Trong Thông cáo phát đi
vào chiều 24/9, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã quyết định hủy đấu thầu
quốc tế, điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu
rộng rãi trong nước nhằm lựa chọn nhà đầu tư nội thực hiện 8 dự án PPP
thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông.Chi hơn 118.000 tỷ đồng
xây dựng 654km cao tốc Bắc – Nam. (Ảnh: baokhanhhoa)
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, sau khi tham khảo ý kiến của các cơ quan, Bộ đã chính thức lựa chọn chỉ đấu thầu trong nước với 8 dự án thành phần dự kiến đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) của cao tốc Bắc – Nam phía đông.
Trước đó, Bộ đã tiến hành sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu quốc tế.
Đến cuối tháng 7/2019, sau 2 tháng kể từ thời điểm phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, các Ban Quản lý dự án của Bộ GTVT đã nhận được 60 bộ hồ sơ dự tuyển.
Theo kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, có 4 dự án không có nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển, 2 dự án có duy nhất 1 nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển, 1 dự án có 2 nhà đầu tư và 1 dự án có 3 nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển.
Trước tình hình trên, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết: “Với số lượng hồ sơ nhận được như trên, chúng tôi đánh giá là các dự án này chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, cạnh tranh không lớn. Xét bối cảnh quốc tế rất phức tạp, cân nhắc khả năng cũng như phát huy nội lực của doanh nghiệp trong nước, chúng tôi có báo cáo với các cơ quan khác nhau, thống nhất đấu thầu cạnh tranh trong nước để lựa chọn nhà đầu tư trong nước”.
Theo ông Đông, quyết định này đến từ việc cân nhắc 2 yếu tố: vấn đề an ninh quốc phòng của tuyến đường huyết mạch Bắc – Nam và việc các nhà đầu tư nước ngoài cũng không quá quan tâm đến dự án này.
Được biết, hiện Bộ Giao thông vận tải đã thông báo với các Ban Quản lý dự án để thông báo cho các nhà đầu tư.
Bộ Giao thông vận tải dự án sẽ kết thúc sơ tuyển các nhà đầu tư trong nước và tổ chức đấu thầu vào khoảng tháng 3/2020 để có thể triển khai các dự án.
Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 có chiều dài 654 km, chia thành 11 dự án thành phần gồm 3 dự án đầu tư công và 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP với tổng vốn khoảng 118.000 tỷ đồng. Gần 64.000 tỷ đồng sẽ được huy động ngoài vốn ngân sách.
Trong đó, 3 dự án đầu tư công là Cao Bồ (Nam Định) – Mai Sơn (Ninh Bình), Cam Lộ (Quảng Trị) – La Sơn (Thừa Thiên – Huế), cầu Mỹ Thuận 2 (Tiền Giang – Vĩnh Long) có chiều dài hơn 120 km, tổng vốn Nhà nước hơn 14.200 tỷ đồng.
8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) sẽ được thực hiện đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư, gồm Mai Sơn – Quốc lộ 45; Quốc lộ 45 – Nghi Sơn; Nghi Sơn – Diễn Châu; Diễn Châu – Bãi Vọt; Nha Trang – Cam Lâm; Cam Lâm – Vĩnh Hảo; Vĩnh Hảo – Phan Thiết; Phan Thiết – Dầu Giây có tổng chiều dài hơn 533 km, với tổng mức đầu tư hơn 88.200 tỷ đồng (vốn BOT hơn 51.700 tỷ đồng, vốn nhà nước khoảng 36.500 tỷ đồng).
Mới đây, ngày 16-9, Bộ GTVT đã khởi công dự án đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn dài 98km nối Quảng Trị – Thừa Thiên Huế. Đây là dự án đầu tiên của 11 dự án thành phần thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 được khởi công. Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Tổng Công ty Thành An là 2 đơn vị xây lắp lớn thuộc Bộ Quốc phòng đã trúng thầu dự án thành phần này.
Thanh Thuỷ
Cao tốc Bắc – Nam: Huỷ đấu thầu quốc tế, chỉ chọn nhà đầu tư nội |
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, sau khi tham khảo ý kiến của các cơ quan, Bộ đã chính thức lựa chọn chỉ đấu thầu trong nước với 8 dự án thành phần dự kiến đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) của cao tốc Bắc – Nam phía đông.
Trước đó, Bộ đã tiến hành sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu quốc tế.
Đến cuối tháng 7/2019, sau 2 tháng kể từ thời điểm phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, các Ban Quản lý dự án của Bộ GTVT đã nhận được 60 bộ hồ sơ dự tuyển.
Theo kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, có 4 dự án không có nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển, 2 dự án có duy nhất 1 nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển, 1 dự án có 2 nhà đầu tư và 1 dự án có 3 nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển.
Trước tình hình trên, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết: “Với số lượng hồ sơ nhận được như trên, chúng tôi đánh giá là các dự án này chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, cạnh tranh không lớn. Xét bối cảnh quốc tế rất phức tạp, cân nhắc khả năng cũng như phát huy nội lực của doanh nghiệp trong nước, chúng tôi có báo cáo với các cơ quan khác nhau, thống nhất đấu thầu cạnh tranh trong nước để lựa chọn nhà đầu tư trong nước”.
Theo ông Đông, quyết định này đến từ việc cân nhắc 2 yếu tố: vấn đề an ninh quốc phòng của tuyến đường huyết mạch Bắc – Nam và việc các nhà đầu tư nước ngoài cũng không quá quan tâm đến dự án này.
Được biết, hiện Bộ Giao thông vận tải đã thông báo với các Ban Quản lý dự án để thông báo cho các nhà đầu tư.
Bộ Giao thông vận tải dự án sẽ kết thúc sơ tuyển các nhà đầu tư trong nước và tổ chức đấu thầu vào khoảng tháng 3/2020 để có thể triển khai các dự án.
Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 có chiều dài 654 km, chia thành 11 dự án thành phần gồm 3 dự án đầu tư công và 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP với tổng vốn khoảng 118.000 tỷ đồng. Gần 64.000 tỷ đồng sẽ được huy động ngoài vốn ngân sách.
Trong đó, 3 dự án đầu tư công là Cao Bồ (Nam Định) – Mai Sơn (Ninh Bình), Cam Lộ (Quảng Trị) – La Sơn (Thừa Thiên – Huế), cầu Mỹ Thuận 2 (Tiền Giang – Vĩnh Long) có chiều dài hơn 120 km, tổng vốn Nhà nước hơn 14.200 tỷ đồng.
8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) sẽ được thực hiện đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư, gồm Mai Sơn – Quốc lộ 45; Quốc lộ 45 – Nghi Sơn; Nghi Sơn – Diễn Châu; Diễn Châu – Bãi Vọt; Nha Trang – Cam Lâm; Cam Lâm – Vĩnh Hảo; Vĩnh Hảo – Phan Thiết; Phan Thiết – Dầu Giây có tổng chiều dài hơn 533 km, với tổng mức đầu tư hơn 88.200 tỷ đồng (vốn BOT hơn 51.700 tỷ đồng, vốn nhà nước khoảng 36.500 tỷ đồng).
Mới đây, ngày 16-9, Bộ GTVT đã khởi công dự án đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn dài 98km nối Quảng Trị – Thừa Thiên Huế. Đây là dự án đầu tiên của 11 dự án thành phần thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 được khởi công. Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Tổng Công ty Thành An là 2 đơn vị xây lắp lớn thuộc Bộ Quốc phòng đã trúng thầu dự án thành phần này.
Thanh Thuỷ
(trithucvn.net)
Không có nhận xét nào