Mà cô phải nhảy dựng lên trước bao nhiêu lãnh đạo quốc gia như thế?
Greta Thunberg, 16 tuổi, người Thuỵ Điển, đang nhận về rất nhiều “gạch đá” sau bài phát biểu hôm 23/9 tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (UN Climate Action Summit) hôm 23/9 ở New York.
“Một con bé Thuỵ Điển thần kinh” – Michael Knowles, chuyên gia của Fox News (hãng này sau đó đã xin lỗi).
“Bị Asperger’s, một dạng tự kỉ, nên mới nói như thế” (một vài người dùng facebook).
“Rồi họ sẽ đá cô ta sang một bên sau khi xong chuyện” (Joey Saladino, ứng viên Đảng Cộng hoà, Mỹ).
“Búp bê chính trị. Nói toàn những lời ngu xuẩn” (một người dùng Facebook, Việt Nam).
“16 tuổi cư xử như 14. Một diễn viên xuất sắc cố gắng tỏ ra tức giận” (một người dùng Facebook, Việt Nam).
“Cô ta trông có khác gì ảnh cổ động thời phát xít Đức không?” (Dinesh D’Souza, tác giả, Mỹ).
“Gánh xiếc Greta đang trở thành một trò hề” (Amanda Vanstone, cựu bộ trưởng Úc).
Greta lan truyền một thái độ tức giận, khiến trẻ em lo lắng không cần thiết, không tốt, dễ bị lợi dụng cho mục đích chính trị (Emmanuel Macron, Tổng thống Pháp; Jake Novak trên CNBC, Tuổi Trẻ dịch lại; Scott Morrison, Thủ tướng Úc).
Cô bé ơi em đang bị lợi dụng đấy! (rất nhiều người dùng Twitter comment).
Không có gì lạ khi người ta tức giận
Greta, tóc thắt bím hai bên kiểu Pippi tất dài, mặc áo hồng, tay cầm giấy, ngồi trước micro hét lên trước 300 người gồm tổng thống, thủ tướng, các giám đốc điều hành và các nhà đầu tư tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc, New York.
Cô nói, rằng các nhà lãnh đạo thế giới đã phản bội thế hệ trẻ, đã không hành động đủ để ngăn chặn biến đổi khí hậu, rằng thế giới thì đang lâm nguy còn họ thì chỉ ngồi đây mà nói về tiền.
“Các người đã đánh cắp những giấc mơ và tuổi thơ của tôi bằng những lời sáo rỗng. Sao các người dám?” (“You have stolen my dreams and my childhood with your empty words. How dare you?”)
Mấy câu “how dare you” lặp đi lặp lại bằng giọng nói vỡ ra, cộng với ánh mắt đầy phẫn nộ của Greta gây chấn động không chỉ tại hội nghị của Liên Hiệp Quốc. Đó không phải là những lời dễ nghe. Đó là những chỉ trích thẳng thắn, không rào đón, không được bọc đường sao cho dễ tiếp nhận, cũng không một lần nào công nhận những nỗ lực của các quốc gia, dù có chưa đủ đi nữa.
Cô bé có lẽ chưa được đọc bài viết “Nghệ thuật phê bình người khác” của Đặng Hoàng Giang. Trong bốn bước để phê bình thiện chí mà tác giả này chỉ ra, ba bước đầu tiên phải là ghi nhận những điều mình học được từ người đối diện, đến bước bốn mới được phép bất đồng. Đằng này, Greta từ đầu đến cuối nói như là tát nước vào mặt người đối diện. Người ta nổi giận là chuyện dễ hiểu.
Thái độ tức giận của cô bé được cho là chỉ làm mọi thứ tệ đi. Theo khoa học thần kinh, não người phản ứng tiêu cực trước những lời chỉ trích. Theo Tiến sĩ Martin Paulus của Đại học California – San Diego, những từ ngữ tiêu cực như “this is all wrong” (tất cả những điều này đều sai trái), “fail” (thất bại) hay “evil” (độc ác) sẽ được não giải mã thành những mối đe doạ. Có ít nhất hai vùng trong não là amygdala và medial prefrontial cortex (phần vỏ não giữa trước trán) sẽ hoạt động tích cực để xử lý những lời chỉ trích. Việc xử lý này rất mất năng lượng, đến nỗi não bộ không thể xử lý thêm được gì khác.
Với cơ chế như vậy, những người theo dõi bài phát biểu của Greta thay vì suy nghĩ về những điều cô bé kêu gọi, về các bằng chứng khoa học mà cô nhắc đến, về việc cắt giảm 50% khí thải là chưa đủ, thì người ta bình phẩm về tóc của cô, nét mặt của cô, hội chứng Asperger’s mà cô mắc bẩm sinh, thái độ “hỗn hào” của cô trước những người lớn mà cô được kỳ vọng là phải ăn nói lễ phép. Họ đi đến thuyết âm mưu rằng cô bé đã bị sử dụng cho mục tiêu chính trị của phe cánh tả.
Gọi Greta là búp bê chính trị là luận điểm phổ biến thứ hai của phe tấn công, bên cạnh thái độ hỗn hào. Để chứng minh cho luận điểm này, họ so sánh hình ảnh của cô bé với các hình ảnh cổ động thời phát-xít Đức/Hồng quân. Họ nói rằng hình ảnh Greta hôm nay đứng hét lên những lời sáo rỗng là cùng một kĩ thuật chính trị với việc xây dựng nên những người anh hùng thiếu niên ngày xưa để tẩy não dân chúng. Tam đoạn luận ở đây là: A trông giống ảnh cổ động, mà ảnh cổ động thời đó thì lừa dối, suy ra A lừa dối. Ở đây không nhắc đến điều A nói là gì nhưng kết luận điều A nói là sai chỉ vì A nhìn giống một thứ sai. Không nhắc đến điều Greta nói là gì, nhưng vì cách cô bé nói gợi họ nhớ về kí ức thời phát-xít, nên không thể tin cô bé được. Đó là ví dụ điển hình của thói nguỵ biện công kích cá nhân nhằm trốn tránh luận điểm của họ.
Dạng bằng chứng thứ hai để nói rằng Greta là con bài chính trị của ai đó là đưa ra các tấm hình chụp cô đứng bên cạnh những người có thế lực. Một trong số đó là tấm ảnh với cựu tổng thống Mỹ Barack Obama. Chụp hình với Obama, nên nhất định là đã bị ông ta dụ dỗ theo chương trình nghị sự của ông này rồi, và tương tự với những người khác. Nếu như chuyện bạn chụp hình với ai đó có thế lực đồng nghĩa với việc bạn bị họ mua chuộc thì bạn bị bao nhiêu người mua chuộc mới đủ? Những bức ảnh là những bằng chứng yếu ớt.
Vết gợn duy nhất trên con đường thành anh hùng của cô bé chỉ trong một năm là vai trò của nhân vật Ingmar Rentzhog của We Don’t Have Time. Nhóm này có mục tiêu trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới về biến đổi khí hậu. Rentzhog đã sử dụng hình ảnh của Greta trong hồ sơ xin tài trợ của mình và gây quỹ thành công 10 triệu SEK (khoảng gần 24 tỷ đồng).
Nhân vật Rentzhog này đã làm clip về Greta từ thời cô bé còn ngồi một mình trước toà nhà Quốc hội và khiến clip đó lan truyền mạnh mẽ. Từ đó, cô bé bắt đầu xuất hiện trên tất cả các mặt báo của Thuỵ Điển. Tuy nhiên, việc sử dụng hình ảnh của Greta cho mục đích riêng là đơn phương và chưa được gia đình cô đồng ý. Rentzhog sau đó đã xin lỗi và nói rằng gia đình đã chấp thuận lời xin lỗi.
Việc Greta Thunberg trở thành ngôi sao ngoạn mục chỉ sau hơn một năm nghe rõ là khó tin. Nhưng có ai đứng đằng sau là một suy đoán chưa có đủ bằng chứng kết luận. Và kể cả kết luận được rằng có ai đó “mua chuộc” cô bé, thì điều quan trọng nhất cần nói vẫn là thứ người ta đang tránh nói đến: luận điểm của Greta Thunberg là gì?
Greta không nói gì sai
Để cư xử như những người lớn, tôi nghĩ rằng chúng ta nên bắt đầu phân tích các luận điểm mà Greta chỉ ra. Động cơ chính trị hay thái độ đáng chê không làm cho một luận điểm đúng đắn mất đi giá trị của nó.
Tôi chỉ e là, cô bé không nói gì sai.
Rằng theo khoa học, thế giới đang lâm nguy
Bài phát biểu ba phút của Greta có nhắc đến một bằng chứng khoa học mà các bài viết chỉ trích cô không đề cập.
Đó là mục tiêu của Hiệp định Khí hậu Paris năm 2015 nhằm giữ mức tăng của nhiệt độ toàn cầu ở dưới mức 1,5 độ C. Từ thế kỉ 19 đến nay, theo NASA, nhiệt độ toàn cầu đã tăng 0,9 độ C và tăng nhiều nhất trong 35 năm trở lại đây. Nguyên nhân phần lớn là do khí CO2 và các khí thải nhân tạo khác tăng lên trong bầu khí quyển.
Nếu như không can thiệp thì nhiệt độ sẽ còn tăng nhanh hơn và đó sẽ là thảm hoạ cho trái đất. Cụ thể là băng tan, nước biển dâng, các hiện tượng thiên nhiên cực đoan, hạn hán, nạn đói, lũ lụt, các thảm hoạ nhân sinh sẽ bắt đầu xảy ra ở những quốc gia dễ tổn thương nhất, và kéo theo đó, là khủng hoảng tị nạn trên toàn thế giới.
IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change – Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu) là đơn vị đưa ra mục tiêu 1,5 độ C. Đó là kết quả họ tổng hợp từ 6000 nghiên cứu khoa học, 133 tác giả và được 1000 nhà khoa học khác thẩm định. Họ chỉ ra rằng cách duy nhất để có thể đạp phanh quá trình huỷ diệt này là phải cắt giảm khí thải một cách triệt để. Để đạt được mục tiêu này, thế giới phải cắt lượng khí thải đi 50% trong vòng 10 năm nữa, và phải đạt mức 0 vào năm 2050.
Biểu đồ cho thấy thế giới phải nhanh chóng cắt giảm lượng khí thải CO2 như thế nào để giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C. Ảnh: Vox.
Như vậy có nghĩa là phải giảm lượng tiêu thụ than đi ⅓. Nỗ lực đó cũng đòi hỏi những thay đổi mang tính hệ thống trên toàn cầu để sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất công nghiệp, giao thông, xây dựng, thậm chí là cần các công nghệ nhằm loại bỏ CO2 ra khỏi không khí.
Rằng các quốc gia đang làm chưa đủ
Năm 2015, các nhà lãnh đạo đã đồng ý với nhau là họ sẽ làm như vậy. 194 quốc gia và Liên minh Châu Âu (EU) đã ký vào hiệp định này. Họ hứa hẹn với nhau mục tiêu 20/20/20, tức là giảm 20% khí thải, nâng thị phần năng lượng tái tạo lên 20% và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng lên 20%. 86,400,000
IPCC đưa ra một hạn mức CO2 còn lại cho đến mức tăng 1,5 độ C. Đến thời điểm này thì hạn mức còn lại là 350 tỷ tấn và với tốc độ xả thải hiện nay (khoảng hơn 1000 tấn/giây) thì nó sẽ đạt ngưỡng trong vòng chưa đầy chín năm nữa.
Greta trích dẫn chính IPCC để nói rằng mục tiêu mà các quốc gia đang đặt ra chỉ làm tăng khả năng ngăn chặn thảm hoạ đến 67% thôi, và nếu như họ vẫn đang thụ động như bây giờ thì thế hệ của chính cô sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Các công nghệ hút CO2 ra khỏi không khí chẳng thấy đâu cả, chỉ toàn thấy hàng trăm triệu trẻ em hít tất cả những khí độc hại ấy vào người. “Và các ông các bà vẫn mong mỏi rằng chúng tôi là hy vọng, là tương lai của thế giới”.
Greta nói không sai. Tụ họp lại ở New York tuần vừa rồi để đánh giá kết quả thực hiện các lời hứa năm 2015, các quốc gia phải thừa nhận là chẳng ai hoàn thành nhiệm vụ cả.
John Kerry, cựu ngoại trưởng Mỹ có mặt ở đó nói, “không một quốc gia nào hoàn thành mục tiêu. Chẳng trách lũ trẻ của chúng ta đang đổ ra đường la hét vào mặt chúng ta.”
Rằng từ chối hành động là xâm phạm quyền trẻ em
John Kerry đang nói đến hàng triệu học sinh đã cùng tham gia các cuộc bãi khoá vào thứ Sáu (phong trào Friday for Future) theo lời kêu gọi của Greta để đòi các quốc gia hành động nhiều hơn. Ngay sau khi phát biểu tại hội nghị, Greta Thunberg cùng 15 nhà hoạt động trẻ khác đã công bố lá đơn khiếu nại chính thức mà họ gửi đến UNICEF.
Trong đó, họ cáo buộc năm quốc gia Argentina, Brazil, Pháp, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ rằng đã vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em vì không hành động để ngăn chặn biến đổi khí hậu.
“Nhà của chúng tôi đang bị các đại dương nuốt chửng. Đó là nơi lưu giữ mọi kí ức của chúng tôi”, Carlos Manual, 17 tuổi, từ Palau, một đảo quốc trong khu vực Thái Bình Dương nói trong họp báo.
“Tôi đứng ở đây trước mặt mọi người là bởi vì tôi quan tâm đến thế hệ của mình”.
Lá thư không bao gồm Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới. Nguyên nhân được cho là vì hai nước này đã không ký vào phần của Công ước Quyền trẻ em trong đó cho phép trẻ em đòi hỏi công lý cho những hành vi có khả năng vi phạm.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi các quốc gia phải hành động mạnh mẽ hơn nữa, vì cứ đà này thì thảm hoạ sẽ đến vào cuối thế kỷ. “Tôi sẽ không còn sống để thấy hậu quả, nhưng cháu của tôi thì có. Cả cháu của các vị nữa. Tôi không muốn trở thành đồng loã làm trái đất biến mất, ngôi nhà duy nhất của lũ trẻ.”
Allen Michael Chastanet, thủ tướng của các nước vùng Caribbean nói rằng Greta đến đây và kết tội các lãnh đạo là xứng đáng. Và dù Tổng thống Pháp tức giận vì bị đơn khiếu nại chỉ mặt đặt tên, nước Đức (cũng nằm trong “danh sách đen của lũ trẻ”) phản hồi bằng cách cam kết tăng gấp đôi ngân sách (từ hai lên bốn tỉ euro) hỗ trợ các nước đang phát triển chống lại hậu quả biến đổi khí hậu. Nước Anh cũng có cùng lời hứa, theo tường thuật của Bloomberg.
Biến đổi khí hậu có thật không?
Nếu như bạn tin vào khoa học, thì câu trả lời là có. Các bằng chứng chỉ ra là con người là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng biến đổi khí hậu nặng nề như bây giờ. Đáng chú ý nhất là các quan sát về trái đất của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và nghiên cứu của IPCC như đã nhắc đến trong bài.
Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry là một nhà hoạt động tích cực chống biến đổi khí hậu. Ông từng nói rằng 97% các nhà khoa học đồng thuận quan điểm cho rằng biến đổi khí hậu là do con người gây ra. Một bài chỉ trích trên Forbes năm 2016 chỉ ra rằng con số 97% đồng thuận là lừa đảo. Tác giả thống kê lại và nói, đồng thuận chỉ có thể ở mức từ 80-90% thôi.
Cần công bằng với nhau để nói rằng khoa học là một diễn ngôn và ngày nay người ta có thể tìm được bằng chứng hay lý thuyết để chứng minh mọi thứ mà người ta muốn. Trong bối cảnh phức tạp đó, đồng thuận lên đến 80-90% là một tỉ lệ đáng tin cậy. Greta nói đừng lắng nghe cô bé làm gì, mà hãy lắng nghe khoa học. Nhiều quốc gia tiến bộ trên thế giới đều đã và đang hành động theo cùng thứ khoa học đó.
Nếu như bạn nghi ngờ khoa học, rằng nó đang bị phe cánh tả mua chuộc để làm quá lên một vấn đề tự nhiên, thì cũng có không ít người như bạn. Cuộc điều tra năm 2017 của Gallup cho thấy có một nửa người dân Mỹ không tin vào biến đổi khí hậu. Người nổi tiếng nhất thuộc nhóm này là Tổng thống Mỹ Donald Trump. TT Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris vào tháng 6/2017, dù quyết định này vẫn chưa có hiệu lực do các ràng buộc của Hiệp định.
Các cuộc tranh luận này sẽ trở nên thiên thu bất tận giống như tranh cãi giữa cánh tả và cánh hữu, dân chủ và bảo thủ, thị trường và xã hội, phá thai và chống phá thai. Đến cùng, nó sẽ lồng cả các quan điểm chuẩn tắc vào, và vì bạn không tin vào cái gọi là khoa học mà “phe bên kia” đang nói đến, nên không bằng chứng nào được dẫn ra có thể thuyết phục được bạn.
Nhưng nếu bạn chưa biết thì Trump có đến dự hội nghị tuần rồi, theo Bloomberg. Đó là một sự xuất hiện gây ngạc nhiên, dù ông chỉ ghé 15 phút, không phát biểu gì cả, cũng không ngồi đến lúc Greta nói. Khi được hỏi thì ông bảo rằng ồ, biến đổi khí hậu là một vấn đề quan trọng chứ, tôi đâu có phớt lờ đâu.
Greta Thunberg nói rằng cô ấy sẽ không mất thời gian để thuyết phục TT Trump vì cô không thể nói gì khác hơn những thứ mà các nhà khoa học đã nói. Những thứ Trump đã nghe cả rồi, và nhất quyết không tin.
Đúng là Greta không nói được gì mới. Cô ấy chỉ lặp lại một sự thật mà người ta vẫn cố tình tránh né, phủ nhận, từ chối hành động, vì đòi hỏi của cô đồng nghĩa với rất nhiều hy sinh. Từ bỏ nhiên liệu hoá thạch đồng nghĩa với tăng chi phí sản xuất. Từ bỏ các chuyến bay hạng nhất và các bữa tiệc có thịt cừu đồng nghĩa với từ bỏ sự tiện lợi sung sướng đã quen thuộc bấy lâu. Từ bỏ các dự án đầu tư ô nhiễm tức là mất mát trong GDP.
Đứng trước lời kêu gọi của Greta hay những nhà hoạt động vì môi trường giống như cô (hoặc đứng sau cô), người ta có hai lựa chọn. Nếu tin là cô bé nói sai, họ sẽ không phải hy sinh những đặc quyền đặc lợi của mình, vẫn có thể thoải mái làm giàu bằng cách gây ô nhiễm. Nếu đồng ý rằng cô bé nói đúng, họ sẽ tự gắn cho bản thân rất nhiều trách nhiệm. Nếu trích dẫn khoa học thần kinh thêm một lần nữa thì theo tác giả đạt giải Nobel Daniel Kahneman, quá trình nhận thức lỏng (cognitive ease) trong não sẽ luôn có xu hướng đẩy người ta đến phương án dễ dàng hơn để có cảm giác hài lòng.
Đó là lý do mà trong khi Greta Thunberg đang liên tục gào lên bằng tất cả những cách mà cô có thể, rằng mọi người phải làm gì đó đi, thì chúng ta thì vẫn đang mất thời gian trên cõi mạng này, và bằng tất cả những ngôn từ cay nghiệt nhất có thể, dìm cô bé xuống.
Tài liệu tham khảo:
IPCC Report
Giải thích của Vox về báo cáo IPCC
NASA Evidence
Becoming Greta, The New York Times
100 điều có thể làm cho trái đất, Trang Nguyen
Mà cô phải nhảy dựng lên trước bao nhiêu lãnh đạo quốc gia như thế? |
Greta Thunberg, 16 tuổi, người Thuỵ Điển, đang nhận về rất nhiều “gạch đá” sau bài phát biểu hôm 23/9 tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (UN Climate Action Summit) hôm 23/9 ở New York.
“Một con bé Thuỵ Điển thần kinh” – Michael Knowles, chuyên gia của Fox News (hãng này sau đó đã xin lỗi).
“Bị Asperger’s, một dạng tự kỉ, nên mới nói như thế” (một vài người dùng facebook).
“Rồi họ sẽ đá cô ta sang một bên sau khi xong chuyện” (Joey Saladino, ứng viên Đảng Cộng hoà, Mỹ).
“Búp bê chính trị. Nói toàn những lời ngu xuẩn” (một người dùng Facebook, Việt Nam).
“16 tuổi cư xử như 14. Một diễn viên xuất sắc cố gắng tỏ ra tức giận” (một người dùng Facebook, Việt Nam).
“Cô ta trông có khác gì ảnh cổ động thời phát xít Đức không?” (Dinesh D’Souza, tác giả, Mỹ).
“Gánh xiếc Greta đang trở thành một trò hề” (Amanda Vanstone, cựu bộ trưởng Úc).
Greta lan truyền một thái độ tức giận, khiến trẻ em lo lắng không cần thiết, không tốt, dễ bị lợi dụng cho mục đích chính trị (Emmanuel Macron, Tổng thống Pháp; Jake Novak trên CNBC, Tuổi Trẻ dịch lại; Scott Morrison, Thủ tướng Úc).
Cô bé ơi em đang bị lợi dụng đấy! (rất nhiều người dùng Twitter comment).
Không có gì lạ khi người ta tức giận
Greta, tóc thắt bím hai bên kiểu Pippi tất dài, mặc áo hồng, tay cầm giấy, ngồi trước micro hét lên trước 300 người gồm tổng thống, thủ tướng, các giám đốc điều hành và các nhà đầu tư tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc, New York.
Cô nói, rằng các nhà lãnh đạo thế giới đã phản bội thế hệ trẻ, đã không hành động đủ để ngăn chặn biến đổi khí hậu, rằng thế giới thì đang lâm nguy còn họ thì chỉ ngồi đây mà nói về tiền.
“Các người đã đánh cắp những giấc mơ và tuổi thơ của tôi bằng những lời sáo rỗng. Sao các người dám?” (“You have stolen my dreams and my childhood with your empty words. How dare you?”)
Mấy câu “how dare you” lặp đi lặp lại bằng giọng nói vỡ ra, cộng với ánh mắt đầy phẫn nộ của Greta gây chấn động không chỉ tại hội nghị của Liên Hiệp Quốc. Đó không phải là những lời dễ nghe. Đó là những chỉ trích thẳng thắn, không rào đón, không được bọc đường sao cho dễ tiếp nhận, cũng không một lần nào công nhận những nỗ lực của các quốc gia, dù có chưa đủ đi nữa.
Cô bé có lẽ chưa được đọc bài viết “Nghệ thuật phê bình người khác” của Đặng Hoàng Giang. Trong bốn bước để phê bình thiện chí mà tác giả này chỉ ra, ba bước đầu tiên phải là ghi nhận những điều mình học được từ người đối diện, đến bước bốn mới được phép bất đồng. Đằng này, Greta từ đầu đến cuối nói như là tát nước vào mặt người đối diện. Người ta nổi giận là chuyện dễ hiểu.
Thái độ tức giận của cô bé được cho là chỉ làm mọi thứ tệ đi. Theo khoa học thần kinh, não người phản ứng tiêu cực trước những lời chỉ trích. Theo Tiến sĩ Martin Paulus của Đại học California – San Diego, những từ ngữ tiêu cực như “this is all wrong” (tất cả những điều này đều sai trái), “fail” (thất bại) hay “evil” (độc ác) sẽ được não giải mã thành những mối đe doạ. Có ít nhất hai vùng trong não là amygdala và medial prefrontial cortex (phần vỏ não giữa trước trán) sẽ hoạt động tích cực để xử lý những lời chỉ trích. Việc xử lý này rất mất năng lượng, đến nỗi não bộ không thể xử lý thêm được gì khác.
Với cơ chế như vậy, những người theo dõi bài phát biểu của Greta thay vì suy nghĩ về những điều cô bé kêu gọi, về các bằng chứng khoa học mà cô nhắc đến, về việc cắt giảm 50% khí thải là chưa đủ, thì người ta bình phẩm về tóc của cô, nét mặt của cô, hội chứng Asperger’s mà cô mắc bẩm sinh, thái độ “hỗn hào” của cô trước những người lớn mà cô được kỳ vọng là phải ăn nói lễ phép. Họ đi đến thuyết âm mưu rằng cô bé đã bị sử dụng cho mục tiêu chính trị của phe cánh tả.
Gọi Greta là búp bê chính trị là luận điểm phổ biến thứ hai của phe tấn công, bên cạnh thái độ hỗn hào. Để chứng minh cho luận điểm này, họ so sánh hình ảnh của cô bé với các hình ảnh cổ động thời phát-xít Đức/Hồng quân. Họ nói rằng hình ảnh Greta hôm nay đứng hét lên những lời sáo rỗng là cùng một kĩ thuật chính trị với việc xây dựng nên những người anh hùng thiếu niên ngày xưa để tẩy não dân chúng. Tam đoạn luận ở đây là: A trông giống ảnh cổ động, mà ảnh cổ động thời đó thì lừa dối, suy ra A lừa dối. Ở đây không nhắc đến điều A nói là gì nhưng kết luận điều A nói là sai chỉ vì A nhìn giống một thứ sai. Không nhắc đến điều Greta nói là gì, nhưng vì cách cô bé nói gợi họ nhớ về kí ức thời phát-xít, nên không thể tin cô bé được. Đó là ví dụ điển hình của thói nguỵ biện công kích cá nhân nhằm trốn tránh luận điểm của họ.
Dạng bằng chứng thứ hai để nói rằng Greta là con bài chính trị của ai đó là đưa ra các tấm hình chụp cô đứng bên cạnh những người có thế lực. Một trong số đó là tấm ảnh với cựu tổng thống Mỹ Barack Obama. Chụp hình với Obama, nên nhất định là đã bị ông ta dụ dỗ theo chương trình nghị sự của ông này rồi, và tương tự với những người khác. Nếu như chuyện bạn chụp hình với ai đó có thế lực đồng nghĩa với việc bạn bị họ mua chuộc thì bạn bị bao nhiêu người mua chuộc mới đủ? Những bức ảnh là những bằng chứng yếu ớt.
Vết gợn duy nhất trên con đường thành anh hùng của cô bé chỉ trong một năm là vai trò của nhân vật Ingmar Rentzhog của We Don’t Have Time. Nhóm này có mục tiêu trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới về biến đổi khí hậu. Rentzhog đã sử dụng hình ảnh của Greta trong hồ sơ xin tài trợ của mình và gây quỹ thành công 10 triệu SEK (khoảng gần 24 tỷ đồng).
Nhân vật Rentzhog này đã làm clip về Greta từ thời cô bé còn ngồi một mình trước toà nhà Quốc hội và khiến clip đó lan truyền mạnh mẽ. Từ đó, cô bé bắt đầu xuất hiện trên tất cả các mặt báo của Thuỵ Điển. Tuy nhiên, việc sử dụng hình ảnh của Greta cho mục đích riêng là đơn phương và chưa được gia đình cô đồng ý. Rentzhog sau đó đã xin lỗi và nói rằng gia đình đã chấp thuận lời xin lỗi.
Việc Greta Thunberg trở thành ngôi sao ngoạn mục chỉ sau hơn một năm nghe rõ là khó tin. Nhưng có ai đứng đằng sau là một suy đoán chưa có đủ bằng chứng kết luận. Và kể cả kết luận được rằng có ai đó “mua chuộc” cô bé, thì điều quan trọng nhất cần nói vẫn là thứ người ta đang tránh nói đến: luận điểm của Greta Thunberg là gì?
Greta không nói gì sai
Để cư xử như những người lớn, tôi nghĩ rằng chúng ta nên bắt đầu phân tích các luận điểm mà Greta chỉ ra. Động cơ chính trị hay thái độ đáng chê không làm cho một luận điểm đúng đắn mất đi giá trị của nó.
Tôi chỉ e là, cô bé không nói gì sai.
Rằng theo khoa học, thế giới đang lâm nguy
Bài phát biểu ba phút của Greta có nhắc đến một bằng chứng khoa học mà các bài viết chỉ trích cô không đề cập.
Đó là mục tiêu của Hiệp định Khí hậu Paris năm 2015 nhằm giữ mức tăng của nhiệt độ toàn cầu ở dưới mức 1,5 độ C. Từ thế kỉ 19 đến nay, theo NASA, nhiệt độ toàn cầu đã tăng 0,9 độ C và tăng nhiều nhất trong 35 năm trở lại đây. Nguyên nhân phần lớn là do khí CO2 và các khí thải nhân tạo khác tăng lên trong bầu khí quyển.
Nếu như không can thiệp thì nhiệt độ sẽ còn tăng nhanh hơn và đó sẽ là thảm hoạ cho trái đất. Cụ thể là băng tan, nước biển dâng, các hiện tượng thiên nhiên cực đoan, hạn hán, nạn đói, lũ lụt, các thảm hoạ nhân sinh sẽ bắt đầu xảy ra ở những quốc gia dễ tổn thương nhất, và kéo theo đó, là khủng hoảng tị nạn trên toàn thế giới.
IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change – Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu) là đơn vị đưa ra mục tiêu 1,5 độ C. Đó là kết quả họ tổng hợp từ 6000 nghiên cứu khoa học, 133 tác giả và được 1000 nhà khoa học khác thẩm định. Họ chỉ ra rằng cách duy nhất để có thể đạp phanh quá trình huỷ diệt này là phải cắt giảm khí thải một cách triệt để. Để đạt được mục tiêu này, thế giới phải cắt lượng khí thải đi 50% trong vòng 10 năm nữa, và phải đạt mức 0 vào năm 2050.
Biểu đồ cho thấy thế giới phải nhanh chóng cắt giảm lượng khí thải CO2 như thế nào để giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C. Ảnh: Vox.
Như vậy có nghĩa là phải giảm lượng tiêu thụ than đi ⅓. Nỗ lực đó cũng đòi hỏi những thay đổi mang tính hệ thống trên toàn cầu để sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất công nghiệp, giao thông, xây dựng, thậm chí là cần các công nghệ nhằm loại bỏ CO2 ra khỏi không khí.
Rằng các quốc gia đang làm chưa đủ
Năm 2015, các nhà lãnh đạo đã đồng ý với nhau là họ sẽ làm như vậy. 194 quốc gia và Liên minh Châu Âu (EU) đã ký vào hiệp định này. Họ hứa hẹn với nhau mục tiêu 20/20/20, tức là giảm 20% khí thải, nâng thị phần năng lượng tái tạo lên 20% và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng lên 20%. 86,400,000
IPCC đưa ra một hạn mức CO2 còn lại cho đến mức tăng 1,5 độ C. Đến thời điểm này thì hạn mức còn lại là 350 tỷ tấn và với tốc độ xả thải hiện nay (khoảng hơn 1000 tấn/giây) thì nó sẽ đạt ngưỡng trong vòng chưa đầy chín năm nữa.
Greta trích dẫn chính IPCC để nói rằng mục tiêu mà các quốc gia đang đặt ra chỉ làm tăng khả năng ngăn chặn thảm hoạ đến 67% thôi, và nếu như họ vẫn đang thụ động như bây giờ thì thế hệ của chính cô sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Các công nghệ hút CO2 ra khỏi không khí chẳng thấy đâu cả, chỉ toàn thấy hàng trăm triệu trẻ em hít tất cả những khí độc hại ấy vào người. “Và các ông các bà vẫn mong mỏi rằng chúng tôi là hy vọng, là tương lai của thế giới”.
Greta nói không sai. Tụ họp lại ở New York tuần vừa rồi để đánh giá kết quả thực hiện các lời hứa năm 2015, các quốc gia phải thừa nhận là chẳng ai hoàn thành nhiệm vụ cả.
John Kerry, cựu ngoại trưởng Mỹ có mặt ở đó nói, “không một quốc gia nào hoàn thành mục tiêu. Chẳng trách lũ trẻ của chúng ta đang đổ ra đường la hét vào mặt chúng ta.”
Rằng từ chối hành động là xâm phạm quyền trẻ em
John Kerry đang nói đến hàng triệu học sinh đã cùng tham gia các cuộc bãi khoá vào thứ Sáu (phong trào Friday for Future) theo lời kêu gọi của Greta để đòi các quốc gia hành động nhiều hơn. Ngay sau khi phát biểu tại hội nghị, Greta Thunberg cùng 15 nhà hoạt động trẻ khác đã công bố lá đơn khiếu nại chính thức mà họ gửi đến UNICEF.
Trong đó, họ cáo buộc năm quốc gia Argentina, Brazil, Pháp, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ rằng đã vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em vì không hành động để ngăn chặn biến đổi khí hậu.
“Nhà của chúng tôi đang bị các đại dương nuốt chửng. Đó là nơi lưu giữ mọi kí ức của chúng tôi”, Carlos Manual, 17 tuổi, từ Palau, một đảo quốc trong khu vực Thái Bình Dương nói trong họp báo.
“Tôi đứng ở đây trước mặt mọi người là bởi vì tôi quan tâm đến thế hệ của mình”.
Lá thư không bao gồm Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới. Nguyên nhân được cho là vì hai nước này đã không ký vào phần của Công ước Quyền trẻ em trong đó cho phép trẻ em đòi hỏi công lý cho những hành vi có khả năng vi phạm.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi các quốc gia phải hành động mạnh mẽ hơn nữa, vì cứ đà này thì thảm hoạ sẽ đến vào cuối thế kỷ. “Tôi sẽ không còn sống để thấy hậu quả, nhưng cháu của tôi thì có. Cả cháu của các vị nữa. Tôi không muốn trở thành đồng loã làm trái đất biến mất, ngôi nhà duy nhất của lũ trẻ.”
Allen Michael Chastanet, thủ tướng của các nước vùng Caribbean nói rằng Greta đến đây và kết tội các lãnh đạo là xứng đáng. Và dù Tổng thống Pháp tức giận vì bị đơn khiếu nại chỉ mặt đặt tên, nước Đức (cũng nằm trong “danh sách đen của lũ trẻ”) phản hồi bằng cách cam kết tăng gấp đôi ngân sách (từ hai lên bốn tỉ euro) hỗ trợ các nước đang phát triển chống lại hậu quả biến đổi khí hậu. Nước Anh cũng có cùng lời hứa, theo tường thuật của Bloomberg.
Biến đổi khí hậu có thật không?
Nếu như bạn tin vào khoa học, thì câu trả lời là có. Các bằng chứng chỉ ra là con người là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng biến đổi khí hậu nặng nề như bây giờ. Đáng chú ý nhất là các quan sát về trái đất của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và nghiên cứu của IPCC như đã nhắc đến trong bài.
Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry là một nhà hoạt động tích cực chống biến đổi khí hậu. Ông từng nói rằng 97% các nhà khoa học đồng thuận quan điểm cho rằng biến đổi khí hậu là do con người gây ra. Một bài chỉ trích trên Forbes năm 2016 chỉ ra rằng con số 97% đồng thuận là lừa đảo. Tác giả thống kê lại và nói, đồng thuận chỉ có thể ở mức từ 80-90% thôi.
Cần công bằng với nhau để nói rằng khoa học là một diễn ngôn và ngày nay người ta có thể tìm được bằng chứng hay lý thuyết để chứng minh mọi thứ mà người ta muốn. Trong bối cảnh phức tạp đó, đồng thuận lên đến 80-90% là một tỉ lệ đáng tin cậy. Greta nói đừng lắng nghe cô bé làm gì, mà hãy lắng nghe khoa học. Nhiều quốc gia tiến bộ trên thế giới đều đã và đang hành động theo cùng thứ khoa học đó.
Nếu như bạn nghi ngờ khoa học, rằng nó đang bị phe cánh tả mua chuộc để làm quá lên một vấn đề tự nhiên, thì cũng có không ít người như bạn. Cuộc điều tra năm 2017 của Gallup cho thấy có một nửa người dân Mỹ không tin vào biến đổi khí hậu. Người nổi tiếng nhất thuộc nhóm này là Tổng thống Mỹ Donald Trump. TT Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris vào tháng 6/2017, dù quyết định này vẫn chưa có hiệu lực do các ràng buộc của Hiệp định.
Các cuộc tranh luận này sẽ trở nên thiên thu bất tận giống như tranh cãi giữa cánh tả và cánh hữu, dân chủ và bảo thủ, thị trường và xã hội, phá thai và chống phá thai. Đến cùng, nó sẽ lồng cả các quan điểm chuẩn tắc vào, và vì bạn không tin vào cái gọi là khoa học mà “phe bên kia” đang nói đến, nên không bằng chứng nào được dẫn ra có thể thuyết phục được bạn.
Nhưng nếu bạn chưa biết thì Trump có đến dự hội nghị tuần rồi, theo Bloomberg. Đó là một sự xuất hiện gây ngạc nhiên, dù ông chỉ ghé 15 phút, không phát biểu gì cả, cũng không ngồi đến lúc Greta nói. Khi được hỏi thì ông bảo rằng ồ, biến đổi khí hậu là một vấn đề quan trọng chứ, tôi đâu có phớt lờ đâu.
Greta Thunberg nói rằng cô ấy sẽ không mất thời gian để thuyết phục TT Trump vì cô không thể nói gì khác hơn những thứ mà các nhà khoa học đã nói. Những thứ Trump đã nghe cả rồi, và nhất quyết không tin.
Đúng là Greta không nói được gì mới. Cô ấy chỉ lặp lại một sự thật mà người ta vẫn cố tình tránh né, phủ nhận, từ chối hành động, vì đòi hỏi của cô đồng nghĩa với rất nhiều hy sinh. Từ bỏ nhiên liệu hoá thạch đồng nghĩa với tăng chi phí sản xuất. Từ bỏ các chuyến bay hạng nhất và các bữa tiệc có thịt cừu đồng nghĩa với từ bỏ sự tiện lợi sung sướng đã quen thuộc bấy lâu. Từ bỏ các dự án đầu tư ô nhiễm tức là mất mát trong GDP.
Đứng trước lời kêu gọi của Greta hay những nhà hoạt động vì môi trường giống như cô (hoặc đứng sau cô), người ta có hai lựa chọn. Nếu tin là cô bé nói sai, họ sẽ không phải hy sinh những đặc quyền đặc lợi của mình, vẫn có thể thoải mái làm giàu bằng cách gây ô nhiễm. Nếu đồng ý rằng cô bé nói đúng, họ sẽ tự gắn cho bản thân rất nhiều trách nhiệm. Nếu trích dẫn khoa học thần kinh thêm một lần nữa thì theo tác giả đạt giải Nobel Daniel Kahneman, quá trình nhận thức lỏng (cognitive ease) trong não sẽ luôn có xu hướng đẩy người ta đến phương án dễ dàng hơn để có cảm giác hài lòng.
Đó là lý do mà trong khi Greta Thunberg đang liên tục gào lên bằng tất cả những cách mà cô có thể, rằng mọi người phải làm gì đó đi, thì chúng ta thì vẫn đang mất thời gian trên cõi mạng này, và bằng tất cả những ngôn từ cay nghiệt nhất có thể, dìm cô bé xuống.
Tài liệu tham khảo:
IPCC Report
Giải thích của Vox về báo cáo IPCC
NASA Evidence
Becoming Greta, The New York Times
100 điều có thể làm cho trái đất, Trang Nguyen
Hiền Minh
Không có nhận xét nào