Giá dầu đã đạt mức cao
nhất trong bốn tháng qua sau hai vụ tấn công vào các cơ sở của Ả Rập
Saudi vào thứ Bảy, đánh sập hơn 5% nguồn cung ứng dầu toàn cầu.
Mở đầu giao dịch, giá dầu thô của Brent đã tăng 19% lên 71,95USD/thùng, trong khi West Texas Middle, tăng 15% lên 63,34 USD.
Giá giảm nhẹ trở lại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho phép lấy dầu từ kho dự trữ dầu Hoa Kỳ.
Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (drone) đã đánh vào các nhà máy ở trung tâm ngành công nghiệp dầu mỏ của Ả Rập Saudi - cơ sở chế biến dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Tập đoàn dầu Saudio Aramco nói rằng cuộc tấn công gây thiệt hại 5,7 triệu thùng dầu mỗi ngày.
Có thể mất vài tuần trước khi các cơ sở của Saudi trở lại hoạt động.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cáo buộc Tehran đứng sau các vụ tấn công. Trong khi đó, Iran cáo buộc Mỹ "lừa dối".
Sau đó, ông Trump nói trong một tweet rằng Hoa Kỳ biết ai là thủ phạm và đã "nạp đạn và lên cò" nhưng chờ nghe tin từ Saudi về cách họ muốn tiến hành.
Tác động gì đến nguồn cung dầu?
Saudi không đi sâu vào bất kỳ chi tiết nào về các cuộc tấn công, nói rằng không có thương vong.
Bộ trưởng Năng lượng, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết một phần của sự sụt giảm sản xuất sẽ được bù đắp bằng cách khai thác các cơ sở lưu trữ khổng lồ.
Vương quốc này là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, vận chuyển hơn bảy triệu thùng mỗi ngày.
"Các nhà chức trách Ả Rập Saudi tuyên bố đã kiểm soát được, nhưng vẫn chưa thể dập tắt được các đám cháy", ông Abhishek Kumar, giám đốc phân tích của Interfax Energy tại London nói. "Thiệt hại cho các cơ sở tại Abqaiq và Khurais dường như rất lớn, và có thể sẽ mất vài tuần trước khi nguồn cung cấp dầu bình thường trở lại."
Ả Rập Saudi dự kiến sẽ khai thác nguồn dự trữ để xuất khẩu có thể tiếp tục bình thường trong tuần này.
Tuy nhiên, Michael Tran, giám đốc điều hành chiến lược năng lượng tại RBC Capital Market ở New York, cho biết: "Ngay cả khi việc xuất khẩu bình thường trở lại nhanh chóng, mối đe dọa của việc tấn công 6% sản lượng dầu toàn cầu không còn là giả thuyết, thiên nga đen hay đuôi béo. Chào mừng trở lại của các rủi ro cao. "
Hoa Kỳ cáo buộc gì?
Ông Pompeo nói rằng Tehran đứng sau các vụ tấn công nhưng không đưa ra bằng chứng cụ thể.
Ông bác bỏ tuyên bố của phiến quân Houthi ở Yemen do Iran hậu thuẫn là họ đã thực hiện các vụ tấn công.
Iran cáo buộc Mỹ "lừa dối" và Bộ trưởng Ngoại giao Javad Zarif nói rằng "đổ lỗi cho Iran sẽ không chấm dứt thảm họa" ở Yemen.
Yemen đã có chiến tranh từ 2015, khi Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi bị nhóm phiến quân Houthis đánh đuổi ra khỏi thủ đô Sanaa. Ả Rập Saudi ủng hộ Tổng thống Hadi và đã dẫn đầu một liên minh các nước trong khu vực chống lại phiến quân.
Trong khi đó, Mỹ từng đổ lỗi cho Iran về các cuộc tấn công khác vào nguồn cung dầu trong khu vực trong năm nay, trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục theo sau quyết định khôi phục các lệnh trừng phạt của ông Trump, sau khi từ bỏ thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt hạn chế các hoạt động hạt nhân của Tehran được ký dưới thời Tổng thống Obama.
BBC News
Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Khói được trông thấy từ một đám cháy xảy ra ở cơ sở của Aramco tại thành phố Abqaiq |
Mở đầu giao dịch, giá dầu thô của Brent đã tăng 19% lên 71,95USD/thùng, trong khi West Texas Middle, tăng 15% lên 63,34 USD.
Giá giảm nhẹ trở lại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho phép lấy dầu từ kho dự trữ dầu Hoa Kỳ.
Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (drone) đã đánh vào các nhà máy ở trung tâm ngành công nghiệp dầu mỏ của Ả Rập Saudi - cơ sở chế biến dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Tập đoàn dầu Saudio Aramco nói rằng cuộc tấn công gây thiệt hại 5,7 triệu thùng dầu mỗi ngày.
Có thể mất vài tuần trước khi các cơ sở của Saudi trở lại hoạt động.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cáo buộc Tehran đứng sau các vụ tấn công. Trong khi đó, Iran cáo buộc Mỹ "lừa dối".
Sau đó, ông Trump nói trong một tweet rằng Hoa Kỳ biết ai là thủ phạm và đã "nạp đạn và lên cò" nhưng chờ nghe tin từ Saudi về cách họ muốn tiến hành.
Tác động gì đến nguồn cung dầu?
Saudi không đi sâu vào bất kỳ chi tiết nào về các cuộc tấn công, nói rằng không có thương vong.
Bộ trưởng Năng lượng, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết một phần của sự sụt giảm sản xuất sẽ được bù đắp bằng cách khai thác các cơ sở lưu trữ khổng lồ.
Vương quốc này là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, vận chuyển hơn bảy triệu thùng mỗi ngày.
"Các nhà chức trách Ả Rập Saudi tuyên bố đã kiểm soát được, nhưng vẫn chưa thể dập tắt được các đám cháy", ông Abhishek Kumar, giám đốc phân tích của Interfax Energy tại London nói. "Thiệt hại cho các cơ sở tại Abqaiq và Khurais dường như rất lớn, và có thể sẽ mất vài tuần trước khi nguồn cung cấp dầu bình thường trở lại."
Ả Rập Saudi dự kiến sẽ khai thác nguồn dự trữ để xuất khẩu có thể tiếp tục bình thường trong tuần này.
Tuy nhiên, Michael Tran, giám đốc điều hành chiến lược năng lượng tại RBC Capital Market ở New York, cho biết: "Ngay cả khi việc xuất khẩu bình thường trở lại nhanh chóng, mối đe dọa của việc tấn công 6% sản lượng dầu toàn cầu không còn là giả thuyết, thiên nga đen hay đuôi béo. Chào mừng trở lại của các rủi ro cao. "
Hoa Kỳ cáo buộc gì?
Ông Pompeo nói rằng Tehran đứng sau các vụ tấn công nhưng không đưa ra bằng chứng cụ thể.
Ông bác bỏ tuyên bố của phiến quân Houthi ở Yemen do Iran hậu thuẫn là họ đã thực hiện các vụ tấn công.
Iran cáo buộc Mỹ "lừa dối" và Bộ trưởng Ngoại giao Javad Zarif nói rằng "đổ lỗi cho Iran sẽ không chấm dứt thảm họa" ở Yemen.
Yemen đã có chiến tranh từ 2015, khi Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi bị nhóm phiến quân Houthis đánh đuổi ra khỏi thủ đô Sanaa. Ả Rập Saudi ủng hộ Tổng thống Hadi và đã dẫn đầu một liên minh các nước trong khu vực chống lại phiến quân.
Trong khi đó, Mỹ từng đổ lỗi cho Iran về các cuộc tấn công khác vào nguồn cung dầu trong khu vực trong năm nay, trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục theo sau quyết định khôi phục các lệnh trừng phạt của ông Trump, sau khi từ bỏ thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt hạn chế các hoạt động hạt nhân của Tehran được ký dưới thời Tổng thống Obama.
BBC News
Không có nhận xét nào