cao bản thân, bất kỳ hành động hoặc lời nói nào nhằm chia rẽ đất nước chắc chắn thất bại”.
Trung Quốc cũng thúc giục Đức tránh truyền tải thông điệp sai cho “lực lượng ly khai Hồng Kông”, đồng thời kêu gọi ông Maas tuân thủ những điều cơ bản của luật pháp quốc tế và hành động dựa trên lợi ích chung chứ không phải là “kẻ phá hoại mối quan hệ”.
Nhật Bản có thể xả nước nhiễm xạ ra Thái Bình Dương
Reuters đưa tin, Bộ trưởng môi trường Nhật Bản cho biết hôm thứ Ba, nước nhiễm xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima có thể phải đổ trực tiếp ra biển vì hết chỗ chứa.
“Lựa chọn duy nhất là trút nước nhiễm phóng xạ xuống đại dương để nước biển pha loãng nó. Chính phủ sẽ thảo luận về vấn đề này, nhưng tôi chỉ muốn nêu ý kiến cá nhân”, Bộ trưởng Yoshiaki Harada nói trong cuộc họp báo ở Tokyo hôm nay.
Chính phủ đang chờ báo cáo từ hội đồng chuyên gia trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về cách xử lý nước nhiễm phóng xạ.
Tuy nhiên, phương án xả thải ra Thái Bình Dương có thể sẽ vấp phải phản ứng dữ dội từ các nước láng giềng như Hàn Quốc. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố, nước này đã yêu cầu Nhật Bản “đưa ra quyết định sáng suốt và thận trọng về vấn đề này”.
Tàu Canada đi qua eo biển Đài Loan
Taiwan News cho biết, tàu khu trục HMCS Ottawa của Canada di chuyển qua eo biển Đài Loan hôm thứ Ba, thực thi quyền tự do hàng hải.
Bộ Quốc phòng Đài Loan đã xác nhận rằng vào sáng nay rằng tàu HMCS Ottawa hướng về phía nam. Nó kích hoạt hệ thống nhận dạng tự động nhằm đảm bảo không bị ngăn cản trong quá trình di chuyển.
Truyền thông Đài Loan cho biết, con tàu gần đây đã thực hiện chuyến thăm cảng tới Pyeongtaek, Hàn Quốc và đang trên đường đến Thái Lan. Theo báo cáo của China Times, nhiệm vụ hiện tại của Ottawa tại Thái Bình Dương là hỗ trợ thực thi các lệnh trừng phạt quốc tế nhắm vào Triều Tiên.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào