Theo tài khoản South China Sea News
trên Twitter chuyên theo dõi tin tức Biển Đông, hôm nay 05/09/2019 lần
đầu tiên các tàu hải cảnh Trung Quốc theo dõi được bằng tín hiệu AIS đều
đã rời khỏi lô dầu 06.1 và bãi Tư Chính của Việt Nam. Trang này thận
trọng cho biết cần phải quan sát tiếp.
Chụp màn hình Twitter của South China Sea News, ngày 05/09/2019 |
Cách
đây hai ngày, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng
với bốn tàu hải cảnh hộ tống đã rời bãi Tư Chính đến Đá Chữ Thập (Fiery
Cross Reef), nhưng tàu hải cảnh 46301 vẫn quanh quẩn gần lô 06.1. Đến
sáng nay (theo giờ Việt Nam), tàu này đã rời đi, cũng hướng về Đá Chữ
Thập, theo dữ liệu từ Marine Traffic.
Như
vậy, với giả thiết tất cả các tàu Trung Quốc đều bật tín hiệu AIS để
theo dõi, thì hôm nay không còn tàu hải cảnh nào ở bãi Tư Chính.
Các
nhà quan sát đều thận trọng chưa thể khẳng định nhóm tàu Hải Dương Địa
Chất 8 đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, vì trước
đây chiếc tàu khảo sát đã từng rời đi ngày 7/9 và quay lại ngày 13/9,
cho thấy việc đến Đá Chữ Thập có lẽ chỉ để tiếp tế nhiên liệu và lương
thực.
Theo
tài khoản Đại sự ký Biển Đông trên Facebook, các tàu cảnh sát biển Việt
Nam hôm nay vẫn hiện diện khá nhiều ở khu vực gần Bãi Tư Chính. Ngoài
hoạt động của giàn khoan Hakuryu-5 ở lô dầu 06.1 thì mới đây, Việt Nam
cũng đã đặt chân đế giàn công nghệ trung tâm Sao Vàng ở mỏ dầu Sao Vàng -
Đại Nguyệt nằm sâu trong bờ biển Việt Nam.
Đá
Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, bị Trung Quốc chiếm vào đầu năm 1988
sau khi dùng bốn tàu chiến chặn các tàu công binh của Việt Nam tiến
vào, và hiện nay Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền.
Về
tàu cẩu khổng lồ Lam Kình (Lanjing) của Trung Quốc, một nguồn tin độc
lập chưa được kiểm chứng cho biết hôm nay chiếc tàu này đã ra khỏi lãnh
hải Việt Nam, hướng về Quảng Đông.
(RFI)
Không có nhận xét nào