Trước khi bắt đầu câu chuyện về Tướng Nguyễn Văn Hưởng, xin được nói về nhân vật có tên Trình Quang Phú.
Tướng Nguyễn Văn Hưởng |
Trình
Quang Phú hay còn có tên khác Trình Tư Cảnh, Tô Hồng Phú. Sinh năm 1940
tại Tuy An thuộc tỉnh miền trung Phú Yên. Hiện đang ngụ tại số 27 đường
Nguyễn Thị Huỳnh,, phường 8, quận Phú Nhuận, Sài Gòn.
Trình
Quang Phú sống với bà vợ sau tên Hương họ Huỳnh, giám đốc công ty Sài
Thành. Trước giải phóng, bà Hương có lấy một sỹ quan tình báo của chế độ
VNCH nhưng chồng cũ bà Hương đã đi nước ngoài và bà ở với ông Phú.
Tài
liệu lưu trữ của Công An TP Hồ Chí Minh thì Trình Quang Phú không có
bằng cấp, không có học hàm học vị gì và từng bị Công ann bắt hai lần vào
năm 1982 và năm 1994 về tội lừa đảo và tham ô tài sản công.
Trình Quang Phú tự nhận là trợ lý của cố Chủ Tịch Nguyễn Hữu Thọ và nhận là trợ lý của cố Thủ Tướng Phan Văn Khải.
Nhưng
thực tế, ông Nguyễn Hữu Thọ chỉ có một mình ông Phạm Văn Uyển là thư ký
và con trai của ông Thọ là ông Nguyễn Hữu Châu cũng xác nhận là Trình
Quang Phú không phải là thư ký của cha mình. Việc Trình Quang Phú nhận
là thư ký của ông Thọ chỉ nhằm mục đích lừa đảo.
Trình
Quang Phú nhận là phóng viên của Việt Nam Thông Tấn Xã nhưng cơ quan
này có văn bản xác nhận là Trình Quang Phú chưa bao giờ làm phóng viên
cho Việt Nam Thông Tấn Xã. Trong văn bản của Tổng Xã gởi phân xã Phú Yên
đã nhấn mạnh điều này.
Thậm
chí, Trình Quang Phú còn nhận mình là tiến sỹ, viện sỹ hàn lâm các vấn
đề xã hội của Nga, cố vấn Thủ Tướng và là Viện Trưởng Viện Nghiên cứu
Phát triển Phương Đông.
Viện
nghiên cứu Phương Đông do Phú làm viện trưởng và có chi nhánh tại Hà
Nội và Thượng Tướng Nguyễn Văn Hưởng, cựu thứ trưởng Công An làm giám
đốc chi nhánh Hà Nội đồng thời là tổng biên tập tạp chí Phương Đông trực
thuộc viện này.
Tạp chí Phương Đông và chi nhánh Hà Nội nằm tại tòa nhà Almaz Centrer tại Long Biên của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Giấy
phép xuất bản số 444/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày
21-12-2018 do Tiến sĩ, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng làm Tổng Biên tập,
nhà báo Trần Mai Hạnh làm Phó Tổng Biên tập, nhà báo Nguyễn Như Phong
làm Thư ký Toà soạn.
Khi
quan sát chi tiết những dữ liệu này thì thấy, việc Tướng Hưởng, một sỹ
quan cao cấp phục trách an ninh tình báo của lực lượng công an Việt Nam
đầu quân cho một tên tội phạm đã bị bắt nhiều lần và bị tố cáo là lừa
đảo như Trình Quang Phú cần phải được đặt câu hỏi lớn với Tướng Hưởng.
Tướng
Hưởng chưa một ngày làm báo đứng ra làm tổng biên tập một cơ quan báo
chí và được cộng tác bởi phó tổng biên tập Trần Mai Hạnh, một tội phạm
đã bị xử tù và một thư ký tòa soạn Nguyễn Như Phong bị kỷ luật thu thẻ
nhà báo đang đặt ra câu hỏi, tại sao xung quanh ông Hưởng toàn tội phạm
và ông sẵn sàng làm cấp dưới cho một kẻ lừa đảo và tội phạm. Động cơ và
mục đích là gì?
Bằng
quyền lực của mình tronng quá trình phụ trách an ninh tình báo, ông
Hưởng đã có nhiều tài liệu thu được bằng công sức của những anh em cán
bộ chiến sỹ làm trong lực lượng an ninh như các hiện vật thời chiến
nhưng đặc biệt là những tư liệu khai thác từ các sỹ quan chế độ Cộng Hòa
bị bắt giam suốt hơn 10 năm sau khi chiến tranh kết thúc.
Những
gì mà tạp chí Phương Đông và viện nghiên cứu phát triển Phương Đông đề
cập đến như là đề tài nghiên cứu cũng là những báo cáo của các sỹ quan
tình báo Việt Nam hoạt động ở nước ngoài gởi về.
Cần
nhấn mạnh ngay trước khi nói rõ về con người Tướng Hưởng trong lực
lượng công an thì cần phải nói rõ một thông tin đáng quan tâm là việc có
một tội phạm cực kỳ nguy hiểm ngay trong nhà ông Hưởng nhưng cho đến
nay, công an vẫn không có động thái tố tụng nào đó là con trai ông Hưởng
là đại tá Nguyễn Duy Linh.
Linh
là người báo cho Phan Văn Anh Vũ tức Vũ Nhôm bỏ trốn. Vũ Nhôm đã khai
ra Linh. Người chuyển 7 triệu đô cho Linh là Hòa thày bói. Hòa thày bói
cũng đã bị bắt. Vậy tại sao, một vụ án nổi tiếng như vụ Vũ Nhôm lại bị
tắc lại và việc ai là người báo cho Vũ Nhôm bỏ trốn đã được định vị rồi
mà không có động thái tố tụng nào? Phải chăng Bộ Trưởng Tô Lâm còn nhiều
ân tình với Tướng Hưởng? Linh vẫn là cục trưởng một cục tình báo của bộ
Công An (trước là phó tổng cục trưởng tổng cục tình báo nhưng do giải
tán các tổng cục nên chỉ còn giữ chức cục trưởng).
Trước
khi nói về vai trò của Tướng Hưởng trong việc chuẩn bị cho Đại Hội 13,
xin được có vài chia sẻ về Tướng Hưởng trong con mắt của những người
công tác trong lực lượng an ninh Việt Nam.
Thời
kỳ cực thịnh của ông Hưởng là Thứ Trưởng phụ trách an ninh và tình báo
của Bộ Công An. Từng là thư ký cho Thứ Trưởng Viễn Chi rồi ông Hưởng về
làm tại cục A15, tức cục an ninh chính trị 1 phụ trách toàn bộ mảng phản
gián chống gián điệp Âu Mỹ. Bộ Trưởng Tô Lâm cũng làm ở cục này trước
khi tách hai cục thành A35 và A37.
Những
vụ án lớn của lực lượng an ninh Việt Nam, những thời khắc cận kề cái
chết, anh em nào thấy mặt tướng Hưởng, tướng Lâm? Như vụ án Hòn Đá Bạc,
vụ Võ Đại Tôn...
Nhưng là người mưu lược, có những lúc tưởng ông sẽ lên làm bộ trưởng.
Trở
lại vụ án Hòn Đá Bạc, khi đoàn anh em từ bên K quay về, Bảy Thất (Trần
Tôn Thất) không để đứng vững và ngã từ trên tàu xuống biển khi kết thúc
vụ án. Anh em phải nhảy xuống biển cứu. Tình cảm với nhau vào sinh ra tử
như vậy nhưng chỉ vì không đưa Bảy Thất lên làm Tổng Cục Trưởng mà để
Tám Thi (Thi Văn Tám) làm Tổng Cục Trưởng An Ninh thì Bảy Thất quay ra
kiện ông Ba Toàn (Nguyễn Khánh Toàn) theo chỉ đạo của Nguyễn Văn Hưởng.
Bởi ông Toàn là cấp trên ở A15 và ở Tổng Cục An Ninh và nếu ông Toàn bị
kiện thì cơ hội lên bộ trưởng là của ông Hưởng và Bảy Thất theo chân ông
Hưởng sẽ có vị trí.
Sau
sự cố Bảy Thất kiện Ba Toàn thì anh em cán bộ lực lượng anh ninh đã
thấy rất rõ vai trò và bàn tay ma thuật của ông Hưởng và từ đó nhận ra
rằng, tình nghĩa vào sinh ra tử của an ninh công an đã không còn nữa.
Chút hy vọng cuối cùng về danh dự và nhân phẩm đã không còn.
Nói
một chút tư liệu rất nội bộ như vậy để thấy được bản chất của Nguyễn
Văn Hưởng sẵn sàng bằng mọi thủ đoạn gây chia rẽ nội bộ và tiêu diệt nội
bộ chứ không còn là chuyện dựng hồ sơ giả để tiêu diệt bất kỳ ai bên
ngoài lực lượng công an.
Nhắc
đến cả một nhóm người xung quanh tướng Hưởng như Trình Quang Phú, Trần
Mai Hạnh hay Nguyễn Như Phong trong bối cảnh ra đời tạp chí Phương Đông
để thấy được cách thức mà ông Hưởng sẽ sử dụng nó sẽ như thế nào?
Một
ngày gần đây, tướng Hưởng tụ họp các nhân vật như Ủy Viên Bộ Chính Trị
Nguyễn Văn Bình, Tô Lâm, Phạm Minh Chính hay Nguyễn Hòa Bình (Bình tòa
án).
Mục
tiêu của nhóm này phải thực hiện đó là việc cần chuẩn bị tối đa khả
năng để nhằm mục đích duy trì quyền lực và chuẩn bị tài chính cho Đại
Hội 13.
Nhưng đáng quan tâm nhất trong số những nhân vật này là sự có mặt của Hưng Tano.
Cuôc gặp gỡ này diễn ra tại nhà Nguyễn Văn Hưởng tại Vinhomes Long Biên.
Một
số nội dung cần giải quyết sau cuộc họp này là phải loại bỏ ngay lập
tứcc những ai mà họ không điều khiển được hòng hạn chế tối đa việc nhóm
này và những người ủng hộ nhóm này bị “đưa vào lò”. Hay chính xác hơn là
việc không để Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải hay Nguyễn Duy Linh,
Hưng Tano bị dính vào tố tụng.
Chuẩn
bị các phương án trong tổ chức nhằm dùng các phương án trong đó có
phương án tuổi để loại bỏ các đối thủ chính trị và đưa Nguyễn Văn Bình,
Nguyễn Hòa Bình, Tô Lâm, Phạm Minh Chính lên vị trí cao hơn nữa. Vừa là
bảo toàn sinh mạng sinh chính trị và cũng bảo toàn lợi ích cả nhóm.
Một nhiệm vụ rất quan trọng là chuẩn bị phương án tài chính.
Nhóm
các đại gia Đông Âu bao gồm Vượng Vin, Lam Sun, Dũng Sẹo, Nguyễn Đăng
Quang và Hồ Hùng Anh. Một đại gia ngân hàng khác cũng về từ Đông Âu cũng
được mời tham gia nhưng từ chối.
Cách
thức dễ nhất và nhanh có tiền nhất là việc tổ chức cướp lại một số ngân
hàng. Trong số này có Exim bank hay Sacombank và một số khác không tiện
nêu tên vì lý do an toàn cho họ.
Cách
thức chuẩn bị tiền sẽ làm như hồi đại hội 12 mà nhóm Nguyễn Tấn Dũng đã
làm đó là không cần Trung Ương hay Bộ Chính Trị giới thiệu mà sử dụng
tiền mua các đại biểu.
Sẽ
chuẩn bị để mua khoảng 1000 đại biểu với giá khoảng 3 tỷ đồng một đại
biểu. Như vậy là sẽ đạt khoảng 2/3 số đại biểu dự đại hội và họ sẽ thành
công mà không cần có sự giới thiệu của Trung Ương khóa trước. Ngoài ra,
với vai trò là trưởng ban tổ chức, Phạm Minh Chính sẽ gây sức ép với
từng địa phương bởi ông bí thư nào chả cần sự ủng hộ của Phạm Minh
Chính?
Và
đây là cuộc gặp rất quan trọng đồng thời cũng cho thấy vai trò mưu lược
của tướng Hưởng trong việc điều khiển bàn cờ chính trị ở Việt Nam.
Về
truyền thông, Tạp Chí Phương Đông cũng chỉ là một cái cớ nhưng đằng sau
nó sẽ là chỗ tập hợp để tướng Hưởng chỉ đạo Nguyễn Như Phong cho ra
phiên bản Chân Dung Quyền Lực mới. Cũng là thông điệp cho mọi đối thủ
biết là tướng Hưởng có nhiều thông tin về bất cứ ai và cái kết tồi tệ
nếu họ chống lại.
Trước
khi chết, thứ trưởng Công An Phạm Quý Ngọ từng nói với cựu Tổng bí thư
Lê Khả Phiêu là còn bốn tên Lê Hồng Anh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Văn
Hưởng và Hưng Tano thì đất nước còn bị tàn phá.
Trước
khi kết thúc phần nói về Tướng Hưởng để chuyển sang phần phân tích
những sai phạm của Nguyễn Văn Bình, xin được nhắc đến Hưng Tano và
Nguyễn Hòa Bình. Hưng chính là người đưa Nguyễn Duy Ngọc lên đến chức
thứ trưởng hiện nay. Hưng là tác giả đề án phá các tổng cục của Bộ Công
An, vi phạm nghiêm trọng điều lệ Đảng Cộng Sản và hiến pháp. Phá cấp
tổng cục mà không hề có sự điều chỉnh bởi các luật liên quan.
Phá
tổng cục là cách đưa Nguyễn Duy Ngọc lên thứ trưởng nhanh nhất, đồng
thời Tô Lâm kiểm soát tuyệt đối với các vị trí từ cục trưởng đến trưởng
công an quận huyện trên toàn quốc.
Trước
đây, Thủ Tướng bổ nhiệm từ cấp tổng cục phó trở lên. Vì thế, Bộ Trưởng
không thể tuyệt đối ảnh hưởng tới nhóm này. Nhưng bây giờ, Bộ Trưởng
điều chỉnh bất kỳ ai trừ mấy thứ trưởng.
Hưng
Tano vốn là hải quan ngoài Quy Nhơn và từng bị vô tù. Nay là con nuôi
tướng Hưởng và là một tay buôn quan bán chức, một tay che cả bầu trời.
Còn
về sự xuất hiện của tướng Bình tòa tại cuộc gặp này không phải là điều
gì đặc biệt nhưng cũng làm một số người suy nghĩ. Ông Nguyễn Hòa Bình
cũng là một tướng công an. Thường thì người ta thấy ông hay nói xấu nhóm
công an như nói xấu Tô Lâm hay Nguyễn Văn Hưởng nhưng sự gắn kết sinh
mạng chính trị không cho phép ông này đi quá xa trong mối quan hệ với
nhóm quyền lực trực tiếp ở Bộ Công An và việc ngấm ngầm đi đêm không có
gì là không thể với con người ông Bình. Thậm chí ông Bình tòa còn cay cú
vụ Chân Dung Quyền Lực của ông Hưởng trước Đại Hội 12.
Ông
Bình có hai gót chân Achilles của ông Bình là những rắc rối làm ăn của
vợ ông, bà Phùng Nhật Hà. Bà Hà là chủ tịch Sabeco Miền Bắc và những lùm
xùm làm ăn của bà Hà xin không nhắc đến vì đã có nhiều tài liệu công
khai. Bà Hà là chủ tịch và giám đốc Sabaco Miền Bắc là chồng của cô
Dương Thị Hoàn, phó Tổng Giám Đốc Vingroup. Một vòng luẩn quẩn quan hệ
làm ăn.
Điểm
yếu thứ hai của ông Bình tòa là việc bảo kê cho Phạm Công Danh và Phạm
Công Trung mà Tô Lâm rất muốn bắt Trung, em ruột Danh nhưng gặp phải sự
bảo kê của ông Bình tòa.
Ông
Bình có một thành tích đáng kể là khi làm bên Kiểm Sát, ông Bình đã bán
hết trụ sở của Viện Kiểm Sát. Và bây giờ khi làm Chánh Án Tòa Tối Cao,
ông cũng bán hết các địa điểm của Tòa. Bán 4 trụ sở không thông qua đấu
giá cho Vingroup của Phạm Nhật Vượng không thông qua đấu giá với giá rất
rẻ mạt. Giá trị bán chỉ bằng 1/10 giá trị thị trường và số tiền bán 4
trụ sở không xây nổi một trụ sở mới.
Ông Bình đu hai dây và hy vọng vào một xuất miền trung cho ông trong nhiệm kỳ tới.
Sự
xuất hiện của ông Bình Tòa tại cuộc gặp gỡ này còn là sự đảm bảo mạnh
mẽ hơn cho nhóm Công an và nhóm Nguyễn Tấn Dũng về sự kiểm soát quy mô
lan rộng điều tra chống tham nhũng đang hướng tới các mục tiêu của nhóm
này
(Dân Luận)
Không có nhận xét nào