Để hiểu thêm con người của bà Nguyễn Thị Kim Tiến, xin được điểm lại một số sự kiện có liên quan.
Nguyễn Thị Kim Tiến và Nguyễn Quốc Triệu. Photo Courtesy |
– Ngày 17/01/2005, Cao Minh Quang được bổ nhiệm chức Cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế.
– Tháng 2/2007, Cao Minh Quang được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Y tế và Nguyễn Thị Kim Tiến cũng được bổ nhiệm thứ trưởng trong năm 2007.
Cao Minh Quang đã từng có Tờ trình Tố cáo gởi Bộ trưởng Bộ Y tế và các lãnh đạo cấp cao, có đoạn về Cục Quản lý Dược, nơi ông mới vừa được bổ nhiệm, nội dung như sau:
“Có một số cá nhân biểu hiện các động thái rất tiêu cực như liên kết, bưng bít, bao che một số nội dung liên quan đến thanh tra; bất hợp tác, gây cản trở tiến trình cải cách hành chính và công khai hóa của Cục theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ; kích động, trì kéo, gây khó khăn cho một số chuyên viên, không được triển khai thấu đáo và hiệu quả các chỉ thị của lãnh đạo Cục; cố tình gây trở ngại và kéo dài một số công việc của Cục như việc xây dựng hoàn thiện các đề án, các hoạt động chương trình viện trợ; cố ý tạo ra những lỗi về quy phạm pháp luật trong quá trình trình ký các văn bản hồ sơ với các bộ ngành liên quan…”.
Cao Minh Quang đã dại dột chọc vào “tổ kiến lửa” nhóm lợi ích ở Bộ Y tế. Cao Minh Quang trở thành cái gai trong mắt họ và đã phải trả giá.
Trước thềm ĐH đảng XI, cái ghế Bộ trưởng Bộ Y tế quyền lực và “béo bở” bổng lộc ngàn tỷ là đích ngắm của các bên.
Bộ đôi Nguyễn Quốc Triệu và Nguyễn Thị Kim Tiến đã không để cho Cao Minh Quang có cơ hội. Một rừng đơn thư tố cáo Cao Minh Quang trù dập cán bộ, lộng quyền, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vay tiền doanh nghiệp… gởi đến Trung ương đảng và chính phủ. Các cơ quan nội chính vào cuộc.
– Ngày 31/12/2009 Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật “Cảnh cáo” Cao Minh Quang.
Từ một nhân sự quy hoạch BCH Trung ương XI, ứng viên sáng giá cho chức Bộ trưởng Bộ Y tế, Cao Minh Quang đã bị loại, thay vào đó là cuộc “lên ngôi” của Nguyễn Thị Kim Tiến, người của “nhóm lợi ích”.
Sau ĐH XI, để đuổi Cao Minh Quang ra khỏi ghế Thứ trưởng, trước kỳ tái bổ nhiệm Thứ trưởng, bọn họ đã dồn Cao Minh Quang đến chân tường, rằng ông xài bằng giả, gian dối bằng cấp và trục lợi doanh nghiệp.
Mặc dù trong hồ sơ cán bộ, từ 15/5/1995, Bộ Giáo dục- Đào tạo, Vụ Khoa học và Đào tạo (Bộ Y tế) đã có văn bản như sau: “DS. Cao Minh Quang đã bảo vệ luận văn để nhận học vị Licentiate of Pharmaceutical Sciences” và “Licentiate degree tương đương quốc tế với văn bằng Tiến sĩ”.
Thêm nữa, hai Công văn xác nhận số 965/SĐH ngày 12/2/2001 và số 104/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 09/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời, đã đủ yếu tố pháp lý để khẳng định văn bằng “Licentiate of Pharmaceutical Sciences” do Trường Đại học Uppsala cấp cho ông Quang tương đương với bằng Phó Tiến sĩ ở Nga và Đông Âu trước đây, nên nó cũng tương đương với văn bằng Tiến sĩ của Việt Nam.
Nhóm lợi ích đã huy động cả doanh nghiệp kinh doanh sản xuất tân dược và báo chí truyền thông cùng “đánh hội đồng” Cao Minh Quang.
Kết quả:
– Ngày 14/3/2012, Tại kỳ họp 10, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật “Cảnh cáo” Cao Minh Quang một lần nữa.
– Tháng 6/2012, ông Quang bị kỷ luật cảnh cáo về mặt chính quyền. Thủ tướng không tái bổ nhiệm Thứ trưởng cho ông Quang.
– Ngày 15/1/2013, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến ký Quyết định 292/QĐ-Bộ Y tế đẩy ông qua Viện Dược liệu làm chuyên viên. Một năm sau, Cao Minh Quang nghỉ hưu sớm.
Nguyễn Quốc Triệu, Nguyễn Thị Kim Tiến, hay nói đúng hơn là “Miền Bắc có lý luận” thật đáng sợ như thế đó.
Tháng 01/2014, dịch sởi hoành hành khắp 61/63 tỉnh thành Việt Nam. Kết quả đã có gần 22.000 trẻ em mắc sởi, 142 trẻ tử vong, bệnh viện cả nước quá tải. Dân tình kêu khóc xé lòng, báo chí chỉ trích, đại biểu Quốc hội lẫn các nhà khoa học đều yêu cầu Bộ Y tế công bố dịch, để tìm quyết sách chống đỡ và yêu cầu quốc tế giúp đỡ.
Nhưng ngược lại, như một ác quỷ sát nhân, lạnh lùng và tàn nhẫn, trong vai trò Bộ trưởng Bộ Y tế, bà Tiến quyết không công bố dịch sởi.
Câu trả lời cho hành động của Nguyễn Thị Kim Tiến ở đây:
Trong năm 2012, Bộ Y tế đã đề nghị và được Chính phủ đồng ý phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 – 2015. Tổng kinh phí lên đến 12.770 tỷ đồng. Cơ quan quản lý chương trình này là Bộ Y tế.
Mục tiêu tiêm phòng vắc xin và ngăn dịch bệnh, trong đó loại bỏ dịch sởi hoàn toàn trong năm 2012.
Nguyễn Thị Kim Tiến kiên quyết không công bố dịch bệnh, vì nếu công bố dịch sẽ khiến cho “Chương trình mục tiêu quốc gia y tế” không đạt được, mà cụ thể là dịch sởi không thể loại trừ trong năm 2012. Và dĩ nhiên, nếu công bố thì chắc chắn ảnh hưởng tới thành tích của Bộ Y tế, rồi công luận sẽ chỉ trích con số 12.770 tỷ đã trôi về đâu?
Báo Petro Times của Đại tá Nguyễn Như Phong, một đàn em của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngày 25/10/2013 đã đăng bài “Bộ trưởng Bộ Y tế nên từ chức“. (Bài báo đã bị gỡ bỏ khỏi Petro Times).
Chiều 29/4/2014 tại cuộc Họp báo thường kỳ của Chính phủ tại Hà Nội, trước sự chỉ trích của báo chí và yêu cầu bộ trưởng từ chức, bà Nguyễn Thị Kim Tiến… khóc và nói: “Lúc này tôi chưa thể từ chức được”. Bà Tiến trả lời báo chí:
“Chúng tôi bổ nhiệm bộ trưởng qua quá trình quy hoạch công tác, Đảng, Ban chấp hành Trung ương, Quốc hội phê chuẩn nên cố gắng phấn làm hết sức mình, với trách nhiệm và lương tâm, tâm huyết nghề nghiệp nhưng trong một sớm một chiều không thể đạt được kết quả như mong muốn. Nếu theo quy trình cán bộ chúng tôi không làm việc nữa thì chúng tôi cũng nhẹ nhàng thanh thản. Nhưng như đã nói ở trên, thời điểm này tôi không thể từ chức được“.
Những “giọt nước mắt cá sấu” thật ra đại ý, Nguyễn Thị Kim Tiến muốn sổ toẹt ra rằng, Đảng đã quy hoạch bọn tao rồi, chúng mày đừng có mà mơ bọn tao từ chức!
Tháng 10/2014, khi đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cùng Đoàn ĐBQH TP HCM với Nguyễn Thị Kim Tiến, nhưng đã chỉ trích Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ Y tế về công tác quản lý đấu thầu, nhập khẩu thuốc tại phiên họp do Ủy ban Về các vấn đề xã hội tổ chức.
Không cầu thị lắng nghe, Nguyễn Thị Kim Tiến còn nhân danh Bộ Y tế có công văn đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Y tế TP giải trình liên quan đến những phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan.
Điều đó chứng tỏ, Nguyễn Thị Kim Tiến dựa vào thế lực bảo kê, chống lưng, để ngông cuồng xem thường tất cả.
Trở lại vụ án VN Pharma khởi tố tháng 9/2014. Toàn bộ tiến trình điều tra vụ án đã phải dừng lại “không được gây rối loạn nội bộ” để phục vụ cho ĐH XII của Đảng.
Tháng 2/2015, Nguyễn Thanh Bình, sinh ngày 19/5/1957, quê xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh được điều từ Bí thư Hà Tĩnh về giữ chức Phó Ban Tổ chức Trung ương.
Trần Cẩm Tú, sinh ngày 25/8/1961, quê xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, được điều từ Bí thư Thái Bình về giữ chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Hai đồng hương đã “song kiếm hợp bích” giúp làm đẹp hồ sơ cho Nguyễn Thị Kim Tiến, chuyển cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – Trưởng tiểu ban nhân sự ĐH 12 “chốt” danh sách, trình Bộ Chính trị phê chuẩn để đưa ra BCH Trung ương.
Và thế là, mặc cho Vụ án VN Pharma buôn thuốc ung thư giả đi đâu về đâu, mặc cho Nguyễn Minh Hùng và đồng bọn bị tống giam, Nguyễn Thị Kim Tiến chính thức có tên trong danh sách ứng cử BCH Trung ương khoá XII.
Ngày 13 và 14/8/2015, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Bản tin của Công đoàn Y tế tường thuật: “Với tinh thần dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, Đại hội đã tiến hành bầu ra 27 vị trong Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XXI, nhiệm kỳ 2015 – 2020“.
Tất nhiên rồi, Bí thư BCH Đảng bộ Bộ Y tế là Nguyễn Thị Kim Tiến, trong số các Uỷ viên BCH đảng bộ, có tên Cục Trưởng Cục QLD Trương Quốc Cường.
(Còn nữa)
Câu trả lời cho hành động của Nguyễn Thị Kim Tiến ở đây:
Trong năm 2012, Bộ Y tế đã đề nghị và được Chính phủ đồng ý phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 – 2015. Tổng kinh phí lên đến 12.770 tỷ đồng. Cơ quan quản lý chương trình này là Bộ Y tế.
Mục tiêu tiêm phòng vắc xin và ngăn dịch bệnh, trong đó loại bỏ dịch sởi hoàn toàn trong năm 2012.
Nguyễn Thị Kim Tiến kiên quyết không công bố dịch bệnh, vì nếu công bố dịch sẽ khiến cho “Chương trình mục tiêu quốc gia y tế” không đạt được, mà cụ thể là dịch sởi không thể loại trừ trong năm 2012. Và dĩ nhiên, nếu công bố thì chắc chắn ảnh hưởng tới thành tích của Bộ Y tế, rồi công luận sẽ chỉ trích con số 12.770 tỷ đã trôi về đâu?
Báo Petro Times của Đại tá Nguyễn Như Phong, một đàn em của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngày 25/10/2013 đã đăng bài “Bộ trưởng Bộ Y tế nên từ chức“. (Bài báo đã bị gỡ bỏ khỏi Petro Times).
Chiều 29/4/2014 tại cuộc Họp báo thường kỳ của Chính phủ tại Hà Nội, trước sự chỉ trích của báo chí và yêu cầu bộ trưởng từ chức, bà Nguyễn Thị Kim Tiến… khóc và nói: “Lúc này tôi chưa thể từ chức được”. Bà Tiến trả lời báo chí:
“Chúng tôi bổ nhiệm bộ trưởng qua quá trình quy hoạch công tác, Đảng, Ban chấp hành Trung ương, Quốc hội phê chuẩn nên cố gắng phấn làm hết sức mình, với trách nhiệm và lương tâm, tâm huyết nghề nghiệp nhưng trong một sớm một chiều không thể đạt được kết quả như mong muốn. Nếu theo quy trình cán bộ chúng tôi không làm việc nữa thì chúng tôi cũng nhẹ nhàng thanh thản. Nhưng như đã nói ở trên, thời điểm này tôi không thể từ chức được“.
Những “giọt nước mắt cá sấu” thật ra đại ý, Nguyễn Thị Kim Tiến muốn sổ toẹt ra rằng, Đảng đã quy hoạch bọn tao rồi, chúng mày đừng có mà mơ bọn tao từ chức!
Tháng 10/2014, khi đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cùng Đoàn ĐBQH TP HCM với Nguyễn Thị Kim Tiến, nhưng đã chỉ trích Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ Y tế về công tác quản lý đấu thầu, nhập khẩu thuốc tại phiên họp do Ủy ban Về các vấn đề xã hội tổ chức.
Không cầu thị lắng nghe, Nguyễn Thị Kim Tiến còn nhân danh Bộ Y tế có công văn đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Y tế TP giải trình liên quan đến những phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan.
Điều đó chứng tỏ, Nguyễn Thị Kim Tiến dựa vào thế lực bảo kê, chống lưng, để ngông cuồng xem thường tất cả.
Trở lại vụ án VN Pharma khởi tố tháng 9/2014. Toàn bộ tiến trình điều tra vụ án đã phải dừng lại “không được gây rối loạn nội bộ” để phục vụ cho ĐH XII của Đảng.
Tháng 2/2015, Nguyễn Thanh Bình, sinh ngày 19/5/1957, quê xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh được điều từ Bí thư Hà Tĩnh về giữ chức Phó Ban Tổ chức Trung ương.
Trần Cẩm Tú, sinh ngày 25/8/1961, quê xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, được điều từ Bí thư Thái Bình về giữ chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Hai đồng hương đã “song kiếm hợp bích” giúp làm đẹp hồ sơ cho Nguyễn Thị Kim Tiến, chuyển cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – Trưởng tiểu ban nhân sự ĐH 12 “chốt” danh sách, trình Bộ Chính trị phê chuẩn để đưa ra BCH Trung ương.
Và thế là, mặc cho Vụ án VN Pharma buôn thuốc ung thư giả đi đâu về đâu, mặc cho Nguyễn Minh Hùng và đồng bọn bị tống giam, Nguyễn Thị Kim Tiến chính thức có tên trong danh sách ứng cử BCH Trung ương khoá XII.
Ngày 13 và 14/8/2015, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Bản tin của Công đoàn Y tế tường thuật: “Với tinh thần dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, Đại hội đã tiến hành bầu ra 27 vị trong Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XXI, nhiệm kỳ 2015 – 2020“.
Tất nhiên rồi, Bí thư BCH Đảng bộ Bộ Y tế là Nguyễn Thị Kim Tiến, trong số các Uỷ viên BCH đảng bộ, có tên Cục Trưởng Cục QLD Trương Quốc Cường.
(Còn nữa)
Hồng Hà
Không có nhận xét nào