Ngày 18/09/2019, bộ Ngoại Giao Trung Quốc lại lên tiếng khẳng định rằng các hoạt động của tàu Trung Quốc tại vùng Bãi Tư Chính hoàn toàn hợp pháp, đồng thời tố cáo Việt Nam là đã “đơn phương” khoan dò dầu khí tại vùng Biển Đông “thuộc chủ quyền” Trung Quốc, và đòi Việt Nam phải “đình chỉ ngay lập tức các hoạt động xâm phạm đơn phương”.
Luận điệu của Trung Quốc đã lập tức làm dấy lên những tiếng nói từ giới chuyên gia, cho rằng Trung Quốc đã công khai biện minh cho những hành động vi phạm luật quốc tế. Do đó, Hoa Kỳ phải từ bỏ thái độ trung lập cố hữu và có những biện pháp cụ thể để chống lại các hành vi của Trung Quốc.
Tuyên bố ngày 18/09 của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã lập tức bị giới chuyên gia đả kích.
Trên mạng Twitter, ngay từ hôm18/09, giáo sư Ryan Martinson thuộc trường Hải Chiến Hoa Kỳ, người đã theo dõi ngay từ đầu vụ Trung Quốc cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 và đội tàu bán quân sự hộ tống vào hoành hành tại vùng gần Bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cho rằng "chính quyền Mỹ có thể / nên chọn phe trong vụ này vì đây không phải là vấn đề chủ quyền các đảo mà là quyền của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Phán quyết của Tòa Án (Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye) năm 2016 đã giải thích rõ điều đó.”
Theo giáo sư Martinson, điều mà chính quyền Mỹ trước mắt có thể tiến hành là:
1) Lên án Bắc Kinh vì đã sử dụng sự ép buộc để duy trì một yêu sách bất hợp pháp,
2) Cấm các tàu của cơ quan Khảo sát Địa Chất Trung Quốc tiếp cận các cảng của Hoa Kỳ và tiến hành nghiên cứu trong các vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ,
3) Chia sẻ thông tin về những gì đang diễn ra ở khu vực Biển Đông.
Cùng một quan điểm với giáo sư Martinson, cũng vào ngày 18/09 trên Twitter, ông Mike Mazarr, chuyên gia nghiên cứu chính trị học cấp cao tại trung tâm tham vấn Mỹ Rand Corporation, chuyên trách các vấn đề quốc phòng Mỹ và an ninh Đông Á, cho rằng lập trường không đứng về bên nào của Mỹ trong vấn đề Biển Đông “thực sự là một hạn chế”.
Theo ông Mazarr, chính quyền Washington nhất thiết phải “gởi đi những thông điệp đa phương mạnh mẽ cho thấy là các hành vi ép buộc không thể chấp nhận được và thực hiện các bước có ý nghĩa để hỗ trợ Việt Nam”.
Đối với chuyên gia của Rand Corporation, đã đến lúc phải phá vỡ sơ đồ tranh chấp hiện hữu theo đó hễ Trung Quốc cưỡng chế là quốc gia bị cưỡng chế rút lui.
Theo ông Mazzarr, Mỹ nên sử dụng sức mạnh của mình để giúp những nước khác đứng lên bảo vệ chủ quyền của mình và khiến cho các hành vi ép buộc phải trả giá đắt.
Trong cuộc họp báo ngày 18/09/2019 tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã đưa ra các biện minh và tố cáo Việt Nam.
Sau khi nhắc lại chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc đặt cho Trường Sa) và “quyền chủ quyền và quyền tài phán trên vùng biển lân cận là Vạn An Than (Wan'an Tan – tên Trung Quốc gọi Bãi Tư Chính) thuộc quần đảo Nam Sa”, đại diện bộ Ngoại Giao Trung Quốc tố cáo là “kể từ tháng 05/2019, phía Việt Nam đã tiến hành khoan dầu khí đơn phương tại vùng biển Vạn An Than của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Trung Quốc”.
Bắc Kinh còn tố cáo Việt Nam “vi phạm” các thỏa thuận song phương, Điều thứ năm của bản Tuyên Bố về ứng xử trên Biển Đông cũng như Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển!
Trung Quốc đã đòi Việt Nam “chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm đơn phương của mình để khôi phục sự yên tĩnh cho vùng biển liên quan”.
Bắc Kinh tiếp tục khẳng định rằng các hoạt động của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính là “trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông là hợp pháp, chính đáng và không thể chê trách”.
(RFI)
Vị trí lô dầu khí 6.01 (màu tím) của Việt Nam ở vùng Bãi Tư Chính (Biển Đông). Bản đồ do AMTI - CSIS công bố.Capture d'écran |
Luận điệu của Trung Quốc đã lập tức làm dấy lên những tiếng nói từ giới chuyên gia, cho rằng Trung Quốc đã công khai biện minh cho những hành động vi phạm luật quốc tế. Do đó, Hoa Kỳ phải từ bỏ thái độ trung lập cố hữu và có những biện pháp cụ thể để chống lại các hành vi của Trung Quốc.
Tuyên bố ngày 18/09 của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã lập tức bị giới chuyên gia đả kích.
Trên mạng Twitter, ngay từ hôm18/09, giáo sư Ryan Martinson thuộc trường Hải Chiến Hoa Kỳ, người đã theo dõi ngay từ đầu vụ Trung Quốc cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 và đội tàu bán quân sự hộ tống vào hoành hành tại vùng gần Bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cho rằng "chính quyền Mỹ có thể / nên chọn phe trong vụ này vì đây không phải là vấn đề chủ quyền các đảo mà là quyền của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Phán quyết của Tòa Án (Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye) năm 2016 đã giải thích rõ điều đó.”
Theo giáo sư Martinson, điều mà chính quyền Mỹ trước mắt có thể tiến hành là:
1) Lên án Bắc Kinh vì đã sử dụng sự ép buộc để duy trì một yêu sách bất hợp pháp,
2) Cấm các tàu của cơ quan Khảo sát Địa Chất Trung Quốc tiếp cận các cảng của Hoa Kỳ và tiến hành nghiên cứu trong các vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ,
3) Chia sẻ thông tin về những gì đang diễn ra ở khu vực Biển Đông.
Cùng một quan điểm với giáo sư Martinson, cũng vào ngày 18/09 trên Twitter, ông Mike Mazarr, chuyên gia nghiên cứu chính trị học cấp cao tại trung tâm tham vấn Mỹ Rand Corporation, chuyên trách các vấn đề quốc phòng Mỹ và an ninh Đông Á, cho rằng lập trường không đứng về bên nào của Mỹ trong vấn đề Biển Đông “thực sự là một hạn chế”.
Theo ông Mazarr, chính quyền Washington nhất thiết phải “gởi đi những thông điệp đa phương mạnh mẽ cho thấy là các hành vi ép buộc không thể chấp nhận được và thực hiện các bước có ý nghĩa để hỗ trợ Việt Nam”.
Đối với chuyên gia của Rand Corporation, đã đến lúc phải phá vỡ sơ đồ tranh chấp hiện hữu theo đó hễ Trung Quốc cưỡng chế là quốc gia bị cưỡng chế rút lui.
Theo ông Mazzarr, Mỹ nên sử dụng sức mạnh của mình để giúp những nước khác đứng lên bảo vệ chủ quyền của mình và khiến cho các hành vi ép buộc phải trả giá đắt.
Trong cuộc họp báo ngày 18/09/2019 tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã đưa ra các biện minh và tố cáo Việt Nam.
Sau khi nhắc lại chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc đặt cho Trường Sa) và “quyền chủ quyền và quyền tài phán trên vùng biển lân cận là Vạn An Than (Wan'an Tan – tên Trung Quốc gọi Bãi Tư Chính) thuộc quần đảo Nam Sa”, đại diện bộ Ngoại Giao Trung Quốc tố cáo là “kể từ tháng 05/2019, phía Việt Nam đã tiến hành khoan dầu khí đơn phương tại vùng biển Vạn An Than của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Trung Quốc”.
Bắc Kinh còn tố cáo Việt Nam “vi phạm” các thỏa thuận song phương, Điều thứ năm của bản Tuyên Bố về ứng xử trên Biển Đông cũng như Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển!
Trung Quốc đã đòi Việt Nam “chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm đơn phương của mình để khôi phục sự yên tĩnh cho vùng biển liên quan”.
Bắc Kinh tiếp tục khẳng định rằng các hoạt động của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính là “trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông là hợp pháp, chính đáng và không thể chê trách”.
(RFI)
Không có nhận xét nào